Bảng hướng dẫn tưới nước trong trồng hành tím

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiiệp đại học phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ hành tím của nông dân thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 25 - 31)

Mùa vụ Thời gian và lượng nước sử dụng Ghi chú

Hành sớm Lượng nước sử dụng theo thời tiết. Quan sát mặt đất để quyết

định thời gian và lượng nước tưới.

Hành mùa

1 - 20 NST 1 lần/ngày, sáng, tưới bằng kéo ống vịi sen (80 đơi x 40 lít/1giờ/cơng).

Sử dụng moter bơm nước. 21 - 50 NST Sáng: 1giờ/công. Chiều: 45 phút/công. 51 - 60 NST Sáng: 1giờ 30 phút/công. >60 - 75 NST Sáng: 1giờ/công. Hàng giống 1 - 30 NST Sáng: 1giờ 30 phút/công. Chiều: 1 giờ/công.

>30 - 45 NST Sáng: 1 - 1giờ 30 phút/công. Tuỳ theo đất thịt, đất cát, hành xấu, hành tốt.

Nguồn: Phòng Kinh tế Vĩnh Châu năm 2013

2.2.4.3 Làm cỏ

Sử dụng một trong hai loại thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm:

- Dual Gold: Phun trước hoặc ngay sau khi trồng (trên 1000 m2 đất thịt sử dụng 100 cc, đất cát sử dụng 60 cc).

- Ronstar: phun 01 ngày trước khi trồng (sử dụng 100cc/1000m2).

Trước khi phun thuốc trừ cỏ tưới nước thật ẩm và phủ rơm ngay sau khi phun thuốc, nếu phun trên đất khơ hoặc đất đã phủ rơm thì khơng hiệu quả.

2.2.4.4 Phịng trừ sâu bệnh

Sâu ăn tạp:

Đục lỗ lá hành, chui vào ăn phá bên trong và làm gãy lá hành.

Phòng trị: Phun một trong các loại thuốc đặc trị: Ammate, Prevathon (Dupont).

Sâu xanh da láng:

Đây là đối tượng rất khó phịng trừ, hàng năm thường gây hại nặng trên hành giống xuống giống muộn (tháng 3 dương lịch). Để hạn chế được sâu này, nên xuống giống sớm trước hoặc ngay sau tết Nguyên Đán để hành thu hoạch vào cuối tháng 03 dương lịch né được sâu xanh da láng.

Phòng trị: Phun thuốc hóa học ln phiên với thuốc vi sinh. Để phịng trị đạt hiệu quả nên ngắt ổ trứng và phun thuốc trừ trứng ngay giai đoạn mới phát hiện trứng ở lứa đầu tiên (thường 7 - 15 ngày sau khi trồng), sau đó nếu phát hiện sâu vẫn còn xuất hiện phun luân phiên Ammate, Prevathon (Dupont).

Ruồi hành (Dòi đục thân hành):

Đây là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên hành từ khi gieo trồng cho đến gần thu hoạch. Ruồi đẻ trứng vào lá, ấu trùng nở ra là dạng dòi đục trên lá thành những đường ngoằn ngoèo, lá bị vàng và khô từng mảng, cây khơng phát triển.

Một trong các loại thuốc có thể phịng trị: Amamectin, Emamectin.

Bệnh thối củ do vi khuẩn:

Thường gây hại nặng trên ruộng bón thừa đạm, bón nhiều DAP trong mùa mưa, hoặc nơi đất thấp tưới dư nước. Cần điều chỉnh lại phân bón, đặc biệt là trên ruộng hành trồng giữ giống nên bón lót phân tơm và phun định kỳ thuốc có gốc đồng 7 – 10 ngày/lần: Có thể sử dụng thuốc có gốc đồng và Kasumil hay Picoraz.

Bệnh đốm lá (đén cổ lá):

Phát triển nhiều sau các cơn mưa và lây lan rất nhanh. Bệnh xuất hiện trên lá và trên củ. Thường gây hại nặng trên hành nhân giống xuống giống muộn gặp mưa đầu vụ và hành sớm gặp mưa cuối vụ: Picoraz, Dithane M, Trí nơng.

2.2.4.5 Những điểm cần chú ý khi dùng thuốc BVTV đảm bảo an tồn và hiệu quả

Tuyệt đối khơng sử dụng những loại thuốc cấm và hạn chế sử dụng trên rau củ. Áp dụng đúng thời gian cách ly khi phun thuốc (xem quy định trên nhãn).

Sử dụng nhiều loại thuốc luân phiên/vụ và tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học. Trong mùa mưa để tăng cường hiệu quả thuốc có thể pha thêm chất bám dính.

2.2.4.6 Thu hoạch và bảo quản hành tím

Giai đoạn 55- 60 ngày, củ chuyển sang màu đỏ, lá đã ngã 80% thì bắt đầu nhổ, tùy theo tình hình sinh trưởng và sâu bệnh. Trường hợp hành xấu có thể lưu thêm vài ngày, nhưng khơng nên kéo dài quá, thường thì phơi nắng 2 - 3 ngày cho lá mềm lại để dễ vận chuyển xa. Chỉ nên thu hoạch hành vào những ngày khô ráo. Nhổ củ giũ sạch đất cho vào giỏ và chuyển về nơi bảo quản, tránh gây xây xát hoặc làm dập vỏ ngoài sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn tồn trữ. Đối với hành sản xuất vụ tháng 2 - 3 dương lịch, để giữ làm giống thì thu hoạch 40 - 45 ngày sau khi trồng (củ đã già ngừng tăng trưởng để lâu dễ hư củ), bảo quản: phơi nắng 10 - 15 ngày, rơm thật khô, phải sạch sâu bệnh, chất đống cao 1 - 5 m, cứ một lớp hành phủ một lớp rơm, vị trí rơm giữa trời, thoáng hoặc treo nguyên chùm hành ở nơi thống gió, tồn trữ thuốc hóa học bằng cách ướp hỗn hợp 40 kg bột Tale + Sevin + Rovral/1 tấn củ hành.

2.3 TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Võ Thị Thúy Diễm (2011), thực hiện đề tài “ Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ ca

cao ở huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre”. Nội dung đề tài nghiên cứu: Phân tích tình hình

sản xuất và tiêu thụ trái ca cao trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. Thơng qua các phân tích dựa trên cơ sở khoa học để nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân trồng ca cao.

Dựa trên cơ sở mục tiêu tác giả đã phân tích những mục tiêu cụ thể sau: Đánh giá chung về thực trạng sản xuất và tiêu thụ trái ca cao; Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ; Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ phù hợp với thực tiễn. Trong phân tích, tác giả dùng phần mềm Excel và SPSS để xử lý số liệu.

Đề tài đã phân tích được rất cụ thể về thực trạng sản xuất và tình hình tiêu thụ ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ngồi ra, đề tài phân tích cụ thể các chỉ tiêu tài chính qua đó đánh giá được hiệu quả kinh tế của ca cao mang lại thu nhập cho người trồng.

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ hành tím dựa trên phân tích chuỗi giá trị hành tím, sử dụng lý thuyết tiếp cận chuỗi giá trị của Kaplinsky & Morris (2001), phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ (2007) và sự tham gia của các tác nhân tham gia và hỗ trợ chuỗi.

3.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Khái niệm chuỗi giá trị còn được áp dụng để phân tích vấn đề tồn cầu hóa (Kaplinsky, 1999; Kaplinsky & Morris, 2001). Theo đó, các nhà nghiên cứu dùng khung phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu cách thức mà các cơng ty, các quốc gia hội nhập toàn cầu đánh giá về các yếu tố quyết định liên quan đến việc phân phối và thu nhập tồn cầu. Phân tích chuỗi giá trị cịn giúp làm sáng tỏ việc các công ty, quốc gia và vùng lãnh thổ được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào. Tương tự, theo cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007) thì chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Hay chuỗi giá trị là một loạt quá trình mà các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các chức năng chủ yếu của mình để sản xuất, chế biến và phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch sản xuất và kinh doanh, trong đó sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất, sơ chế ban đầu đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo thứ tự các chức năng và các nhà vận hành, chuỗi giá trị sẽ bao gồm một loạt các khâu trong chuỗi (hay còn gọi là các chức năng chuỗi) (Võ Thị Thanh Lộc, 2013).

3.2.1 Một số khái niệm

Nông dân: Là người trực tiếp sản xuất (trồng hoặc nuôi) không phân biệt quy mô từ

những nguyên liệu đầu vào để tạo ra hàng hóa bán lại cho người mua nhằm thu lợi nhuận.

Thương lái: Là trung gian đến nhà nông dân để mua lại hàng hóa và đem bán lại cho các

Nhà buôn bán: bao gồm các công ty và cơ sở bán sỉ/lẻ/siêu thị là nơi thu mua hàng hóa

từ thương lái và nơng dân sau đó phân phối ra thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

GLOBAL G.A.P: Là thực hành nông nghiệp tốt được áp dụng cho toàn cầu. Trong bối

cảnh hội nhập kinh tế tăng mạnh như hiện nay, nếu người nơng dân Việt Nam khơng thay đổi thói quen sản xuất tự phát như trước, thì khơng những vấn đề xuất khẩu nơng sản gặp khó khăn mà việc “thua ngay trên sân nhà” cũng là kết cục khơng thể tránh khỏi.

Doanh thu (DT): Là tồn bộ số tiền bán hàng sau khi thực hiện việc bán hàng.

DT = Sản lượng x giá bán

Chi phí đầu vào: Bao gồm chi phí trực tiếp sản xuất ra sản phẩm (giống, vật tư/thức ăn,

thuốc bảo vệ thực vật/thú y).

Chi phí tăng thêm: là tồn bộ chi phí cịn lại (lao động nhà/th, khấu hao, nhiên liệu,…)

ngồi chi phí đầu vào.

Tổng chi phí sản xuất (CP): là tất cả các khoản đầu tư mà nơng dân bỏ ra trong q trình

sản xuất và thu hoạch bao gồm chi phí đầu vào cộng với chi phí tăng thêm. CP = Chi phí đầu vào + Chi phí tăng thêm

Lợi nhuận (LN): Là phần giá trị còn lại của doanh thu sau khi trừ tổng chi phí sản xuất.

LN = DT - CP

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): Thể hiện lượng lợi nhuận đạt được từ một

đơn vị doanh thu nhận được

LN/DT = Tổng lợi nhuận/Tổng doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): Thể hiện lượng lợi nhuận đạt được từ việc đầu

tư một đơn vị tiền tệ trong một khoảng thời gian nào đó

Tỷ suất đầu tư (TSĐT):

TSĐT = Giá trị sản xuất/Giá trị đầu tư

- Giá trị sản xuất (doanh thu/cơng) - Giá trị đầu tư (chi phí/cơng)

Nếu như TSĐT càng lớn hơn 1 thì chứng tỏ hiệu quả sản xuất càng cao, ngược lại TSĐT càng nhỏ hơn 1 thì rủi ro trong sản xuất càng lớn.

Phân bổ giá trị gia tăng thuần trong chuỗi giá trị: Là phần trăm lợi nhuận của mỗi tác

nhân trong toàn chuỗi (tổng lợi nhuận chuỗi là 100%).

3.2.2 Phân tích SWOT

3.2.2.1 Mục tiêu

Nhận ra thuận lợi (điểm mạnh) và khó khăn (điểm yếu) cũng như cơ hội và nguy cơ/thách thức của mỗi tác nhân tham gia chuỗi cũng như của tồn ngành hàng (sản phẩm) từ đó đề xuất các chiến lược phù hợp nhằm phát triển bền vững chuỗi ngành hàng (sản phẩm) đó (Võ Thị Thanh Lộc, 2013).

3.2.2.2 Ma trận SWOT trong phân tích chuỗi ngành hàng

S (Điểm mạnh): Là những yếu tố thuận lợi, nguồn lực bên trong ngành hàng thúc đẩy góp phần phát triển tốt hơn (xảy ra trong hiện tại).

W (Điểm yếu): Các yếu tố bất lợi, những điều kiện khơng thích hợp bên trong ngành hàng làm hạn chế phát triển (xảy ra trong hiện tại).

O (Cơ hội): Là những yếu tố tác động bên ngoài cần được thực hiện nhằm tối ưu hóa sự phát triển, các kết quả dự kiến sẽ đạt được (xảy ra trong tương lai).

T (Nguy cơ/Thách thức): Những yếu tố bên ngồi có khả năng tạo ra những kết quả xấu, những kết quả không mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển (xảy ra trong tương lai).

3.2.2.3 Đề xuất chiến lược dựa trên phân tích SWOT

Sau khi có được ma trận SWOT, các chiến lược nâng cấp phát triển có thể đề xuất dựa trên sự kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội (chiến lược cơng kích), giữa điểm mạnh và thách thức (chiến lược đối phó/thích ứng), giữa điểm yếu và cơ hội (chiến lược điều

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiiệp đại học phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ hành tím của nông dân thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)