Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón silica đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lạc trên đất phù sa cũ bạc màu tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 48)

- Đối với cây cảnh: Silic thúc đẩy sự sinh trưởng của cây cảnh trồng trong chậu và kéo dài thời gian tươi của hoa cắm trong lọ Silic cũng làm tăng

1.6.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nên năng suất, sản lượng lúa không ngừng tăng, không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu. Do đã cơ bản giải quyết được vấn đề lương thực nên các địa phương có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là chuyển những diện tích trồng lúa khó khăn, năng suất thấp và bấp bênh sang trồng các loại cây rau, màu, cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao hơn. Trong đó, cây lạc nhờ ưu thế về khả năng thích nghi rộng, yêu cầu kỹ thuật canh tác và đầu tư không quá cao, giá trị và thị trường tiêu thụ khá ổn định, có nhiều giống lạc có tiềm năng năng suất cao nên đã có một vai trị quan trọng trong định hướng phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hố của các vùng sản xuất.

Diện tích

Sản xuất lạc được phân bố trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp của Việt Nam, diện tích lạc chiếm khoảng 40% tổng diện tích gieo trồng các cây cơng nghiệp ngắn ngày và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2001-2006 [21]. Theo số liệu thống kê năm 2006, diện tích lạc cả nước đạt 246.700 ha, phân bố ở 8 vùng sản xuất chính (bảng 2.2 ).

Đvt: ha Vùng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nƣớc 244.600 246.700 243.856 258.689 269.600 246.700 Đồng bằng Sông Hồng 30.900 30.600 31.452 33.625 34.600 30.300 Đông Bắc 32.500 31.500 31.335 34.501 37.200 35.700 Tây Bắc 7.000 7.300 7.625 8.021 8.600 8.600 Bắc Trung Bộ 74.900 74.300 74.005 79.090 82.700 75.200 Duyên Hải Nam Trung Bộ 26.100 24.100 23.122 24.413 24.900 24.600 Tây Nguyên 23.000 25.400 24.304 24.787 24.500 23.100 Đông Nam Bộ 42.100 43.300 41.792 41.271 73.200 37.200 Đồng bằng Sông Cửu Long 8.100 10.200 10.221 12.981 13.900 12.000 Nguồn: Mard.gov.vn [23]

- Vùng đồng bằng Sông Hồng: Lạc được trồng chủ yếu ở các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình,..với diện tích 30.300 ha, chiếm 12,28 % diện tích trồng lạc của cả nước.

- Vùng Đông Bắc: Lạc được trồng tập trung ở các tỉnh: Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang,...với diện tích trồng 35.700 ha, chiếm 14,47 % diện tích trồng lạc cả nước.

- Vùng Tây Bắc: Diện tích trồng tập trung ở Hồ Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu với diện tích trồng 8.600 ha, chiếm 3,49 % diện tích trồng lạc của cả nước.

- Vùng Bắc Trung Bộ: Đây là vùng trồng lạc lớn nhất cả nước tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh là: Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh, với diện tích trồng 75.200 ha, chiếm 30,48 % diện tích trồng lạc của cả nước.

Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

- Vùng Tây Nguyên: Diện tích trồng 23.100 ha, chiếm 9,36 %, tập trung ở các tỉnh Đăk lắk, Đắc nông và Gia Lai.

- Vùng Đơng Nam Bộ: Diện tích trồng 37.200 ha, chiếm 15,08 %, tập trung ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước.

- Vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long: Diện tích trồng 12.000 ha, chiếm 4,86 %, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Long An và Trà Vinh.

Nghệ An là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất cả nước (23.300ha), tiếp đến là Tây Ninh (20.900 ha) và Hà Tĩnh (20.300 ha)

Năng suất

Tuy chưa phải là nước có năng suất cao trong số các nước trồng lạc trên thế giới, nhưng năng suất lạc của nước ta ln cao bằng và cao hơn năng suất trung bình của toàn thế giới [6]. Trong những năm gần đây, do thị trường tiệu thụ sản phẩm khá ổn định, các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất lạc như giống mới, kỹ thuật canh tác tiên tiến được triển khai áp dụng rộng rãi, điều kiện phục vụ sản xuất như hệ thống tưới, tiêu được cải thiện, đầu tư thâm canh trong sản xuất được chú trọng, nên năng suất lạc của nước ta không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Theo số liệu thống kê, năng suất lạc cả nước năm 2006 đạt trung bình 18,7 tạ/ha, tăng 3,89 % so với năm 2005 và tăng 26,35 % so với năm 2001 (bảng 2.3).

Trong các vùng sản xuất lạc chính của cả nước thì vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long là vùng có năng suất lạc cao nhất (31,8 ta/ha), tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ (24,3 ta/ha) và vùng đồng bằng Sông Hồng (23,2 tạ/ha). Vùng có năng suất lạc thấp nhất cả nước là vùng Tây Bắc (13,5 tạ/ha). Trong các tỉnh có diện tích trồng lạc > 5.000 ha, thì Nam Định là tỉnh có năng suất lạc cao nhất (36,6 tạ/ha), tiếp đến là Tây Ninh (30,6 ta/ha) và Hưng Yên (30,0

Đvt: tạ/ha Vùng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nƣớc 14,8 16,2 16,7 17,4 18,0 18,7 Đồng bằng Sông Hồng 18,3 19,1 20,5 22,5 21,9 23,2 Đông Bắc 12,5 12,5 13,4 14,9 15,5 14,6 Tây Bắc 10,1 9,9 10,2 11,8 12,7 13,1 Bắc Trung Bộ 14,0 16,4 16,0 17,5 16,2 17,6

Duyên Hải Nam Trung Bộ 13,5 14,6 15,9 15,7 17,4 18,5

Tây Nguyên 12,5 10,9 13,9 9,8 12,8 14,3

Đông Nam Bộ 17,4 20,1 18,8 19,1 21,4 22,0

Đồng Bằng sông Cửu Long 20,5 23,2 23,3 26,5 29,0 29,8

Nguồn:Mard.gov.vn [23]

Sản lƣợng

Do diện tích trồng và đặc biệt là năng suất lạc liên tục tăng trong những năm gần đây nên sản lượng lạc của cả nước không ngừng tăng. Theo số liệu thống kê, sản lượng lạc của cả nước năm 2006 đạt 462.500 tấn, tăng 27,38 % so với năm 2001 (bảng 2.4)

Trong các vùng sản suất của cả nước thì vùng Bắc Trung Bộ là vùng có sản lượng cao nhất cả nước (132.000 tấn), tiếp đến là các vùng Đông Nam Bộ (81.7000 tấn) và Đồng Bằng Sơng Hồng (70.300 tấn). Vùng có sản lượng lạc thấp nhất là Tây Bắc (11.300 tấn). Trong các tỉnh thì tỉnh Tây Ninh có sản lượng cao nhất trong các tỉnh sản xuất lạc (64.000 tấn), tiếp đến là tỉnh Nghệ An (46.100 tấn) và tỉnh Hà Tĩnh (37.300 tấn).

Đvt: tấn Vùng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nƣớc 363.100 400.400 406.181 451.095 489.300 462.500 Đồng bằng Sông Hồng 56.400 58.300 64.627 75.717 75.200 70.300 Đông Bắc 40.700 39.500 42.105 51.357 57.800 52.200 Tây Bắc 7.100 7.200 7.803 9.504 10.700 11.300 Bắc Trung Bộ 105.000 121.600 118.771 138.478 133.600 132.500 Duyên Hải Nam Trung Bộ 35.300 35.100 36.850 38.404 43.700 45.600 Tây Nguyên 28.800 27.800 33.804 24.273 33.800 33.100 Đông Nam Bộ 73.200 87.200 78.399 78.902 94.100 81.700 Đồng Bằng sông Cửu Long 16.600 23.700 23.822 34.460 40.400 35.800 Nguồn: Nguồn:Mard.gov.vn [23] 1.6.3. Tình hình sản xuất lạc ở Vĩnh Phúc

Là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng nhưng Vĩnh Phúc lại bao gồm cả vùng trung du và miền núi. Trong cơ cấu cây trồng của tỉnh thì cây lạc vẫn đóng một vai trị quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đặc biệt là với các địa phương vùng trung du và miền núi, nhờ vậy diện tích, năng suất, sản lượng lạc của tỉnh vẫn tiếp tục tăng trong những năm gần đây (bảng 2.5) [4].

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón silica đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lạc trên đất phù sa cũ bạc màu tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w