Trên mỗi tuyến quan trắc cần xây dựng mặt cắt địa chất với tỉ lệ ngang đứng như nhau, trên

Một phần của tài liệu tcvn10673-2015 (Trang 52 - 53)

- Sai số trung phương góc phương vị của đường nối giữa hai dây dọi tính theo cạnh gần nhất của

12. Quan trắc dịch động đất đá mỏ

12.2.4.7. Trên mỗi tuyến quan trắc cần xây dựng mặt cắt địa chất với tỉ lệ ngang đứng như nhau, trên

đó thể hiện bề mặt bờ mỏ trước đợt quan trắc đầu tiên, trước và sau khi khối trượt hình thành, và cập nhật mỗi đợt quan trắc tiếp theo. Trên mặt cắt địa chất cũng thể hiện thành phần nham thạch, thế nằm lớp đá, mức nước ngầm, mức nước có áp, đứt gẫy kiến tạo, đặc tính nứt nẻ và các mặt trượt, mặt giảm yếu cấu trúc. Từ kết quả quan trắc xây dựng mặt trượt khối đá bờ mỏ như sau:

a) Nếu các vectơ dịch chuyển thay đổi phương hướng đồng đều có quy luật và độ lớn của chúng khá đồng đều, thì có thể coi đất đá bờ mỏ đang xảy ra dạng trượt khối. Xác định mặt trượt theo các véc tơ dịch chuyển bờ mỏ theo nguyên tắc sau (được thể hiện ở hình 11): Xác định điểm A, B trên mặt cắt là điểm có giá trị biến dạng lớn nhất hay trong thực tế là vị trí khe nứt biến dạng tách, điểm bùng nền và

đánh dấu vị trí giới hạn mặt trượt. Từ điểm A kẻ đường Ac = H90 = (2C/γ) ctg(45° - φ/2), Trong đó C là lực dính kết đất đá, t/m2; φ là góc ma sát trong đất đá, độ; γ là khối lượng thể tích đất đá, t/m3.

Hình 11 - Xác định mặt trượt bờ mỏ theo kết quả quan trắc dịch động

Tiếp theo kẻ các đường m vng góc từ đầu mọi véc tơ dịch động và các đường phân giác giữa từng đơi đường vng góc này. Từ điểm c kẻ đường song song với véc tơ gần nhất bị cắt phân giác 3,4 tại d, từ d kẻ de song song với b3, v.v... và cứ như vậy từ trên xuống (từ AC) và từ dưới lên (từ B) được một đường gấp khúc. Đường này được lượn cong làm trơn, chú ý cả cấu tạo địa chất và đó chính là mặt trượt cần xác định;

b) Nếu các véctơ dịch chuyển từ trên xuống dưới song song mặt lớp đá thì có thể thấy đây là hiện tượng trượt khối theo mặt tiếp xúc bờ mỏ hay trượt khối đáy bãi thải;

c) Trong trường hợp có các lớp yếu mỏng, thì mặt trượt có lúc song song với mặt lớp, có lúc lại cắt qua mặt lớp;

d) Nếu các véctơ dịch chuyển không đồng đều cả về phương hướng và độ lớn, thì đó là biểu hiện của đặc điểm trượt lở bề mặt không đồng đều.

Một phần của tài liệu tcvn10673-2015 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w