CHƢƠNG 3 HỆ THỐNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG
4.2. Trƣờng hợp vƣờn ƣơm Việt Nam
4.2.2 Lựa chọn vườn ươm khu vực TP.HCM
Nghiên cứu lựa chọn vườn ươm nằm trong định hướng công nghệ quốc gia ưu tiên như công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ phục vụ nông nghiệp, vị trí khu vực phía Đơng Nam Bộ là khu vực lân cận khu vực ĐBSCL để làm nghiên cứu tình huống gồm vườn ươm thuộc công viên phần mềm Quang Trung, vườn ươm thuộc Đại học Nông lâm TP.HCM, vườn ươm thuộc Đại học Bách khoa TP.HCM.
4.2.3 Phân tích các nhân tố đối với sự thành cơng của vườn ươm tại khu vực TP.HCM 4.2.3.1. Vai trò nhà nước đối với vườn ươm DN KHCN
Đánh giá gần đây về năng lực cạnh tranh quốc gia VN chỉ là nền kinh tế vận hành ở giai đoạn cơ bản (Sghwab, 2012) còn một khoảng cách khá xa để vươn tới nền kinh tế tri thức. Do đó, vườn ươm DN KHCN cần rất nhiều nổ lực và sự quan tâm của chính phủ mới có thể thực hiện được nhiệm vụ ươm tạo gia tăng số lượng và chất lượng DN KHCN. VN xác định 4 ngành ưu tiên là CNTT, vật liệu mới, cơng nghệ sinh học, cơ khí tự động nhưng thực sự vẫn chưa có qui hoạch tổng thể cho phát triển công nghiệp. Do vậy phạm vi và quy mô đầu tư về vật chất, nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp không trọng điểm (Ohno, 2009). Theo đó vườn ươm thực hiện mục tiêu tái cấu trúc nền công nghiệp sẽ lúng túng trong xây dựng mục tiêu hoạt động.
Ngân sách cho KHCN VN chỉ đạt 0.5% GDP (Vũ Văn Hưng, 2008), nếu so với Nhật Bản, Hoa Kỳ thì đầu tư từ 2.7-3.4% GDP thì đây là con số nhỏ (Worldbank,2009). Đầu tư KHCN VN gồm 40% chi xây dựng cơ sở hạ tầng, 40% chi thường xuyên (bộ máy quản lý và nghiên cứu). Bên cạnh đó tồn tại cơ chế thu chi vướng thủ tục hành chánh, không theo thị trường, tăng chi phí thời gian (60% thời gian của nghiên cứu trong nước) (Bùi Thiên Sơn, 2009), chưa kể trùng lắp nhiệm vụ KHCN do thiếu liên kết giữa các địa phương làm lãng phí nguồn đầu tư, hao hụt do tham nhũng (VN xếp hạng 112/183- Tổ chức minh bạch thế giới, 2011) và hạn chế thẩm định nghiên cứu do hạn chế của nguồn nhân lực.
Từ khi thừa nhận vai trị thành phần kinh tế tư nhân thơng qua hiến pháp, luật DN, luật KHCN, luật cơng nghệ cao, sở hữu trí tuệ, chuyển giao KHCN… trong đó xác nhận “quyền” tự do của các tổ chức, cá nhân. Khởi đầu thực hiện phi tập trung hóa trong hoạt động KHCN (1981) cho phép các đơn vị nghiên cứu tham gia sản xuất, chấm dứt cơ chế bao cấp. Năm 1983 đến nay đã có nhiều nghị định nâng dần mức độ tự do các thành phần trong xã hội như nghị định 115/2005/NĐ-CP về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KHCN công lập, thực tế nghị định này gặp khó khăn do yếu kém trong thực hiện bản thân cá nhân và tổ chức, “sức ỳ” do thời gian dài sống trong “bao cấp”, qui định thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ của các văn bản dưới luật. Chính sách khuyến khích DN đầu tư cho KHCN như nghị định 119/1999/NĐ-CP hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, năm 2010 con số của tổng cục thống kê đưa ra chỉ 509/290767 DN có đầu tư cho KHCN tức khoảng 2.8% nguồn vốn DN.
Quỹ phát triển KHCN hỗ trợ DN KHCN đạt một số kết quả nhất định nhưng chưa cao. Giai đoạn 2002-2007 chỉ 28% DN trong số 159 đề tài nghiên cứu tham gia đề xuất hỗ trợ (Diễm Hồng, 2010). Trong đó khu vực nhà nước 54%, mức hỗ trợ trung bình/DN 1 tỷ đồng, cao nhất 6.5 tỷ đồng với mức vốn tự có đối ứng 30% (Vũ Văn Hưng, 2008) Trong khi lực lượng lao động về chuyên môn KHCN của kinh tế tư nhân chiếm 38.9%, nhà nước 27%. Kết quả cho thấy đầu tư quá ít, thiên lệch. Một phần do thiếu vai trò của DN trong phản biện mức độ thích hợp của các chính sách có liên quan.
Tham gia đầu tư cho DN KHCN từ quỹ KHCN, quỹ đầu tư mạo hiểm còn là một trong nguồn tài chính hỗ trợ khởi nghiệp ngày càng phổ biến ở Hoa Kỳ, Châu Âu, TQ và một số nước khác. Tại VN gồm có Dragon Capital, Mekong Capital, IDG Venture, Vina Capital, Thanh Việt, Vietfund, Phangxiphang… nhưng đa phần đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, đầu tư chứng khoán, gần đây một số quỹ ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực IT nhưng không đáng kể. Các điều kiện tiếp cận quỹ hầu như các khởi nghiệp khó đạt được bởi những yêu cầu về chuẩn mức trong quản lý, khả năng phát triển thị trường tiềm năng đối với sản phẩm.
Sở dĩ quỹ đầu tư mạo hiểm VN không tham gia đầu tư cho DN KHCN do một số các nguyên nhân thị trường tiềm năng KHCN VN chưa nổi trội, riêng thị trường gia công IT mới nổi cũng được quỹ này quan tâm. Các yếu tố hỗ trợ cho thị trường KHCN như chính sách phát triển tư nhân, nhân lực, bảo vệ sở hữu trí tuệ chưa đủ mạnh. Đồng thời chính sách khuyến khích quỹ đầu tư mạo hiểm chỉ chung chung (nghị định 99/2003/NĐ-CP Ban hành qui chế khu công nghệ cao tại điều 19 và 29 chương VI của qui chế khu công nghệ cao).
Hệ thống hành lang pháp lý bảo vệ và phát triển DN KHCN đóng vai trị quan trọng. Luật chuyển giao KHCN phục vụ mục tiêu nghiên cứu gắn với thị trường, tuy nhiên giới nghiên cứu đánh giá can thiệp của nhà nước quá nhiều vào thị trường KHCN. Vấn đề cần bàn khác luật công chức cấm cán bộ công chức thành lập DN, trong khi đa phần các cán bộ và giảng viên là cán bộ cơng chức cũng là nhóm có tỷ lệ lao động trình độ cao chiếm rất lớn/ lực lượng lao động toàn xã hội.
Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình hành động về hợp tác phịng, chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn 2006-2010 (gọi tắt là chương trình 168) của Bộ KHCN tổng kết đã xử lý trên 4577 vụ vi phạm về quyền SHTT, xử phạt trên 19.7 tỷ đồng,
giá trị hàng hóa, phương tiện vi phạm hàng chục tỷ đồng (Hồng Nụ, 2012)… Thực thi pháp luật vai trò lực lượng tham gia giám sát, xử phạt vi phạm SHTT như quản lý thị trường, công an, hải quan… được thiết lập nhưng do ý thức và trình độ hạn chế của DN VN đối với đăng ký bảo hộ trong và ngồi nước đã gây khơng ít thiệt hại đối với DN.
Riêng về chính sách dành cho vườn ươm, có thể nói mơ hình vườn ươm tại VN chưa được xem trọng, đến nay vườn ươm DN vẫn chưa có chính sách cụ thể để hoạt động. Các đầu tư cho vườn ươm không tương xứng với mục tiêu vườn ươm phục vụ cho địa phương trong hỗ trợ DN KHCN.
Chất lượng nguồn nhân lực quyết định sự ra đời của DN KHCN. Một số đề án giáo dục như đề án 322 (Hồng Hạnh, 2011), đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020”, tận dụng quỹ giáo dục quốc tế, chính sách xã hội hóa giáo dục đại học cho phép tư nhân tham gia đầu tư giáo dục… thời gian gần đây tạo ra những thay đổi tốt trong chất lượng nhân lực. Đối với thu hút trí thức kiều bào đã có những thay đổi đáng kể như luật quốc tịch sửa đổi, miễn thị thực người VN ở nước ngoài; quy chế cư trú người VN ở nước ngoài; sửa đổi bổ sung luật nhà ở, luật đầu tư, luật DN. Tuy nhiên để phát huy tác dụng thu hút kiều bào trí thức cần có thêm sự đồng bộ về mơi trường làm việc, chính sách sử dụng người tại tổ chức, môi trường nghỉ ngơi, giáo dục, chăm sóc sức khỏe y tế.
Chính sách thẩm thấu cơng nghệ từ FDI đối với nhân lực chưa đem lại kết quả đáng kể do cấu trúc ngành FDI tập trung nhiều ngành công nghệ thấp như dệt may, da giày, đồ gỗ; số lượng q ít của DN FDI cơng nghệ cao cũng như mức độ chuyển giao do hạn chế của trình độ nhân lực. Kết quả mức độ chuyển giao công nghệ của FDI xếp hạng trung bình 62/142 (UNIDO, 2011).
4.2.3.2. Cơng nghiệp và dịch vụ hỗ trợ
Quy mô thị trường công nghiệp tham gia xuất khẩu gần đây của VN được đánh giá đã có những tiến bộ đáng kể. Quy mơ thị trường công nghiệp nội địa xếp hạng 38/142 và quy mơ thị trường cơng nghiệp nước ngồi là 26/142. Tuy nhiên sự dịch chuyển từ ngành công nghiệp công nghệ thấp sang ngành công nghệ cao hầu như chưa có thay đổi đáng kể. Từ năm 1995, cơng nghệ trung bình chiếm 41.1%, cơng nghệ cao 20.2% đến năm 2009 cơng nghệ trung bình giảm cịn 38.2%, cơng nghệ cao là 22.1% (Clara, Albaladejo, 2011). Số DNXK công nghệ cao VN chỉ bằng 1/10 Singapore, 1/5 TQ (worldbank,2009). Theo
đó, đội ngũ tư vấn dẫn dắt các DN KHCN khởi nghiệp ở phân khúc công nghệ cao, hệ thống mạng lưới kinh doanh, hiểu biết về thị trường khơng nhiều.
Hình 4.3. Tỷ lệ DN XK công nghệ cao (2002-2010)
Nguồn: Tác giả tổng hợp nguồn The World Bank (2002-2010)
VN đứng hạng 14/142 về mức độ phát triển cụm ngành nhưng vẫn nằm trong phân khúc thấp của chuỗi giá trị hàng hóa xếp hạng 101/142 (Sghwab, 2012). Nguyên nhân do khái niệm cụm ngành mới là sự tập trung các DN, các trung tâm nghiên cứu, các trường Đại học, cơ quan nhà nước địa phương và các tổ chức quốc tế cho phát triển một ngành cụ thể sẽ mang lại sự dịch chuyển về giá trị sản phẩm cho cụm ngành. Cho đến nay cụm công nghiệp ở các địa phương được tiếp cận theo hướng là những khu tập trung những DN với tiêu chuẩn môi trường khá đơn giản hơn so với khu công nghiệp UBND địa phương quyết định thành lập. Đa phần cụm cơng nghiệp khơng có định hướng chun ngành cụ thể, chưa có chính sách xây dựng một cụm ngành hoàn chỉnh trong thực tế trong nâng cấp giá trị sản phẩm thông qua hoạt động đào tạo nhân lực, hỗ trợ kỹ thuật. Chất lượng của các tổ chức tư vấn kỹ thuật, địa phương cũng còn hạn chế nhất định.
Tỷ lệ DN XK công nghệ cao (2002-2010) 0 10 20 30 40 50 60 70 Th ế g iớ i H oa K ỳ Đ ức Nhậ t B ản H o n g K o n g S A R , C h in a Ấ n Đ ộ H àn Q uố c Th ái La n V iệt N am S in g ap o re Tr un g Q uố c 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 %
4.2.3.3. Chất lượng của trường, viện nghiên cứu trong mối tương tác với vườn ươm
Đào tạo VN sau thời gian dài bao cấp thiếu liên kết thị trường, nặng tính lý thuyết đã làm cho khả năng liên kết giữa đào tạo và ngành công nghiệp trở nên lỏng lẻo, thiếu thực tế, do vậy khả năng hình thành DN KHCN, văn hóa khởi nghiệp rất hạn chế. Chất lượng lao động khơng có tay nghề rất cao 84.4%, trong đó khu vực Đơng Nam Bộ là 87% (TP.HCM 71%), ĐBSCL 91%.
Các hoạt động nghiên cứu được đo lường hiệu quả thông qua số lượng, hầu như chưa đưa chỉ tiêu đo lường về khả năng thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu vào đánh giá. Các nghiên cứu thiếu thực tiễn khơng thành sản phẩm hàng hóa tạo nên thị trường KHCN. Việc hình thành sàn giao dịch cơng nghệ gần đây của VN như sàn giao dịch tại TP.HCM chủ yếu công bố thông tin về các nghiên cứu đã và đang thực hiện đã chưa có số liệu thống kê cụ thể đầy đủ nào về giá trị chuyển giao công nghệ trên phạm vi toàn quốc.
Bảng 4.7. Chỉ tiêu năng lực viện/ trƣờng nghiên cứu Việt Nam
Chỉ tiêu Xếp hạng/142 quốc gia
Năng lực sáng tạo 58
Chất lượng của các viện/ trường nghiên cứu 74
DN đầu tư vào nghiên cứu 52
Mức độ cộng tác giữa viện/ trường nghiên cứu và công nghiệp 82
Mức độ sẵn có của nhà khoa học và kỹ sư 66
Nguồn: Sghwab (2012)
4.2.3.4. Hoạt động vườn ươm khu vực TP.HCM
4.2.3.4.1. Khái quát vườn ươm DN KHCN tại công viên phần mềm Quang Trung (SBI)
SBI ra đời năm 2005 dưới sự hỗ trợ của UBND TP.HCM, dự án hỗ trợ khu vực tư nhân của EU. Mục tiêu hoạt động là ươm tạo DN trong ngành CNTT và phát triển thương hiệu quốc gia, tạo việc làm. Điều kiện gia nhập vườn ươm là các DN đã khởi nghiệp từ 1- 2 năm tuổi trong lĩnh vực CNTT. Kết quả ươm tạo đã ươm tạo được 15 DN, trong đó 1 DN đã tốt nghiệp, 3 DN đã hoạt động được 3 năm, tạo tổng cộng 130 việc làm cho xã hội.
Cơ sở vật chất dành cho các khởi nghiệp gồm tòa nhà (2428m2) gồm 33 phòng ươm tạo được trang bị bàn làm việc, máy tính, đường truyền kết nối băng thơng rộng đạt chuẩn quốc tế, tủ hồ sơ, máy in, fax, scan), 11 phòng chức năng, phòng hội nghị tiêu chuẩn quốc
tế (nhỏ, lớn, phòng hội nghị cầu truyền hình), phịng kiểm nghiệm phần mềm, máy chủ, phòng câu lạc bộ DN khởi nghiệp và cà phê doanh nhân.
Vườn ươm sẽ cung cấp các dịch ươm tạo gồm cho thuê văn phòng giá rẻ, phòng thử nghiệm sản phẩm CNTT, đào tạo kiến thức kinh doanh, giao lưu chia sẻ khởi nghiệp.
4.2.3.4.2. Vườn ươm DN công nghệ tại trường Đại học Nông lâm TP.HCM (NLU-TBI)
Vườn ươm thành lập 2007 mục tiêu ươm tạo DN trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học, chế biến nông sản thực phẩm và cơ khí-tự động hóa. Ươm tạo các ứng dụng sản phẩm nghiên cứu của trường là chủ yếu. Kết quả hoạt động vườn ươm đang ươm tạo 7 DN.
Điều kiện gia nhập vườn ươm là sản phẩm có khả năng thương mại hóa, có kế hoạch kinh doanh của sản phẩm, có vốn hoạt động 6 tháng đầu, cam kết tham gia các hoạt động của vườn ươm.
Cơ sở vật chất gồm tổng diện tích 5 phịng 170 m2, trong đó 4 phịng dùng cho khởi nghiệp, có các tiện ích như đường truyền internet, sử dụng chung phịng thí nghiệm của trường. Dự án đang tiến hành mở rộng diện tích dành cho xưởng, thí nghiệm. Phịng họp sức chứa 20-50 người với thiết bị chuyên dùng.
4.2.3.4.3. Vườn ươm DN KHCN trường Đại học Bách khoa TP.HCM (Vườn ươm Phú Thọ)
Ra đời năm 2010 do Sở KHCN TP.HCM và Đại học Bách khoa TP.HCM cùng phối hợp thực hiện. Mục tiêu ươm tạo công nghệ sinh học và khoa học đời sống, cơng nghệ hóa học và vật liệu mới; tin học cơng nghiệp, tự động hóa và cơ điện tử; năng lượng mới; công nghệ và dịch vụ môi trường, công nghệ thông tin và phát triển phần mềm. Ưu tiên ươm tạo DN là các nhà nghiên cứu của nhà trường.
Trang bị ban đầu là cơ sở vật chất 650m2 với vốn đầu tư ban đầu 3 tỷ đồng nhà cửa, 1 tỷ đồng về trang bị thiết bị bên trong, trong đó có 10 phòng dành cho khởi nghiệp, hội trường, thiết bị văn phịng, máy vi tính, điện thoại, đường truyền internet.
Cung cấp các dịch vụ ươm tạo như sử dụng phịng thí nghiệm, thử nghiệm sản phẩm, đăng ký cấp bằng sáng chế, dịch vụ giá trị gia tăng khác được cung cấp đào tạo khởi nghiệp, kinh doanh, tư vấn pháp lý, thuế, tài chính…
Kết quả vườn ươm đang ươm tạo 5 DN, trong đó 3 nhóm kinh doanh chưa thành lập DN chính thức, 2 nhóm đã thành lập DN đã có hợp đồng thương mại. Bên cạnh đó vườn ươm đã tuyển dụng được 10 khởi nghiệp mới chuẩn bị thay thế cho 5 DN tốt nghiệp vườn ươm sắp tới.
Cả ba vườn ươm nêu trên đều có điều kiện tuyển dụng và tốt nghiệp khá tương đồng và rõ ràng về doanh thu bền vững, thị phần, năng lực bộ máy tổ chức của doanh nghiệp, …
4.2.3.5. Đánh giá hoạt động vườn ươm khu vực TP.HCM
Cả 3 vườn ươm đều mới thành lập từ 5-7 năm tương đương chu kỳ ươm tạo các ngành nói chung (trong đó riêng thời gian xây dựng, tuyển dụng, đào tạo tiền ươm tạo khoảng 2 năm), khả năng đánh giá thành công hay chưa trong ươm tạo thông qua tỷ lệ ươm tạo thành cơng DN KHCN là khó đánh giá.