.2 – Các giải pháp nhằm phát triển cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành trái cây có múi tỉnh vĩnh long (Trang 41)

33

3.2.1. Đào tạo và nghiên cứu

Có ba vấn đề chính quyền địa phương cần quan tâm trong việc đào tạo nhân lực và đầu tư vào hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm phát triển bền vững cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long:

Một là đào tạo đội ngũ lao động có trình độ, có tay nghề cao, đáp ứng cả về số lượng lẫn

chất lượng cho doanh nghiệp. Để làm được điều này chính quyền địa phương cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các trung tâm đào tạo nghề liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, thường xuyên cập nhật những yêu cầu tuyển dụng mà các doanh nghiệp đặt ra. Hình thức liên kết đào tạo trên vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đào tạo lại lao động, vừa giúp giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động được đào tạo. Đội ngũ lao động có trình độ, chun mơn cao sẽ vừa tạo nên lực hút đối với các doanh nghiệp muốn đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại đến địa phương, vừa tạo động lực để các doanh nghiệp trong cụm ngành không ngừng cải tiến khoa học cơng nghệ, từ đó tạo ra những sản phẩm hiện đại và chất lượng, đem lại giá trị gia tăng cao.

Hai là nâng cao trình độ nhận thức và khả năng sản xuất cho nông dân thông qua tập huấn

kỹ thuật canh tác mới, cập nhật kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh và hướng dẫn về kỹ thuật thu hoạch và bảo quản nông sản theo quy trình canh tác hiện đại để nâng cao sản lượng và đảm bảo chất lượng nguyên liệu cho công đoạn chế biến hoặc đóng gói tiêu thụ. Chỉ khi nguồn nguyên liệu do nông dân sản xuất ra đảm bảo tính ổn định cả về chất lượng và sản lượng thì các doanh nghiệp mới có nhu cầu đầu tư vào địa phương.

Ba là đầu tư cho hoạt động nghiên cứu. Các nghiên cứu về lai tạo giống, công nghệ thu

hoạch và công nghệ bảo quản thường đem lại những kiến thức phổ thông cho cộng đồng – một loại hàng hóa cơng thuần túy vì vậy cần có sự tài trợ của nhà nước. Bên cạnh đó các nghiên cứu về quy trình chế biến tuy đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp nhiều hơn cho cộng đồng, nhưng chi phí nghiên cứu thường rất cao, do vậy cũng cần được nhà nước tài trợ một phần. Kết quả của các nghiên cứu dạng này tuy được sử dụng để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng cũng tạo ra ngoại tác tích cực, gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của cụm ngành, đem lại lợi ích cho nhiều chủ thể trong cụm ngành.

3.2.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng

Chính quyền địa phương cần quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi; việc sử dụng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng cần hiệu quả, tránh dàn trải, trong quá trình đầu tư cần có tầm nhìn dài hạn, tránh tình trạng đầu tư cho có, “ăn xổi ở thì”. Một hệ thống cơ sở hạ tầng

đồng bộ và hoàn chỉnh sẽ là sự hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, vừa có tác dụng thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới vào mở rộng cụm ngành, vừa giúp các doanh nghiệp trong cụm ngành giảm chi phí đầu tư, thời gian và chi phí sản xuất, từ đó nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.

3.2.3. Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy, đặc biệt là các thiết chế hỗ trợ

Để phát huy tốt vai trò của các thiết chế hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc quan trọng đầu tiên đối với chính quyền địa phương là xác định lại vai trò của từng cơ quan, tổ chức trong bộ máy. Chỉ khi từng tổ chức và cá nhân trong bộ máy nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình thì việc cải cách mới khơng cịn là hình thức, từ đó có biện pháp thay đổi, cải cách phù hợp với từng tổ chức để góp phần tạo nên mơi trường kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể trong cụm ngành cũng như thu hút các tác nhân còn thiếu tham gia vào cụm ngành, giúp hình thành nên một cụm ngành đầy đủ và đồng bộ.

3.2.4. Hỗ trợ về tín dụng, cơ sở vật chất, phương tiện sản xuất

Trong điều kiện các chủ thể trong cụm ngành đang tồn tại ở quy mô nhỏ thì các chính sách hỗ trợ về tín dụng, về thuế, về đất đai… là cần thiết, tuy nhiên chỉ có thể áp dụng trong giai đoạn đầu khi sản phẩm chưa được đưa ra thị trường thế giới. Nhóm chính sách này có tính hỗ trợ, nhưng mặt trái tạo sự ỷ lại ở các chủ thể được hỗ trợ. Vì vậy khi áp dụng, chính quyền địa phương cần cân nhắc cách thức thực hiện như thời gian, lãi suất, phương thức hỗ trợ sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của các chủ thể trong cụm ngành cũng như đề ra thời hạn nhất định để các chủ thể có kế hoạch chủ động sử dụng sự hỗ trợ một cách hiệu quả.

3.2.5. Hỗ trợ thông tin và thị trường

Thông qua các hoạt động đàm phán, ngoại giao, chính quyền địa phương có thể hỗ trợ các chủ thể trong cụm ngành tiếp cận với các thị trường mới, đặc biệt là các thị trường nhiều tiềm năng, còn bỏ ngỏ. Khi chính quyền địa phương tích cực tạo lập, duy trì được mối quan hệ với chính quyền của phía đối tác thì các doanh nghiệp tại địa phương là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin và hợp tác kinh doanh giữa các phía, vì nhờ những thông tin này, các doanh nghiệp trong cụm ngành có thể kịp thời điều chỉnh chiến lược hoạt động của mình nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Ngoài các doanh nghiệp, thông qua các mối liên hệ này, các chủ thể khác

35

của cụm ngành cũng có thể cập nhật các quy định pháp lý, các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của phía đối tác để điều chỉnh hoạt động của mình sao cho phù hợp, ngày càng nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

3.2.6. Chính sách liên kết vùng

Chính quyền địa phương cần sớm có chính sách liên kết với các vùng lân cận, có thể thơng qua các hội thảo trao đổi về hoạt động sản xuất, liên kết nghiên cứu, liên kết tìm thị trường… để tạo vùng nguyên liệu tiềm năng cho cụm ngành. Bởi vì bên cạnh việc tạo ra mơi trường đầu tư thuận lợi, một vùng nguyên liệu rộng lớn đủ cung ứng cho hoạt động sản xuất chính là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp nhìn thấy được tiềm năng phát triển để quyết định đầu tư vào cụm ngành. Trong khi đó tỉnh Vĩnh Long bị hạn chế về mặt diện tích nên để phát triển cụm ngành trái cây có múi với quy mơ lớn thì sản lượng trái cây có múi trong tỉnh sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu về nguyên liệu. Như vậy chính sách liên kết vùng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm nguồn nguyên liệu cho dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất cao khi cụm ngành phát triển đến quy mô lớn hơn.

CHƯƠNG 4 – KẾT LUẬN

Cụm ngành trái cây có múi là một hướng đi phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến của tỉnh. Tuy nhiên trình độ phát triển của cụm ngành hiện chỉ ở mức trung bình. Các tác nhân chính trong cụm ngành hoạt động chưa đồng bộ. Các tác nhân hỗ trợ hoặc liên quan hình thành chưa đủ hoặc đã hình thành nhưng hoạt động cịn yếu, chưa thực hiện tốt vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cụm ngành phát triển.

Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành, hạ tầng văn hóa - xã hội - y tế - giáo dục, chính sách tài khóa - tín dụng và cơ cấu kinh tế, mơi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật là các yếu tố mà chính quyền địa phương có thể trực tiếp tác động. Trong đó mơi trường kinh doanh hiện đang yếu nhất trong ba yếu tố nêu trên và chính quyền địa phương cần quan tâm. Ngoài ra, việc phát triển một cụm ngành đồng bộ và đầy đủ với những mối liên kết chặt chẽ sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành. Để làm được điều này đòi hỏi mọi tác nhân trong cụm ngành, đặc biệt là các thể chế hỗ trợ xác định đúng vai trị của mình để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.

Dựa trên kết quả phân tích, tác giả đã đề ra một lộ trình phát triển gồm hai giai đoạn cho cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long: đầu tiên cần tập trung khai thác thị trường trong nước, sau khi cụm ngành phát triển đầy đủ và đồng bộ sẽ hướng đến xuất khẩu. Để thực hiện lộ trình này, các chủ thể trong cụm ngành đều đóng vai trị quan trọng trọng việc nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành. Tuy nhiên nhìn từ góc độ tác giả là một chuyên viên trong bộ máy hành chính nhà nước, sáu nhóm chính sách sau được tác giả đề xuất cho chính quyền địa phương:

Thứ nhất, tập trung đào tạo và nghiên cứu để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, nâng

cao tri thức cho cụm ngành;

Thứ hai, đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh

nghiệp hoạt động;

Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương để hỗ trợ cho các tác nhân chính trong cụm ngành;

Thứ tư, hỗ trợ về tín dụng, cơ sở vật chất, phương tiện sản xuất cho các chủ thể yếu thế

37

Thứ năm, hỗ trợ thông tin và thị trường cho các doanh nghiệp thông qua các kênh quan hệ

chính thức và ngoại giao của chính quyền địa phương;

Thứ sáu, liên kết với các vùng lân cận để hình thành vùng ngun liệu có quy mơ đủ lớn,

đáp ứng được nhu cầu sản xuất công nghiệp.

Hạn chế lớn nhất của đề tài là tác giả chưa tìm hiểu được tiềm năng và mức độ phát triển của các vùng nguyên liệu lân cận. Vì vậy các đề xuất chính sách của tác giả chỉ giới hạn ở tầm địa phương, chưa có giải pháp xây dựng cụm ngành với quy mô lớn. Tuy nhiên tác giả cho rằng khi chính quyền địa phương thực hiện tốt nhóm chính sách thứ sáu thì quy mơ cụm ngành sẽ mở rộng và Vĩnh Long trở thành một bộ phận trong cụm ngành của khu vực. Lúc đó, Vĩnh Long sẽ hưởng được những lợi thế của tỉnh đi trước trong quá trình phát triển cụm ngành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Vũ Thành Tự Anh và các đồng sự (2011), “ĐBSCL: Liên kết để tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về cơ chế liên kết

vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

2. Công ty Cổ phần Tin học – Bản đồ Việt Nam (2010), “Bản đồ”, Công ty Vietbando, truy cập ngày 25/4/2012 tại địa chỉ:

http://www.vietbando.com/maps/#t=0&l=11&kv=10.1081340,106.025619.

3. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long (2011), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm

2010.

4. Quốc Dũng và Kim Phụng (2011), “Làm gì để duy trì thương hiệu bưởi Năm Roi”,

Trang thơng tin chính thức của Đài Phát thanh và truyền hình Vĩnh Long, truy cập

ngày 25/4/2012 tại địa chỉ: http://thvl.vn/?p=106578.

5. Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2011), Tổng hợp dự toán chi ngân sách cấp

tỉnh năm 2012.

6. Ketels, Christian và các đồng sự (2010), Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam

2010.

7. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2011), “Hồ sơ tỉnh”, Chỉ số năng

lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam, truy cập ngày 25/4/2012 tại địa chỉ:

http://pcivietnam.org/province_profile_detail.php?province=17.

8. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2011), “Số liệu & Báo cáo”, Chỉ số

năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam, truy cập ngày 25/4/2012 tại địa chỉ:

http://pcivietnam.org/reports.php?report_type=1&year_report=all.

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long (2012), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh – PCI – 2011.

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long (2011), Báo cáo tổng hợp

Quy hoạch phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.

11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long (2011), Báo cáo tình hình

thực hiện năm 2011 và kế hoạch năm 2012 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

39

12. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Long (2012), Báo cáo thành tựu 20 năm

ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Long.

13. Tổng Cục Thống kê Việt Nam (2011), Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2010, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.

14. Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2011), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 5 năm

2006-2010, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015.

15. Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2011), Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch

phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh năm 2011, kế hoạch năm 2012.

TIẾNG ANH

16. Citrus Research and Education Center (2010), Future of the Global Orange juice

Industry.

17. Ipsos (2009), Orange Juice Segmentation.

18. Norberg, Robert (2011), World Orange Juice Consumption Forecast: Balancing

Supply and Demand, The International Citrus and Beverage Conference.

19. Porter, Michael E. (1998), On competition, Harvard Business School Publishing. 20. Spreen, Thomas H. et al. (2009), The Florida Citrus Industry: Government and

Non-Government Organizations, University of Florida.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 – Danh sách các đối tượng được phỏng vấn

Đối tượng Hình thức

phỏng vấn

Doanh nghiệp

Cơng ty TNHH Đạt Vinh Trực tiếp

DNTN Hoàng Gia Qua điện thoại

The Fruit Republic Qua điện thoại

và voice chat

Hợp tác xã Hợp tác xã Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa Trực tiếp

Trường đại học

Trường ĐH Cần Thơ – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng

Trực tiếp

Trường ĐH Cửu Long – Khoa Khoa học Nông nghiệp Trực tiếp

Các cơ quan chuyên môn

Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long Trực tiếp

Hội Làm vườn tỉnh Vĩnh Long Trực tiếp

Liên minh Hợp tác xã tỉnh Vĩnh Long Trực tiếp

Phịng Nơng nghiệp huyện Bình Minh Trực tiếp

Phịng Nơng nghiệp huyện Tam Bình Trực tiếp

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Long Trực tiếp Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bình Minh Trực tiếp Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tam Bình Trực tiếp

Trạm Khuyến nơng huyện Bình Minh Trực tiếp

Trạm Khuyến nơng huyện Tam Bình Trực tiếp

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Du lịch – Sở Công thương

41

Phụ lục 2 – Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ nơng dân

Hộ được phỏng vấn:…………………………………………………………………............. Loại cây trồng chính: cam bưởi

Diện tích trồng:…………………cơng Mật độ trồng:…………....….cây/cơng Số cây trong vườn:……………...cây Số cây cho trái:…………..……….cây

Tuổi của cây:……………………năm Số năm cho trái:……………….…năm

Sản lượng vụ gần nhất:………....tấn Thu nhập:…………….....…triệu đồng Giá bán:………………………….nghìn đồng/kg; bình quân:…………......nghìn đồng/kg

Nơi bán: tại vườn chở ra vựa

Người mua: doanh nghiệp HTX thương lái

Hình thức bán: Phân loại:

DN bao tiêu sản phẩm bán mão

bán lá/bán vườn trái non bán đồng giá (cân kg)

bán trái chín phân loại giá (cân kg)

Thỏa thuận hợp đồng: miệng giấy không hợp đồng trước Cơ sở cho hợp đồng: tiền cọc uy tín khác ………….……………….... Hộ đã gặp trường hợp hủy hợp đồng hay chưa? có khơng

Nếu có, do bên nào hủy? nguyên nhân?

……………………………………………..........………...................................................... Người thu hoạch: nông dân thương lái/doanh nghiệp

Phương tiện vận chuyển: xe máy xuồng ghe xe tải khác ...….. Cách thức đóng gói: đổ sái bao giỏ sọt khác ...….. Hệ thống giao thông đã thuận lợi cho việc vận chuyển, thu gom? có khơng Hệ thống thủy lợi đã phục vụ tốt việc phát triển vườn cam/bưởi? có khơng Nguồn gốc cây giống: có xuất xứ rõ ràng giống trôi nổi

Kiểm tra chất lượng giống trước khi mua: có khơng Giá cây giống tại thời điểm mua: …………………….nghìn đồng/cây Tổng chi phí đầu tư cho vườn mỗi năm:.………….…triệu đồng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành trái cây có múi tỉnh vĩnh long (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)