Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi lộc (Trang 32 - 34)

1.1.1 .Qúa trình hình thành, phát triển của

2.1. Thực trạng về cơng tác thẩm định chất tín dụng tại

2.1.4.2. Những mặt hạn chế

- Về nội dung thẩm định

Tất cả các dự án gửi đến Ngân hàng xin vay vốn đều được tiến hành thẩm

định, tuy nhiên chất lượng thẩm định không đồng đều. Bên cạnh những dự án được xem xét nghiêm túc và tồn diện vẫn cịn khơng ít những dự án mà việc

thẩm định chỉ mang tính xem xét hời hợt, trong nhiều dự án Ngân hàng chỉ dựa vào phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế đơn giản như tính lãi ròng mà dự án đem lại trong một năm nhất định, thời hạn thu hồi vốn vay và số tiền thu một năm, bỏ qua phương pháp phân tích giá trị hiện tại NPV,IRR hoặc nếu có cũng chỉ là hình thức. Đây là phương pháp xác định hiệu quả đầu

tư tương đối chính xác vì nó có tính đến yếu tố thời gian của tiền, đến thời

gian hoạt động của dự án. Nhiều dự án Ngân hàng chỉ thẩm định trong mấy

năm đầu khi dự án đi vào hoạt động khi mà khách hàng vẫn còn nợ Ngân

hàng, cịn thời gian sau đó dự án có lãi hay lỗ thì Ngân hàng lại khơng xem

xét đến. Hiệu quả của hoạt động đầu tư tín dụng khơng chỉ được xem xét ở

việc nó mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn xem xét cả ở việc nó đem lại lợi nhuận gì cho doanh nghiệp vay vốn nữa. Đôi khi kết luận về hiệu quả của dự án được cán bộ thẩm định đưa ra chỉ dựa trên khả năng trả nợ, trên việc phân tích thị trường, trên mối quan hệ của Ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn mà chưa thực sự chú ý đến bản thân dự án.

Việc phân tích thị trường sản phẩm của nhiều dự án vẫn cịn sơ sài đánh giá cịn mang tính hình thức. Trong phân tích kỹ thuật của dự án, Ngân hàng hầu như khơng có kinh nghiệm, chủ yếu vẫn dựa vào phần phân tích trong luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án do doanh nghiệp gửi đến. Nên nhiều

khi ngân hàng đã khơng xác định được chính xác tiên tiến phù hợp của máy

móc thiết bị của từng dự án.

Trong phân tích tài chính của dự án, một nội dung có ý nghĩa lớn là phân

tích độ nhạy của dự án. Việc phân tích độ nhạy chính là phương pháp đo lường mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với dự án để xem xét tính vững chắc về

hiệu quả của dự án. Nhưng tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Nghi Lộc nội

dung này chưa được chú ý đến trong công tác thẩm định, đặc biệt đối với

những món vay khơng lớn lắm. Việc thẩm định dự án vay vốn của công ty

Hương Giang trên đây là một ví dụ.

B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: Đồn Thị Ngọc Hân

SVTH: Ngun ThÞ LƯ H»ng MSSV: 0854027212

Việc thu thập thông tin là yếu tố cơ bản để tiến hành thẩm định, tuy nhiên

ở chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Nghi Lộc cán bộ thẩm định chủ yếu vẫn

dựa vào các nguồn thông tin do bản thân doanh nghiệp cung cấp, nguồn do

ngân hàng điều tra chỉ dừng ở việc xem xét trong sổ sách giao dịch ở trung

tâm CIC (trung tâm rủi ro tín dụng của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam). Tình hình chung hiện nay là một số doanh nghiệp nhà nước quyết toán và duyệt quyết toán chậm. Số tiền quyết toán chưa được kiểm toán nên việc phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo của các doanh nghiệp cung cấp thường chỉ có tính tương đối. Ngoài ra một số doanh nghiệp tư nhân thường lên đồng thời 2 cân đối lỗ riêng và lãi riêng. Để đối

phó với cơ quan thuế tài chính thì doanh nghiệp sẽ sử dụng cân đối lỗ để chịu thuế thấp, đối với ngân hàng xin vay vốn thì doanh nghiệp lại sử dụng cân đối lãi. Do đó ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong q trình thẩm định tài chính của doanh nghiệp.

- Về đội ngũ cán bộ thẩm định

Ngân hàng No&PTNT Nghi Lộc tuy đã được thành lập từ lâu nhưng do kinh tế của huyện phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa thời

gian chưa lâu. Vì vậy những doanh nghiệp phát triển với nhu cầu vốn lớn để

mở rộng sản xuất kinh doanh còn chưa nhiều, vì vậy nghiệp vụ của cán bộ thẩm định chưa được trau dồi nhiều.

Tuy đã có nhiều cố gắng song đội ngũ cán bộ tham gia công tác thẩm định tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Nghi Lộc hiện nay vẫn còn thiếu và chưa đủ mạnh. Chi nhánh chưa thực hiện được việc đào tạo và đào tạo lại, tạo điều kiện cho cán bộ tự đào tạo một cách có hệ thống về nghiệp vụ thẩm định

cũng như các kiến thức có liên quan. Mặt khác các cán bộ thẩm định tại chi nhánh mới chỉ được đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, chưa được đào tạo cơ bản về kỹ thuật. Thiếu kiến thức về lĩnh vực này nên khía cạnh thẩm định kỹ thuật

đối với những dự án lớn thường phải đi thuê các chuyên gia tư vấn điều này đã gây ra nhiều hạn chế đối với công tác thẩm định tại chi nhánh.

- Về trang thiết bị

Hệ thống máy tính được trang bị đầy đủ tuy nhiên các tính năng vẫn chưa

được khai thác triệt để mới chủ yếu dùng để soạn thảo và tính tốn mà chưa

sử dụng các phần mềm hiện đại vào phân tích dự báo, chưa sử dụng một hệ thống quản trị dữ liệu đa dạng và đủ mạnh để quản lý việc lưu trữ thông tin

Thẩm định tín dụng là cơng việc phức tạp ngày càng đòi hỏi yêu cầu cao

hơn theo sự phức tạp của các hoạt động kinh tế. Những thành tựu đã đạt được

tại chi nhánh Nghi Lộc trong thời gian qua là đáng ghi nhận, tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận những mặt cịn hạn chế trong cơng tác thẩm định. Đánh giá những yếu điểm một cách khách quan và tìm ra các biện pháp khắc phục

B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiƯp GVHD: Đoàn Thị Ngọc Hân

là rất có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư tín dụng tại chi nhánh, nó sẽ góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững đi lên của toàn chi nhánh.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi lộc (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)