Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.2. XÃ NHẠN MÔN HUYỆN PÁC NẶM TỈNH BẮC KẠN
3.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Xã Nhạn Mơn thuộc huyện Pác Nặm có toạ độ từ: 22o37’13” – 22o42’5” vĩ độ Bắc và 105o34’42”- 105o40’5” kinh độ Đơng.
Phía Đơng giáp xã Bằng Thành, phía Tây giáp xã Cơng Bằng và Giáo Hiệu, phía Nam giáp xã Bội Bố thuộc huyện Pác Nặm và phía Bắc giáp xã Xuân Lộ - tỉnh Cao Bằng.
- Đặc điểm địa hình: Là vùng có các dãy núi cao chiếm đa số bao quanh, xen với các
thung lũng đƣợc chia cắt bởi các khe suối nhỏ, nhiều nơi độ dốc cao tới 30o, địa hình khá phức tạp. Độ cao trung bình từ 500-1.200m, cao nhất là đỉnh Phia Dạ 1.635m thuộc thơn Slam Vè.
- Khí hậu thủy văn: Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành
hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 4-10, tập trung vào tháng 5-9 với lƣợng mƣa 779,6- 937,3mm, mùa khô từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ bình quân trong năm là 22-
2oC, cao nhất 40,4oC, thấp nhất 3,0oC. Độ ẩm khơng khí bình qn năm khoảng 83,5%.
Lƣợng mƣa bình quân năm khoảng 1.129,9mm.
Có hai hƣớng gió chính là gió Đơng - Bắc, từ tháng 4 đến tháng 10, gió Tây – Nam từ tháng 11 đến tháng 3, kèm theo rét và sƣơng mù.
Thủy văn: Xã Nhạn Môn nằm trong khu vực đầu nguồn của nhánh sông đổ vào Ba bể, với hệ thống khe, suối khá dày đặc, có hai nhánh suối chính là suối bản Slấng và suối Nà Bẻ cung cấp nƣớc cho canh tác và sinh hoạt của ngƣời dân.
- Đặc điểm đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã có 4.066 ha. Trong đó, đất nơng
nghiệp là 245,6 ha chiếm 6,0% diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 3.799,0 ha, chiếm 93,4% diện tích tự nhiên; còn lại là đất khác.
Đất chủ yếu là feralit nâu vàng thƣờng gặp ở độ cao 800 -1.600m và vàng đỏ ở độ cao 500-700m phát triển trên đá vôi và sa thạch. Đất màu xám vàng thƣờng thấy ở thung lũng. Tồn xã có 1.288,15ha đất rừng, trong đó 33,46% là rừng phòng hộ, chủ yếu là rừng tái sinh trữ lƣợng lâm sản rất hạn chế.
- Dân số: Theo kết quả thống kê năm 2007, tồn xã có 295 hộ với tổng số 1.723 nhân
- Dân tộc: Cả xã có 3 dân tộc: Tày 42,5%, H'mơng 34,61% và Dao 22,89%.
- Tình hình gây trồng mây trong địa bàn: Trƣớc kia ngƣời dân trong xã chƣa biết trồng mây, họ chỉ biết khai thác mây tự nhiên trong rừng. Nhƣng vài năm gần đây khi mà nguồn nguyên liệu Song Mây tự nhiên cạn kiệt, thêm vào đó đƣợc sự hỗ trợ của Uỷ ban nhân dân huyện Pác Nặm và Phòng nghiên cứu Tài nguyên Thực vật rừng - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện chuyển giao thì ngƣời dân trong xã mới biết đƣợc kỹ thuật gây trồng Song Mây.