Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng sài gòn thương tín (sacombank) (Trang 42 - 50)

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Sacombanktừ năm 2007-2010

2.2.1.1 Năng lực tài chính

 Quy mô vốn chủ sở hữu

Theo quy định tại nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006, đến 31/12/2008 các NHTM phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 1.000 tỷ đồng, đến 31/12/2010 phải đạt mức tối thiểu là 3.000 đồng.

Từ khi thành lập đến nay, Sacombank đã liên tục tăng vốn điều lệ để đáp ứng kịp thời vốn phục vụ hoạt động kinh doanh. Vốn điều lệ đến 31/12/2010 đạt 9.179

tỷ đồng tăng gấp 48 lần so với năm 2001(190 tỷ đồng). Vốn điều lệ là yếu tố then chốt để tăng cường năng lực tài chính, tăng nội lực, là nền tảng để đầu tư tài sản, phát triển các nghiệp vụ kinh doanh. Tốc độ tăng vốn điều lệ của Sacombank khá nhanh và ấn tượng. Nguồn tăng vốn chủ yếu từ việc phát hành thêm cổ phần bán cho cổ đông hiện hữu, chia thặng dư vốn từ các đợt phát hành, chia cổ tức bằng cổ phiếu. Sacombank là một trong những NHTM cổ phần có vốn điều lệ lớn tại Việt Nam.

Song song đó, quy mơ vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của Sacombank cũng ngày càng được gia tăng. Lợi thế về năng lực tài chính cho phép Sacombank đáp ứng các quy định về an toàn vốn, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng lớn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Sacombank trong việc đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin và mạng lưới chi nhánh.

Bảng 2.1: Quy mô vốn và tổng tài sản của Sacombank từ 2007-2010

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010

Tổng tài sản 63,364 67,469 98,474 141,799 Vốn chủ sở hữu 7,181 7,638 10,289 13,633

Vốn điều lệ 4,449 5,116 6,700 9,179

Nguồn: BCTC của Sacombank từ 2007-2010

Nếu so sánh quy mô vốn điều lệ với các NHTMCP cạnh tranh, thì đến tháng 08/2011, Sacombank đang đứng thứ 5 trong tốp các NHTMCP (xem phụ lục 1) sau Eximbank, ACB và 2 ngân hàng quốc doanh được cổ phần hóa(Vietcombank, Vietinbank). Điều này giúp cho Sacombank có lợi thế trong q trình cạnh tranh về tín dụng, huy động. Quy mô vốn cao trong khối NHTMCP đã làm tăng năng lực cạnh tranh của Sacombank đáng kể.

Theo xu thế tăng vốn hiện nay để đáp ứng mức vốn điều lệ theo quy định của NHNN làm năng lực cạnh tranh của các NHTM sẽ được nâng lên đáng kể, tất yếu

 Kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời

Kết quả đạt được năm 2010 tăng trưởng khá ấn tượng. Lợi nhuận sau thuế 2010 đạt 1,799 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2009.

Lợi nhuận tăng chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, thu lãi dịch vụ và kinh doanh chứng khốn. Chi phí quản lý tăng liên tục trong những năm gần đây với mức tăng rất cao mỗi năm, chi phí quản lý 2010 cao gấp 2.3 lần so với năm 2008 và 1.3 lần so với 2009 chủ yếu là tăng chi lương cho nhân viên. Tuy nhiên mức tăng quá cao đã phần nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Lãi hoạt động kinh doanh chứng khoán và hoạt động dịch vụ được cải thiện đáng kể trong năm, hoạt động dịch vụ cũng đóng góp 926 tỷ đồng vào thu nhập của Sacombank. Riêng hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ giảm mạnh do những biến động mạnh trên thị trường vàng và ngoại hối.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính của Sacombanktừ 2007-2010

ĐVT: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Tổng doanh thu 4,537 8,377 8,489 12,770 Tổng chi phí 3,085 7,286 6,314 10,348 Lợi nhuận trước thuế 1,452 1,091 2,175 2,426 Lợi nhuận sau thuế 1,280 973 1,670 1,799 Chi phí/Thu nhập 68.0% 87.0% 74.4% 81% Thu nhập/cổ phần(đồng/cp) 2,732 1,869 2,771 2,422 Thu nhập phi tín dụng/Tổng thu nhập 51% 57% 41% 30%

Chi phí điều hành/Tổng chi phí 23% 15% 22% 18.8% Tài sản có sinh lời/Tổng tài sản 85% 82% 85% 85.6% Lợi nhuận sau thuế/VCSH(ROE) 25.64% 13.14% 16.56% 15.04% Lợi nhuận sau thuế/Tổng TS(ROA) 2.91% 1.49% 1.79% 1.5%

Trong năm qua, Sacombank đã thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ cơ cấu tài sản có - tài sản nợ, cải thiện dần sự mất cân đối lớn về kỳ hạn giữa tài sản có - tài sản nợ qua việc tăng nguồn vốn huy động trung và dài hạn, tập trung huy động vốn từ dân cư và đặc biệt đẩy mạnh tăng trưởng huy động nguồn vốn ủy thác, phát hành trái phiếu. Việc chú trọng phân bổ và đánh giá quá trình và hiệu quả sử dụng vốn theo từng mảng kinh doanh đã giúp nâng cao khả năng sinh lời, ổn định thanh khoản và đảm bảo khả năng thanh toán trong mọi tình huống biến động.

Tỷ lệ tài sản có sinh lời/tổng tài sản là 85,64%;

Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân(ROE) đạt 15,04%; Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản bình quân(ROA) là 1,50%.

 Chất lượng tín dụng

Bảng 2.3: Phân loại các nhóm nợ của Sacombank từ 2007-2010

ĐVT: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Nợ đủ tiêu chuẩn 35,245 34,671 59,169 82,010

Nợ cần chú ý 52 129 104 30

Nợ dưới tiêu chuẩn 6 82 35 31

Nợ nghi ngờ 13 57 168 61

Nợ có khả năng mất

vốn 62 69 181 352

Tổng cộng 35,378 35,009 59,657 82,484

Nguồn: BCTC của Sacombank từ 2007-2010

Chất lượng tín dụng của STB khá tốt, tỉ lệ nợ xấu chỉ khoảng 0.52% tổng dư nợ, giảm 0.17% so với năm 2009. Tuy nhiên cũng giống tình hình của một số NHTM khác như Vietcombank, ACB, Eximbank... khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 đến nay đã ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng làm tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng tăng, tăng từ mức 0.24% năm 2007 lên 0.69% vào cuối năm 2009. Tổng chi phí trích dự phịng rủi ro tín dụng đến 31/12/2010 là 820 tỷ đồng.

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng của Sacombank từ 2007-2010 Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.39% 0.996% 0.88% 0.56% Tỷ lệ nợ xấu 0.24% 0.620% 0.69% 0.52% Dự phòng RR/Tổng dư nợ 0.50% 0.72% 0.87% 0,99% Dự phòng RR/Nợ xấu 216.88 % 119.77 % 105.74% 173.21 % Dư nợ/Huy động 72.45% 69.16% 64.00% 61.40% CAR 11.07% 12.16% 11.41% 9.97% Tổng dư nợ 34,317 33,708 59,657 82,484

Nguồn: Thống kê từ BCTC và BCTN của Sacombank từ 2007-2010

Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2010 của hệ thống ngân hàng là 2.5%, năm 2009 là 2.46%. Trong hệ thống NHTM thì Sacombank có tỷ nệ nợ xấu rất thấp và thấp hơn nhiều so với trung bình ngành ngân hàng.

Tỷ lệ an toàn vốn tại thời điểm cuối năm 2009 là 11.41% và giảm xuống 9.97% năm 2010, tuy có giảm nhẹ nhưng vẫn đảm bảo mức an toàn tối thiểu là 8% do NHNN quy định. Sacombank đã thành lập ban ngăn chặn và xử lý nợ, triển khai thực hiện việc tái thẩm định tài sản đảm bảo, đánh giá các khoản vay và cam kết ngoại bảng để tăng cường biện pháp quản lý.

 Khả năng thanh khoản trong hoạt động kinh doanh

Tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi khách hàng đến 31/12/2010 là 61.4%, Sacombank thực hiện cho vay chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ khách hàng, là nguồn tiền gửi mang tính ổn định cao. Và tỷ lệ này khơng q cao, nếu nền kinh tế biến động mạnh thì ít có khả năng ảnh hưởng đến tính thanh khoản của Sacombank. Chỉ số tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản đạt 41%. Tài sản có tính thanh khoản chủ yếu là các loại chứng khốn có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển hoá thành tiền hoặc trở thành vật bảo đảm để vay vốn khi cần thiết. Bao gồm các giấy tờ có giá sẵn sàng để bán như tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, trái

phiếu chính phủ, tiền gửi ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng, tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại NHNN. Như vậy, có thể thấy rằng Sacombank đã duy trì được khả năng thanh khoản cao.

 Huy động vốn

Tính đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động quy đổi VND đạt 126,203 tỷ đồng, tăng 46% so với cuối năm 2009. Trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư là 103.804 tỷ đồng, tăng 32%, chiếm tỷ trọng 82% trong tổng nguồn vốn huy động. Thị phần huy động của Sacombank vẫn tăng trưởng bền vững qua các năm. Đến cuối năm 2010 đạt 4,8% tỷ trọng của toàn ngành.

54,776 58,604 86,335 126,203 7.0% 46.2% 47.3% 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 2007 2008 2009 2010 Tỷ đồng 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50%

Huy động vốn Tăng trưởng huy động vốn

Hình 2.2: Biểu đồ tăng trưởng huy động vốn của Sacombank từ 2007-2010

Trong năm 2010, Sacombank đã áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi như: Lướt SH cùng Sacombank, lướt Vespa cùng Sacombank, Sacombank – cơn lốc quà tặng kể cả tiền mặt, tặng lãi suất… để thu hút được dòng tiền nhàn rỗi của người dân, từ khu vực tổ chức kinh tế và dân cư, bên cạnh đó việc mở rộng mạng lưới, mở

rộng địa bàn hoạt động, cùng với hệ thống trụ sở khang trang đã phát huy tác dụng tạo lịng tin ở khách hàng.

Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn của Sacombank từ 2007-2010

ĐVT: Tỷ đồng

Nguồn:BCTC của Sacombank từ năm 2007-2010

Trong năm 2010, nhờ bám sát diễn biến thị trường và đề ra các giải pháp kịp thời linh hoạt theo đặc thù từng địa bàn, Sacombank đã phát triển và ổn định nguồn vốn huy động từ khách hàng. Với uy tín thương hiệu đối với các ngân hàng và định chế tài chính quốc tế được gầy dựng suốt thời gian qua, Sacombank đã đa dạng hóa và tăng dần nguồn vốn huy động thông qua các nguồn vốn ủy thác, nguồn vốn tái tài trợ thư tín dụng(LC) với kỳ hạn dài và lãi suất hợp lý, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường trong nước.

 Hoạt động tín dụng

Tính đến 31/12/2010, tổng dư nợ tín dụng quy đổi VND của Sacombank đạt 82.484 tỷ đồng, tăng 21.989 tỷ đồng(tương đương 40%) so với cùng kỳ năm 2009. Thị phần của Sacombank năm 2010 vẫn tiếp tục tăng so với năm trước, chiếm 3,6% tổng dư nợ của ngành ngân hàng. Ngoài ra, Sacombank cũng rất chú trọng cơng tác quản lý tín dụng, chủ động thực hiện một cách quyết liệt và xuyên suốt thông qua các Ban và Phân Ban Ngăn chặn & Xử Lý Nợ Quá Hạn tại từng đơn vị. Nhờ đó chất lượng tín dụng ngày càng được bảo đảm, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp lần lượt là 0,56% và 0,52%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ của toàn ngành và thấp hơn kế hoạch năm 2010(<2%). Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 TCTD 4,849 4,306 2,739 19,256 TCKT và dân cư 48,924 53,283 81,621 103,804 Uỷ thác 1,003 1,014 1,975 3,143 Tổng cộng 54,776 58,604 86,335 126,203

34,317 33,708 59,657 82,484 -1.8% 77.0% 38.3% 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 2007 2008 2009 2010 Tỷ đồng -10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%

Cho vay Tăng trưởng cho vay

Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng dư nợ cho vay của Sacombank từ 2007-2010

Cũng tương tự như các NHTM khác, Sacombank chú trọng phát triển vào mảng hoạt động truyền thống ngân hàng. Trong bối cảnh biến động mạnh của tình hình kinh tế – xã hội, thị trường vốn và thị trường tiền tệ trong nước, Sacombank đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay thích ứng với từng địa bàn và hoàn cảnh cho vay, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ cho vay hấp dẫn, linh hoạt; hồn thiện chính sách tín dụng, các mơ hình đánh giá xếp hạng và các biện pháp kiểm sốt tín dụng hiệu quả như: chọn lọc dự án đầu tư, sàng lọc khách hàng, kiểm sốt chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở an tồn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của Sacombank đã đạt được sự tăng trưởng ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng sài gòn thương tín (sacombank) (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)