2.1 GIỚI THIỆU VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ VIETINBANK
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của NHCT chi nhánh KCN Bình Dương
Ban Giám đốc: cuối năm 2010, Ban Giám đốc Chi nhánh có 04 thành viên
(Thay đổi Giám đốc và tăng cường thêm 01 phó Giám đốc từ Chi nhánh NHCT Bình Dương về). Giám đốc chỉ đạo, điều hành chung, phụ trách 70% cơng tác tín dụng và phụ trách công tác tổ chức cán bộ. Ba thành viên phó Giám đốc được phân cơng từng mảng nghiệp vụ và phụ trách một số phòng chức năng.
Các phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch: hệ thống phòng nghiệp vụ tạiChi nhánh bao gồm: hai phòng khách hàng, phịng kế tốn giao dịch, phịng quản lý rủi ro, phịng Kho quỹ, phịng Tổ chức Hành chính, phịng điện tốn và phịng kiểm tra kiểm soát nội bộ. Màng lước có 3 phịng giao dịch trực thuộc, quy mơ phịng loại 2 với chức năng chính là huy động vốn.
2.1.3.3 Kết quả hoạt động của NHCT CN KCN BD trong thời gian qua:
Bám sát định hướng phát triển của NHCT VN, tập thể cán bộ công nhân viên NHCT KCN Bình Dương đã đồn kết một lịng quyết tâm phấn đấu, tạo những chuyển biến tích cực để hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh doanh được NHCT VN giao trong năm 2010.
Tình hình nguồn vốn huy động:
Trong cơng tác huy động vốn, quán triệt phương châm “Huy động để cho vay, đi vay để cho vay”, NHCT KCN Bình Dương đã tăng cường huy động mọi nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Ngoài các hình thức huy động truyền thống như tiền gửi tiết kiệm, chi nhánh mở rộng triển khai các hình thức huy động khác như: phát hành giấy tờ có giá dưới dạng kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng,…với các mức lãi suất linh hoạt, đồng thời tiếp tục mở rộng mạng lưới huy động, sử dụng các công cụ khuyến mãi, quà tặng,…nhằm khuyến khích người gửi tiền.
Bên cạnh việc duy trì mối quan hệ với các tổ chức kinh tế, Chi nhánh ln bám sát thị trường, xây dựng chính sách khách hàng, đổi mới phong cách giao dịch và tăng cường công tác tiếp thị để thiết lập khách hàng mới. Do vậy, nguồn vốn huy động của chi
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động giai đoạn năm 2007 – 2010 ĐVT: triệu đồng Năm 2007 2008 2009 2010 Nguồn vốn huy động 357.409 365.564 447.555 707.135 Mức tăng 149.370 8.155 81.991 259.580 Tốc độ tăng 83% 2,3% 22,4% 58%
(Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn của CN KCN BD giai đoạn 2007-2010)
Nếu tổng nguồn vốn huy động đến cuói năm 2007 đạt 357,409 tỷ đồng thì đến
năm 2008 đã đạt được 365,564 tỷ đồng, tăng 8,155 tỷ đồng tăng 2,3% so với năm
2007. Năm 2009, tổng nguồn vốn huy động đạt đươc 447,555 tỷ đồng, tăng 81,991 tỷ so với năm 2008 đạt tỷ lệ 22,4%. Năm 2010, tổng nguồn vốn đạt 707,135 tỷ đồng, tăng 58% so với năm 2009. Như vậy, nguồn vốn huy động của Chi nhánh không chỉ tăng về mặt số tuyệt đối mà còn tăng cả về tốc độ.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động trong 4 năm 2007 – 2010 vẫn ln duy trì ổn định. Đây là một kết quả rất đáng kể và là một cố gắng rất lớn của Chi nhánh trong bối cảnh bên cạnh những biến động của nền kinh tế ảnh hưởng bất lợi
đến công tác huy động vốn như: lạm phát, tỷ giá vàng tăng,…là áp lực cạnh tranh gay
gắt về lãi suất, tâm lý đầu tư của khách hàng thay đổi, về chính sách thu hút trong huy
động vốn giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn khu công nghiệp Bình Dương.
Tình hình cho vay:
- Cuối năm 2010, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.200 tỷ đồng, tăng 83 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 7,4%. Đạt 76,6% kế hoạch năm 2010.
- So với mức tăng trưởng trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì dư nợ cho vay tại Chi nhánh có mức tăng trưởng thấp hơn 12% (địa bàn tăng trưởng 31%). Thị phần tín dụng chiếm 2,5% địa bàn (giảm 9% so với năm 2009 – năm 2009 thị phần là 2,81%).
- So với mức tăng trưởng tồn hệ thống thì dư nợ Chi nhánh có mức tăng trưởng thấp hơn 20% (toàn hệ thống NHCTVN tăng trưởng 39%).
- So với đơn vị giỏi nhất NHTMCPCT VN thì dư nợ tại Chi nhánh có mức tăng
trưởng thấp hơn 70%.
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn là 1.020 tỷ đồng, tăng 63 tỷ đồng so với đầu năm –
tương ứng tăng 6,6%. Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 85% tổng dư nợ.
+ Dư nợ cho vay trung dài hạn là 180 tỷ đồng, tăng 20 tỷ đồng so với đầu năm –
tương ứng tăng 12,5%. Dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 15% tổng dư nợ.
- Thực hiện cho vay chương trình cho vay xuất khẩu năm 2010: Chi nhánh đã tiếp thị và cho vay 18 khách hàng. Doanh số cho vay 260 tỷ đồng. Dư nợ cho vay 240 tỷ đồng, đạt 120% kế hoạch NHCTVN đã giao.
- Nợ nhóm 2 và nợ xấu:
+ Nợ nhóm 2 là 60 triệu đồng của 02 khách hàng nhân. + Nợ xấu là 30.365 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,5% tổng dư nợ.
- So với tỷ lệ nợ xấu địa bàn tỉnh Bình Dương thì nợ xấu tại Chi nhánh cao hơn
1,3% (tỷ lệ nợ xấu địa bàn Bình Dương 1,6%).
- Chi nhánh xếp thứ 8 trong số các Chi nhánh có nợ xấu cao cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Nguyên nhân của nợ xấu tại Chi nhánh tăng cao là do tình hình kinh tế
khó khăn tác động không thuận lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh
nghiệp, vì vậy nhiều doanh nghiệp đã xin điều chỉnh kế hoạch trả nợ ngân hàng dẫn đến chuyển nhóm nợ sang nợ xấu. Bên cạnh đó, cơng tác thẩm định chưa quan tâm sâu
sát, phương án/dự án sản xuất kinh doanh chưa có tính khả thi cao dẫn đến nợ q hạn khơng trả được.
+ Bằng các giải pháp quyết liệt, đến cuối năm, Chi nhánh đã xử lý 02 món nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn: Bán đấu giá thành công tài sản của Công ty TNHH DaeHa Vina
(dư nợ 10.413 triệu đồng); Ký hợp đồng bán đấu giá tài sản Cơng ty CP Hồng Thắng (dư nợ 17.320 triệu đồng).
+ Chi nhánh khẩn trương xử lý các khoảng nợ xấu còn lại. Dự kiến đến 30/06/2011, các khoản nợ xấu sẽ được xử lý dứt điểm, không bị tổn thất vốn ngân hàng.
Không chỉ tập trung tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ cho vay nền kinh tế, NHTMCP CT KCN Bình Dương cịn chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tăng thu nhập cho chi nhánh từ các hoạt động này. Năm 2010, thu dịch vụ của ngân hàng đã đạt được 20.000 triệu đồng, tăng gấp đôi so với năm trước, đạt 100% kế hoạch năm 2010 (chủ yếu tăng thu phí từ hoạt động chuyển tiền, phí dịch vụ hoạt động tài trợ thương mại).
Hoạt động phát hành thẻ:
Về hoạt động thẻ ATM, số lượng thẻ chi nhánh đã mở được trong năm 2010 là
18.000 thẻ, đạt 100 % kế hoạch năm 2010. Đây cũng là một nỗ lực rất lớn của chi
nhánh, vượt lên áp lực cạnh tranh trong kinh doanh thẻ trên địa bàn của hệ thống NHTMCP và các NHTM nhà nước khác với chi nhánh mở thẻ hoàn toàn miễn phí và liên tục có khuyến mãi.
Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại:
Hoạt động thanh tốn quốc tế tại NHCT KCN Bình Dương trong năm vừa qua có
sự tăng trưởng đáng kể, trong đó năm 2010: + Thanh tốn xuất nhập khẩu:
− Thanh toán nhập khẩu: 153.520 ngàn USD, tăng 7,3% so với năm trước.
− Thanh toán xuất khẩu: 120.940 ngàn USD, tăng 25% so với năm trước.
+ Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ:
- Năm 2010, Việt Nam tiếp tục nhập siêu, do đó xuất hiện tình trạng khan hiếm ngoại tệ. Các NHTMCP thực hiện kinh doanh ngoại tệ 2 tỷ giá gây khó khăn trong việc cân đối ngoại tệ tại Chi nhánh. Tuy nhiên, nhờ sự hướng dẫn, chỉ đạo của Trụ sở chính, trong năm Chi nhánh đã cố gắng cân đối đủ ngoại tệ cho khách hàng nhập khẩu và thực hiện đạt kế hoạch mua ngoại tệ NHCT VN giao.
- Doanh số mua ngoại tệ từ khách hàng năm 2010 là 89,80 triệu USD; tăng 32,29 triệu USD so với năm 2009, đạt 99% kế hoạch năm 2010 NHCT VN giao.
Hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh đang có xu hướng phát triển mạnh, khách hàng ngày càng nhiều, theo đó địi hỏi Chi nhánh cần đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng trong cả khâu chất lượng dịch vụ và cả phi dịch vụ, đảm bảo tính linh hoạt, cạnh tranh hơn để có thể thu hút được ngày càng nhiều khách hàng.
Về kết quả kinh doanh năm 2010:
Tính đến 31/12/2010, lợi nhuận đã trích lập dự phòng rủi ro chi nhánh đạt 33.100
triệu đồng, đạt 80% so với kế hoạch năm 2010, tăng 3% so năm 2009.
Với kết quả hoạt động như trên, Chi nhánh đã được hội đồng thi đua của NHTMCP Cơng thương Việt Nam xế hạng hồn thành tốt nhiệm vụ. Theo đó, thu nhập bình qn
đối người lao động tăng hơn 30% so với năm 2009.
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CƠNG THƯƠNG VN - CN KCN BÌNH DƯƠNG
2.2.1 Kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương chi
nhánh KCN Bình Dương