CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.4. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Theo như kết quả nghiên cứu 6 nhân tố đại diện gồm: Quy mô công ty (QM), Nhận thức của nhà quản trị (NT) , Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (BM), Phương pháp và kỹ thuật (PP), Trình độ nhân viên kế tốn (NV), Cơng nghệ thơng tin (CN) sẽ đại diện cho 18 biến quan sát như sau:
QM1 Nguồn vốn kinh doanh.
QM2 Số lượng lao động. QM3 Tổng doanh thu.
NT1 Sự chấp nhận đầu tư chi phí trong cơng tác KTTN. NT2 Sự hiểu biết của nhà quản trị về công tác KTTN. NT3 Sự đánh giá về tính hữu ích của KTTN.
BM1 Sự phân cấp quản lý.
BM3 Sự bất kiêm nhiệm giữa các cấp trong quản lý và kiểm soát.
BM4 Thiết lập bộ máy quản lý cơ cấu theo mơ hình các trung tâm trách nhiệm.
PP1 Cách xây dựng các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm.. PP3 Phương pháp lập dự toán.
PP4 Phương pháp lập báo cáo trách nhiệm.
NV1 Trình độ chun mơn về KTQT cụ thể là KTTN. NV2 Kỹ năng để vận dụng các kỹ thuật KTTN.
NV3 Khả năng tham mưu cho nhà quản trị sử dụng thông tin KTTN trong
CN1 Phần mềm phục vụ thiết lập báo cáo quản trị.
CN2 Mạng thông tin nội bộ kết nối kết quả thực hiện của các trung tâm
trách nhiệm.
CN3 Phần mềm riêng biệt phục vụ cho công tác KTQT-KTTN. 4.4.1. Đối với nhân tố quy mô công ty
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mơ cơng ty càng lớn thì cơng tác KTTN càng thành công hơn. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây như Alpesh T. Patel (March 2013) khi chỉ ra rằng hệ thống KTTN rất hữu ích trong những cơng ty có quy mơ lớn. Quy mơ cơng ty lớn thể hiện qua nguồn vốn mạnh, số lượng lao động nhiều, tiềm lực kinh tế lớn là tiền đề để công tác KTTN thành công hơn. Rõ ràng một CTNY thường có quy mơ lớn thì số lượng phịng ban, chi nhánh nhiều. Hơn nữa một khi các CTNY có các phịng ban hoạt động với chức năng rõ ràng, độc lập thì việc đánh giá hiệu quả từng bộ phận sẽ phức tạp hơn, nhu cầu quản trị cao hơn và là động lực thúc đẩy CTNY tổ chức công tác KTTN tại công ty.
4.4.2. Đối với nhóm nhân tố nhận thức
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhân tố nhận thức của nhà quản trị tỷ lệ thuận với mức độ tác động công tác KTTN. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây như theo Fowzia (2011) khi chỉ ra rằng có mối tương quan chặt chẽ giữa nhận thức về KTTN công tác KTTN. Khi nhà quản trị nhận thức được vai trị của KTTN đối với các CTNY thì họ càng có nhu cầu vận dụng KTTN tại cơng ty của mình. Từ đó ban điều hành công ty sẵn sàng chấp nhận mức chi phí càng cao trong việc thực hiện và tỷ lệ tổ chức thành công công tác KTTN càng lớn.
4.4.3. Đối với nhân tố cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bộ máy quản lý của công ty càng có sự phân cấp quản lý, sự tách bạch về trách nhiệm và quyền hạn thì công tác KTTN
rõ ràng (Huỳnh Lợi, 2012). Sự phân cấp quản lý là yếu tố quan trọng và được đề cập nhiều lần trong các nghiên cứu về KTTN, vừa là tiền đề vừa là động lực thúc đẩy sự hình thành KTTN. Trong thực tế cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý các CTNY cịn mang nặng tính hành chính, chưa được cơ cấu theo mơ hình các trung tâm trách nhiệm, do vậy công tác KTTN trong các công ty chưa thể thực hiện được (Trần Văn Tùng, 2009). Vì vậy việc thiết lập cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý theo mơ hình các trung tâm trách nhiệm là điều kiện thuận lợi để công tác KTTN tổ chức tại các CTNY hiệu quả.
4.4.4. Đối với nhân tố phương pháp và kỹ thuật
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp và kỹ thuật thực hiện KTTN có tác động cùng chiều đến công tác KTTN tại các CTNY. Rõ ràng, để đánh giá đúng sự đóng góp của các thành viên và tập thể cơng ty thông qua công cụ KTTN cần quan tâm đến việc xây dựng các tiêu chuẩn, thang đo mức độ hồn thành cơng việc, xác định được đúng và đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm. Kết quả trên cũng được đề cập ở nghiên cứu của tác giả Trần Đình Khuyến (2016) để đánh giá chính xác mức độ hồn thành của các cá nhân, bộ phận công ty theo qui định của KTTN cần xây dựng cho mình các cơng cụ đo lường hiệu quả, các chỉ số xây dựng theo mục tiêu của cơng ty và được tồn thể nhân viên cùng thống nhất thực hiện.
Đồng kết quả nghiên cứu có tác giả Fowzia (2011) nhận định một trong số các nhân tố tác động đến công tác KTTN là phương pháp và kỹ thuật đo lường hiệu quả công tác KTTN. Phương pháp kỹ thuật tốt sẽ tạo thuận lợi trong việc truy xuất dữ liệu để phục vụ lập các báo cáo trách nhiệm. Khi phân loại chi phí, doanh thu, lợi nhuận đúng theo phương thức nhằm phục vụ nhu cầu quản trị theo quan điểm của KTTN giúp cho việc đánh giá chính xác kết quả hoạt động của từng bộ phận, từ đó cơng tác KTTN dễ dàng thực hiện hơn.
4.4.5. Đối với nhân tố trình độ nhân viên kế tốn
thực hiện công cụ KTTN càng thành thạo, có khả năng đề xuất tham mưu tốt trong việc sử dụng thơng tin KTTN thì cơng tác KTTN càng khả thi. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu Cletus O. Akenbor (2013) khi chỉ ra rằng hiệu quả của công tác KTTN phụ thuộc trình độ chun mơn của nguồn nhân lực.
4.4.6. Đối với nhân tố công nghệ thông tin
Theo kết quả nghiên cứu nếu có sự hỗ trợ tốt của cơng nghệ thơng tin thì việc cơng tác KTTN dễ dàng thực hiện hơn. Công nghệ thông tin tốt giúp việc xây dựng mạng thông tin nội bộ hiệu quả, kết nối thông tin cập nhật liên tục giúp tổng hợp kết quả hoạt động, thông tin từ bộ phận khác một cách hiệu quả. Từ đó giúp cho việc thiết lập báo cáo quản trị chất lượng. Phần mềm riêng dành cho KTTN giúp công cụ KTTN được thực hiện một cách hiệu quả, góp phần cho cơng tác KTTN thành công. Kết quả này phủ hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Phú (2014) khi kết luận rằng đối với KTTN, vấn đề xử lý nhiều nghiệp vụ khác nhau đòi hỏi phải ứng dụng cơng nghệ thơng tin để có thể xử lý nhanh thơng tin thu thập được, đưa ra các báo cáo trách nhiệm kịp thời và đảm bảo tính hữu ích của thơng tin.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 trình bày các kết quả nghiên cứu được nhằm đánh giá các nhân tố tác động đến công tác KTTN tại các CTNY.
Từ các bước nghiên cứu thực hiện tuần tự theo qui trình, tác giả đã tìm ra được kết quả ban đầu với các nhân tố tác động và mức độ tác động của từng nhân tố. Kết quả cho thấy có 6 nhóm nhân tố bao gồm: nhận thức của nhà quản trị; quy mô CTY; phương pháp và kỹ thuật thực hiện; trình độ nhân viên kế tốn; cơng nghệ thơng tin. Ngồi ra tác giả làm rõ thêm nội dung mức độ tác động của các nhân tố đến công tác KTTN để góp phần vào việc định hướng đầu tư thực hiện công tác KTTN cho các CTNY.