3.3.1 Giá cả khác biệt được tạo ra như thế nào?
Giá sản phẩm được hình thành từ nhiều yếu tố như: thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng; giá yếu tố sản xuất, công nghệ. Sự khác nhau về giá của hai quốc gia còn do lợi thế so sánh và mơ hình mậu dịch của hai quốc gia này.
3.3.2 Cân bằng tương đối và cân bằng tuyệt đối
Cân bằng tương đối : giá cả so sánh giữa hai sản phẩm ở hai quốc gia bằng nhau. Cân bằng tuyệt đối: giá cả các yếu tố sản xuất ở hai quốc gia là bằng nhau.
3.3.3 Lý thuyết cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất và lý thuyết H-O-S
Lý thuyết cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất : thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cân bằng tương đối và tuyệt đối giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia giao thương với nhau (Samuelson).
(Chương trình ĐH&CĐ)
Lý thuyết H-O-S: sự khác biệt giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia làm phát sinh thương mại
quốc tế; đến lượt nó, thương mại quốc tế làm giảm dần sự khác biệt đó, dẫn đến sự cân bằng tương đối và tuyệt đối giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia giao thương với nhau.
3.3.4 Kiểm chứng thực tế
Vốn đi từ các nước có lãi suất thấp sang các nước có lãi suất cao. Lao động đi từ nước có mức lương thấp sang nước có mức lương cao.
Mậu dịch quốc tế làm tăng giá cả yếu tố sản xuất dư thừa và giảm giá cả yếu tố sản xuất khan hiếm. Kết luận: mậu dịch làm thu nhập của người lao động tăng ngược lại người sở hữu tư bản giảm tại các nước đang phát triển.
3.3.5 Nghịch lý Leontief
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Wassily Leontief cho thấy: hàng xuất khẩu của Mỹ sử dụng ít
vốn hơn hàng nhập khẩu của Mỹ (trong khi Mỹ đứng đầu về K/L=> thừa vốn). Số liệu thống kê xuất
nhập khẩu Mỹ (1945-1970) cũng khẳng định Leontief đúng. Có nhiều lý giải cho nghịch lý này như:
Theo lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế thì: Mỹ xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều lao động có tay nghề cao, tiên phong và nhập khẩu hàng sử dụng vốn lớn.
Mỹ chủ yếu mua bán với các nước cũng thừa vốn như: Nhật Bản, EU nên mơ hình H-O khơng thể hiện rõ bằng kiểm định kết quả mua bán giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.