3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Sacombank
3.2.1 Giải pháp năng lực tài chính của Sacombank
Tăng vốn điều lệ của ngân hàng Sacombank:
Với qui mơ vốn hiện nay đạt 9,179 tỷ đồng, Sacombank có thể coi là đáp ứng yêu cầu tăng vốn của NHNN (Cuối năm 2010, vốn điều lệ bắt buộc đối với NHTM là 3 tỷ). Tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh như ngày nay, với sự cho phép thành lập NH 100% vốn nước ngoài thì vốn điều lệ của Sacombank không được xem là lớn. Vì vậy để tồn tại và cạnh tranh được trong thời đại hội nhập thì Sacombank cần phải tăng vốn vì đây là nguồn quan trọng để Sacombank có thể mở rộng khả năng hoạt động tín dụng, huy động, độ tin cậy của khách hàng và các cổ đông chiến lược. Do đó, Sacombank phải xây dựng giải pháp phát triển nhanh về vốn theo các nguồn chính sau:
Tăng vốn từ nội bộ ngân hàng:
Đây là nguồn bổ sung vốn cơ bản của ngân hàng bằng trích từ lợi nhuận không chia. Nguồn vốn này không phụ thuộc vào thị trường vốn. Với ưu thế về chi phí huy động không cao, không ảnh hưởng đến quyền kiểm sốt ngân hàng của các cổ đơng.
- Chính sách chi cổ tức cho cổ đơng của Sacombank: một phần cổ tức được chi trả bằng tiền mặt, một phần sẽ trả bằng cổ phiếu của ngân hàng, quyền được mua cổ phiếu với giá ưu đãi... cũng là mội giải pháp tăng thêm vốn hoạt động của ngân hàng.
- Sacombank cũng có thể bổ sung thêm nguồn vốn hoạt động của mình thơng qua các đợt phát hành thêm cổ phiếu, tăng tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông chiến lược, hoặc chuyển đổi các khoản nợ thành cổ phần.
Tăng vốn từ bên ngoài
Tăng vốn từ nguồn nội bộ, mặc dù có nhiều thuận lợi, các cổ đông rất ủng hội việc chia cổ tức một phần bằng cổ phiếu. Nhưng trong thực tế cũng gặp một số khó khăn như: tâm lý của cổ đông lo sợ sẽ ảnh hưởng đến việc phân chia cổ tức thấp, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và uy tín của ngân hàng. Như vậy, việc tăng vốn từ nguồn bên ngồi cũng có vị trí quan trọng giúp ngân hàng phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu tăng vốn của quá trình hội nhập. Để thực hiện tăng vốn từ bên ngịai, Sacombank có thể thực hiện bằng các biện pháp như: thông qua các đợt phát hành thêm cổ phiếu, tăng tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông chiến lược, hoặc chuyển đổi các khoản nợ thành cổ phần, bán cổ phiếu phổ thơng cho các nhà đầu tư nước ngồi. Đặc biệt, Sacombank có thể tăng mức góp vốn của các cổ đơng chiến lược bằng cách nâng cao hạng mức tín dụng của mình trên trường quốc tế, tạo được sự uy tín, Sacombank nhận được đầu tư, góp vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện nay, Dragon Capital chiếm giữ 6,66% tỷ lệ sở hữu/vốn điều lệ, REE chiếm 3,33%, ANZ chiếm 9,78%.
Giảm chi phí để tăng lợi nhuận
Việc sử dụng chi phí hoạt động của Sacombank hiện nay vẫn tồn tại những điểm bất cập gây lãng phí vơ ích trong tình hình hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn như hiện nay, đây là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Sacombank có thể thực hiện các giải pháp sau:
- Sacombank phải lập ra ban kiểm sốt chi phí để kiểm sốt chặt chẽ các khoản chi tiêu để sử dụng một cách thật sự hiệu quả các chi phí hoạt động, từ việc thuê mặt bằng để mở chi nhánh, phòng giao dịch đến việc mua sắm các trang thiết bị, chi phí văn phịng, chi phí nhân sự, nâng cao ý thức tiết kiệm trong mỗi nhân viên,
khen thưởng cho chi nhánh, phòng giao dịch mang lại lợi nhuận cao với chi phí thấp nhất...
- Sacombank cần phải tối đa hóa lợi nhuận trong chi phí từ hoạt động kinh doanh như: bán chéo sản phẩm, huy động toàn thể cán bộ nhân viên là một người bán hàng chuyên nghiệp, tiếp thị sản phẩm mọi lúc mọi nơi, ghi nhận thành tích của mỗi nhân viên để khuyến khích tạo được phong trào bán sản phẩm, dịch vụ đa dạng...
Xử lý nợ tồn đọng và ngăn chặn nợ xấu gia tăng
Công tác thu hồi nợ hiện nay đang là gánh nặng của ngân hàng. Do lạm phát, nền kinh tế thế giới khủng hoảng đã ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả hoạt động kinh doanh của các khách hàng các cá nhân và doanh nghiệp. Vì vậy, cơng tác thu hồi những khoản nợ đến hạn của khách hàng luôn là một thử thách mang tính gay go nhất đối với Sacombank.
Bộ phận quản lý tín dụng phải là nơi kiểm sốt chặt chẽ từng hồ sơ tín dụng của khách hàng. Thời hạn của từng hồ sơ, từng hợp đồng riêng lẻ phải được thống kê và tin học hóa để có thể báo cáo theo bất cứ thời điểm cụ thể nào khi được yêu cầu. Căn cứ vào kết quả báo cáo, bộ phận tín dụng và bộ phận quan hệ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp phải thường xuyên liên lạc khách hàng nhằm theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của họ để sớm có biện pháp thu hồi các khoản nợ sắp đến hạn cũng như đúng lịch trả nợ.
Việc ngăn chặn nợ xấu gia tăng muốn thực hiện tốt, Sacombank cần có quy trình kiểm tra giám sát các hồ sơ tín dụng ngay từ những bước đầu tiên thật chặt chẽ để phát hiện và ngăn chặn những nguy cơ rủi ro càng sớm càng tốt. Việc thực hiện các bước giám sát có thể được thực hiện bởi các bộ phận hoạt động độc lập để mang tính khách quan và phòng chống tiêu cực ngay từ nội bộ của ngân hàng.
3.2.2 Giải pháp về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản hàng đầu quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Và đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như ngành ngân hàng thì yếu tố về nhân sự càng không thể thiếu, Sacombank đã ý thức và đánh giá cao về vấn đề con người nên Sacombank ln có chính sách quan tâm thích đáng về nguồn nhân lực. Hiện nay, với sự ra đời hàng loạt các ngân hàng TMCP và sự cho phép thành lập các ngân hàng nước ngoài, vấn đề nhân sự trở nên cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết. Ngân hàng nào cũng ra sức thu hút người giỏi bằng các chính sách hấp dẫn như trả lương cao, môi trường làm việc tốt, có chính sách thăng tiến rõ ràng... Sacombank cần phải thực hiện các biện pháp sau:
Nâng cao trình độ và tính chun nghiệp trong quản lý điều hành của đội ngũ
lãnh đạo
Các thành viên trong ban điều hành của Sacombank là người có thâm niên và bề dày kinh nghiệm rất nhiều trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, có trình độ học vấn uy bác... Tuy nhiên để điều hành trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, ban điều hành Sacombank và các cán bộ nòng cốt của đơn vị cần có kế hoạch đào tạo và cử đi học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng lớn khác tại Việt Nam cũng như các chương trình ở nước ngồi để có được tầm nhìn vĩ mơ mới, từ đó đề xuất các phương pháp quản lý tiên tiến và vạch ra hướng đi đúng đắn cho Sacombank.
Đẩy mạnh công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Yếu tố con người được các nhà lãnh đạo Sacombank xem như tài sản quý giá nhất của Sacombank và ln ln đặt vấn đề làm sao để có thể phát triển được nhân lực này thật hiệu quả. Hiện tại, cơng tác đào tạo của Sacombank cịn ở mức độ sơ khai, đáp ứng cho nhu cầu nhất thời, trung tâm đào tạo được thành lập tại Sacombank nhưng cần phải cải thiện về nhiều mặt như: chương trình giảng dạy đào tạo, giáo viên, tài liệu, công cụ hỗ trợ.
- Xây dựng chuẩn bị được nội dung đào tạo cho từng chức danh cơng việc, từ đó lên kế hoạch về kinh phí đào tạo và cách thức triển khai các nội dung đào tạo cụ thể cho từng giai đoạn.
- Tin học hóa tồn bộ thông tin đào tạo và quản lý chặt chẽ đến từng thành viên trong ngân hàng.
- Sacombank nên đầu tư hệ thống e-learning, là mơ hình đào tạo và quản lý trực tuyến. Với e-learning, Sacombank có thể xây dựng được chương trình và tiến hành đào tạo cho mọi đối tượng trong ngân hàng theo chức danh công việc, phục vụ cho nhu cầu khác nhau của từng bộ phận trong ngân hàng. Mỗi cá nhân thơng qua việc học, có thể phát huy được khả năng bản thân và định hướng phát triển nghề nghiệp cho chính mình. Như vậy, kết quả đầu ra của công tác đào tạo sẽ giúp ngân hàng dùng đúng người, đúng việc. Hiệu quả hoạt động ngân hàng từ đó sẽ được cải tiến.
Hồn thiện cơ chế và bộ máy quản lý ngân hàng
Với mơ hình cấu trúc hiện nay của Sacombank, tuy có nhiều ưu điểm như: kiểm soát khách quan, giảm thiểu rủi ro nhưng lại khiến cho bộ máy trở nên cồng kềnh, mất nhiều thời gian trong quá trình tác nghiệp. Do đó cần phải cải tổ mơ hình theo hướng hiện đại, hướng đến khách hàng và sản phẩm, dịch vụ. Mơ hình tập trung xử lý nghiệp vụ cần thực hiện tại Sacombank ở các phòng ban, ở các bộ phận nhằm tạo tính chun mơn hóa và dành thời gian cho khâu tiếp thị và phát triển khách hàng, mang sản phẩm đến người dùng một cách nhanh chóng và nhiều tiện ích... Thành lập Ban quản lý chất lượng, hoạt động định kỳ theo hình thức ban dự án để tăng cường giám sát chất lượng hoạt động của các đơn vị trong toàn hệ thống. Ban quản lý chất lượng sẽ làm chức năng cố vấn cho ban điều hành trong việc đề xuất cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của tồn ngân hàng.
Chính sách thu hút và giữ chân người lao động
Sacombank xác định đội ngũ người lao động là nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công của ngân hàng. Sacombank cần có chính sách động viên, khuyến khích nhân viên phù hợp vì những nhân viên trung thành, tích cực làm việc là một vốn q của cơng ty. Có thể thực hiện các chính sách sau:
- Đảm bảo cho nhân viên một môi trường làm việc thoải mái, dễ chịu: vị trí,
địa điểm làm việc khơng những phải thoải mái về mặt không gian mà cần phải đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của người lao động, chẳng hạn như nhà ăn giữa ca, căng tin, nhà vệ sinh, … Những thứ đó tưởng rằng khơng liên quan trực tiếp đến công việc nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần làm việc cũng như năng suất lao động của nhân viên. Là lãnh đạo, Sacombank cần chú ý đến môi trường làm việc của người lao động qua việc thăm dị ý kiến của chính họ. Nếu họ cho rằng mơi
trường làm việc chưa tốt thì hãy tìm hiểu ngun nhân và cải thiện tình trạng đó.
- Xác định rõ bạn cần khuyến khích gì ở người lao động: trước khi quyết định đưa ra chiến lược khuyến khích nhân viên, Sacombank cần cân nhắc xem nên khuyến khích gì ở họ. Nhà lãnh đạo nên dành thời gian nói chuyện với các nhân viên và cho họ biết mình mong muốn điều gì ở họ. Người quản lý tỏ ra sẵn sàng gặp gỡ, giúp đỡ nếu nhân viên nào đó cảm thấy khó khăn trong cơng việc. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng mọi thông tin được phản ánh phải đảm bảo rõ ràng và chính xác, nếu không sẽ gây ra tư tưởng ỷ lại, ganh tỵ giữa các nhân viên.
- Khuyến khích tinh thần trách nhiệm của nhân viên: Thể hiện cho cán bộ nhân viên Sacombank thấy tầm quan trọng của họ trong ngân hàng, từ đó khẳng định trách nhiệm và nghĩa vụ của họ. Hãy cho họ thấy Sacombank là một tập thể đồng nhất và đồn kết mà mỗi thành viên trong đó đều sẵn sàng gánh chịu hậu quả mình gây ra. Nhà lãnh đạo Sacombank cần khẳng định với họ rằng thành cơng của nhóm có được là nhờ vào thành cơng của từng cá nhân, và ngược lại.
- Động viên, khen thưởng một cách phù hợp, sáng tạo: Nên nhớ rằng tiền không phải là phương tiện duy nhất để động viên nhân viên làm việc hăng say và hiệu quả hơn. Một nhân viên quan hệ khách hàng có thể sẵn sàng làm việc ngoài giờ mà chẳng cần được tăng lương. Một nhân viên IT sẵn lòng thức suốt đêm cho một dự án thành công dang dở dù không nhận được lời hứa hẹn nào từ giám đốc. Do đó nhà lãnh đạo Sacombank cần phải có cách ứng xử linh hoạt với từng cán bộ nhân viên cho phù hợp.
Với những tấm lòng nhiệt tình như thế, Ban giám đốc Sacombank hãy quan tâm đến họ theo cách khác. Đối với họ, tiền chỉ là một phần của cuộc sống thôi.
Nâng cao năng suất lao động
Năng suất lao động là một chỉ tiêu chất lượng có vai trị rất quan trọng đối với doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Việc đánh giá năng suất lao động của cán bộ nhân viên tại Sacombank cịn mang tính chủ quan từ một phía, điều này ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc cũng như tâm lý của người nhân viên, và hiện nay Sacombank đang thử nghiệm chương trình đo lường hiệu suất của cán bộ nhân viên thơng qua chỉ số Key Performance Indicators(KPI). Do đó cần nhân rộng mơ hình đánh giá nhân sự thông qua chỉ số này nhằm mang lại hiệu quả công việc và đánh giá nhân viên một cách khách quan hơn. Theo thống kê riêng của Sacombank thì năng suất lao động trong năm 2010 có tăng nhưng xét theo tính tương đối lẫn tuyệt đối thì tỷ lệ tăng năm 2009/2010 thấp hơn so với năm 2008/2009.
Bên cạnh đó, Sacombank cần sử dụng nhân lực có hiệu quả, chú trọng từ khâu tuyển chọn, bố trí, sử dụng lao động, bảo đảm lao động có trình độ, năng lực phù hợp. Đồng thời, tăng cường đào tạo và đào tạo lại đến nâng cao trình độ, kỹ năng của người quản lý và lao động, tạo môi trường làm việc thân mật, cởi mở nhằm làm cho nhân viên gắn bó hơn với doanh nghiệp, phát huy sáng kiến, tăng khả năng làm việc theo nhóm. Sacombank cần áp dụng các công cụ quản lý năng suất trong doanh nghiệp hiện đang được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới, trong đó có các
mơ hình, quy trình, hệ thống quản lý như cơng cụ quản lý lãng phí(7W), mơ hình Kaizen của Nhật Bản(5S), hệ thống quản lý chất lượng ISO, TQM...
Sacombank chú trọng đầu tư thiết bị, công nghệ phù hợp, lựa chọn công nghệ
phù hợp với điều kiện, khả năng của mình và mang tính cạnh tranh cao.
3.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực công nghệ cho Sacombank
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của bất cứ ngân hàng nào trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai thì cơng nghệ thông tin là một trong những vấn đề cốt lõi và càng ngày khẳng định vị trí quan trọng của mình.
Việc nâng cấp cơng nghệ thơng tin là cửa ngõ then chốt để Sacombank có thể làm tốt các giải pháp khác giúp cho Sacombank phát huy năng lực cạnh tranh. Nâng cấp và đầu tư cho công nghệ thơng tin có thể giúp ích cho Sacombank rất nhiều trong hoạt động quản trị kinh doanh.
Tiếp tục nghiên cứu áp dụng triển khai các tiện ích cao cấp của hệ thống Teminos 24 trong công tác ứng dụng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng phức tạp và quản trị hệ thống, cũng như đáp ứng được nhu cầu phát triển hệ thống mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch của Sacombank trong những năm tới.
Phát huy tính năng bảo mật dữ liệu từ hệ thống công nghệ thông tin mà ngân hàng đang sử dụng để bảo vệ dữ liệu khách hàng và hệ thống tài chính – một vấn đề cấp thiết và tối quan trọng của hoạt động ngân hàng.
Hệ thống an ninh mạng là tiêu chí hàng đầu để đảm bảo ngân hàng có hoạt động chuyên nghiệp và thực sự đáng tin cậy. Dữ liệu mạng phải được cập nhật nhanh