Chỉ tiêu ĐVT Tổng hợp (46 hộ) Hộ trồng có diện tích <3 cơng (13 hộ) Hộ trồng có diện tích >=3 cơng (33 hộ)
Doanh thu 1.000 đ/cơng 28.710 28.677 28.723 Chi phí 1.000 đ/công 14.841 14.244 15.077 Lợi nhuận 1.000 đ/công 13.868 14.433 13.646
LN/DT % 46,23 48,21 45,45
LN/CP % 94,73 102,92 91,51
TSĐT lần 1,95 2,03 1,92
Nông dân sản xuất hành tím thu được lợi nhuận cao, trung bình thu được 13.868.000 đồng/cơng.
Mặc dù doanh thu của các hộ có diện tích trồng nhỏ hơn 3 cơng thấp hơn so với các hộ có diện tích từ 3 cơng trở lên, nhưng chi phí đầu tư lại thấp hơn nên lợi nhuận mà các hộ có diện tích trồng nhỏ hơn 3 công thu được cao hơn so với các hộ có diện tích trồng từ 3 công trở lên.
Qua bảng 4.17 cho thấy, khi nơng dân trồng hành tím thu được 100 đồng sẽ có 46,23 đồng lợi nhuận (LN/DT = 46,23%). Trong khi đó, hộ có diện tích trồng nhỏ hơn 3 cơng có tỷ số lợi nhuận/doanh thu cao hơn mức trung bình của tất cả các hộ, khi các hộ này thu được 100 đồng sẽ có 48,21 đồng lợi nhuận. Ngược lại, các hộ có diện tích trồng từ 3 cơng trở lên lại có tỷ số lợi nhuận/doanh thu thấp hơn (LN/DT = 45,45%), có nghĩa là khi nơng dân thu được 100 đồng sẽ thu được 45,45 đồng lợi nhuận.
Tỷ số LN/CP = 94,73% cho biết khi nông dân đầu tư 100 đồng chi phí sẽ thu lại được 94,73 đồng lợi nhuận. Đây là một con số rất cao, cho thấy nếu nông dân đầu tư trồng hành tím rất có hiệu quả. Các hộ có diện tích trồng dưới 3 cơng đầu tư chi phí thấp hơn nhưng thu lợi nhuận lại cao hơn nên tỷ số LN/CP cũng cao hơn so với các hộ có diện tích trồng từ 3 cơng trở lên. Khi các hộ có diện tích trồng dưới 3 cơng đầu tư 100 đồng chi phí sẽ thu lại 102,92 đồng lợi nhuận. Cịn các hộ có diện tích trồng từ 3 công trở lên đầu tư 100 đồng chi phí sẽ thu lại 91,51 đồng lợi nhuận, đây cũng là một con số rất cao.
Trồng hành tím có tỷ suất đầu tư là 1,95 lần lớn hơn 1 chứng tỏ rằng trồng hành tím mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, tỷ suất đầu tư của các hộ có diện tích dưới 3 cơng bằng 2,03 lần cho thấy các hộ này trồng hành tím rất có hiệu quả.
4.2.2.9 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trồng hành tím
Lợi nhuận hành tím chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng để xác định một cách khoa học yếu tố nào thực sự ảnh hưởng và mức ảnh hưởng như thế nào thì ta đi vào thiết lập hàm lợi nhuận. Phân tích hồi quy tương quan của lợi nhuận hành tím nhằm mục đích giúp nhà quản lý có cơ sở hoạch định chính sách để giúp cho nơng dân mạnh dạn đầu tư vào các yếu tố có ảnh hưởng tích cực, hạn chế các yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực một cách hợp lý, hướng đến tăng hiệu quả kinh tế từ hành tím.
Kết quả xử lý hồi quy tương quan của các yếu tố kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn, diện tích, năng suất và giá bán của nơng dân đến lợi nhuận khi trồng hành tím cho thấy: Phương trình hồi quy tương quan của các yếu tố đối với lợi nhuận có dạng:
Y = - 317859 + 2,252X1 – 3128X2 + 37827X3 + 84858X4 + 7,692X5
Qua bảng 4.18 cho thấy Sig.F = 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa = 5% nên mơ hình hồi quy có ý nghĩa, tức là các biến kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn, diện tích, năng suất và giá bán có ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố không khảo sát làm giảm lợi nhuận của các hộ trồng hành tím là 317.859 ngàn đồng.
Từ kết quả hồi quy cho thấy, ảnh hưởng của kinh nghiệm sản xuất và trình độ học vấn đến lợi nhuận là khơng có ý nghĩa.
Diện tích trồng hành tím có tác động tỷ lệ thuận với lợi nhuận của đối tượng điều tra. Khi các yếu tố khác khơng đổi thì diện tích trồng tăng lên 1 công sẽ làm cho lợi nhuận tăng 37.827.000 đồng, với mức ý nghĩa 5%.
Năng suất trồng hành tím cũng tác động thuận với lợi nhuận của đối tượng điều tra. Khi các yếu tố khác khơng đổi, năng suất hành tím tăng lên 1 tấn/cơng sẽ làm cho lợi nhuận tăng 84.858.000 đồng, với mức ý nghĩa 5%.
Tương tự, giá bán hành tím cũng có tác động thuận đến lợi nhuận. Khi các yếu tố khác khơng đổi, giá bán hành tím tăng lên 1 đồng/kg sẽ làm lợi nhuận tăng lên 7.692 đồng, với mức ý nghĩa 5%.
Qua phân tích hồi quy lợi nhuận cho biết mối quan hệ giữa kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn, diện tích, năng suất, giá bán và lợi nhuận là chặt chẽ với hệ số tương quan bội R= 0,991.
Hệ số xác định R2 = 0,982 = 98,2% cho biết các yếu tố khảo sát kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn, diện tích, năng suất và giá bán làm thay đổi lợi nhuận với mức độ là 98,2%. Và các yếu tố khác khơng khảo sát trong phương trình hồi quy lợi nhuận có ảnh hưởng làm thay đổi lợi nhuận với mức độ là 1,8%.