Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Mơ hình nghiên cứu

Bên cạnh việc nghiên cứu các khía cạnh của chất lượng lợi nhuận, nghiên cứu này còn xem xét các yếu tố tác động đến từng khía cạnh của chất lượng lợi nhuận được tác giả lựa chọn thông qua việc kế thừa và chắt lọc từ các nghiên cứu trong và ngồi nước vì hai ngun nhân. Thứ nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi, quy mô rất nhỏ so với các thị trường lớn mà tác giả đã lược khảo các nghiên cứu. Do đó, các nhân tố đã được chứng minh là có tác động đến chất lượng lợi nhuận ở cả những thị trường lớn thì nhiều khả năng các nhân tố đó cũng cũng tác động ở thị trường nhỏ. Thứ hai, tác giả vẫn phải dựa trên tính khả thi về mặt dữ liệu và nguồn lực của tác giả khi thực hiện nghiên cứu này. Từ đó, mơ hình nghiên cứu đề xuất có dạng tường minh như sau:

    0 1 2 3 4 5 6 7 0 it it it it it it it t it it

EarningQuality Audit Size Leverage Loss Sales

EarningQuality CFO Crisis

                      (2)

Phương diện thứ nhất là đặc tính kiểm tốn (audit characteristic) được đại diện

bằng Auditit - là một biến giả nhận giá trị bằng 1 đối với các doanh nghiệp được kiểm

tốn và bằng 0 đối với các doanh nghiệp cịn lại.

Phương diện thứ hai là các đặc điểm riêng của bản thân doanh nghiệp (firm characteristics). Các đặc điểm này bao gồm:

- Quy mô công ty (Sizeit) được đo lường bằng logarithm tự nhiên của tổng tài sản (Francis và cộng sự, 2004, Cascino và cộng sự, 2010, Gaio, 2010).

- Đòn bẩy tài chính (Leverageit) được tính bằng tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (Francis và cộng sự, 2004, Cascino và cộng sự, 2010, Gaio, 2010).

- Lợi nhuận âm được đo bằng tỷ lệ những năm có lợi nhuận âm so với số năm

hoạt động (Lossit) (Houqe và cộng sự (2010) và An (2009)).

- Độ biến động của doanh thu Salesit được đo lường bằng độ lệch chuẩn trung bình trượt 3 năm của tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản (Francis và cộng sự (2004), Gaio (2010), Dichev (2013)).

- Độ biến động của dòng tiền hoạt động CFOit được đo lường bằng độ lệch chuẩn trung bình trượt 3 năm của tỷ lệ dịng tiền hoạt động trên tổng tài sản (Sloan (1996); Dechow & Dichev (2002); Francis và cộng sự (2005)).

Phương diện thứ ba được đưa vào nghiên cứu là yếu tố thị trường (market factor) được sử dụng trong nghiên cứu là một biến giả đại diện cho những thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới; theo đó, biến giả (Crisist) nhận giá trị bằng 1 tại các năm 2007, 2008, 2009 và nhận giá trị 0 đối với những năm còn lại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên quan điểm kế thừa các nghiên cứu trước, chương này đã trình bày phương pháp ước lượng và đo lường các khía cạnh khác nhau của chất lượng lợi nhuận. Đồng thời, dựa trên tính khả thi về mặt dữ liệu khi nghiên cứu tại Việt Nam cũng như về nguồn lực của tác giả, mơ hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến từng khía cạnh của chất lượng lợi nhuận cũng được trình bày trên cở sở kế thừa các nghiên cứu về chất lượng lợi nhuận trên thế giới mà tác giả đã lược khảo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)