Tổng quan về hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 34)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.1 Tổng quan về hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Cho đến nay, hệ thống các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh mẽ xét cả về mặt lƣợng lẫn mặt chất: Nếu nhƣ đầu những năm 1990, tại Việt Nam, 4 NHTMNN chiếm gần nhƣ toàn bộ thị trƣờng tiền gửi và cho vay ở Việt Nam thì cho đến nay, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN), hiện cả nƣớc có hơn 100 ngân hàng hoạt động10. Cùng với đó là việc thành lập và hoạt động của hàng loạt công ty tài chính và cơng ty cho th tài chính, quỹ tín dụng từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Có thể nói, với thời gian trên 20 năm thực hiện quá trình đổi mới kinh tế, hệ thống ngân hàng và định chế phi ngân hàng đã có sự phát triển vƣợt bậc, đóng góp những vai trò to lớn đối với những thành tựu về kinh tế - xã hội nƣớc ta những năm qua. Bên cạnh các tổ chức tín dụng cịn có sự hiện diện và ngày càng phát triển của các TCTD phi ngân hàng. Số lƣợng các định chế tài chính phi ngân hàng hoạt động trên thị trƣờng Việt Nam thƣờng xuyên thay đổi theo thời gian, và đã có sự tăng lên đáng kể so với đầu những năm 2000. Các định chế tài chính này đã và đang có sự cạnh tranh khá quyết liệt với các NHTM trong một số lĩnh vực dịch vụ ngân hàng truyền thống. Một thực tế là sự cạnh tranh giữa các định chế tài chính trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay diễn ra rất quyết liệt, khiến mơi trƣờng tín dụng trong nhiều giai đoạn là rất bất ổn.

10

Trong thời gian qua, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đã có sự chuyển mình mạnh mẽ để tận dụng tốt những cơ hội trong quá trình hội nhập, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh. Đó là có mạng lƣới rộng lớn, có khách hàng truyền thống và hiểu biết về khách hàng cũng nhƣ các điều kiện kinh doanh tại Việt Nam, kinh nghiệm nghiệp vụ tích lũy trong nhiều năm qua. Đây là một lợi thế trong việc chăm sóc khách hàng. Do vậy, các NHTM trong nƣớc vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay.

Công nghệ ngân hàng là lĩnh vực đƣợc các ngân hàng rất chú trọng, coi là phƣơng tiện chủ lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với ngân hàng của các nƣớc tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Hầu hết các ngân hàng thƣơng mại đã đầu tƣ xây dựng hệ thống ngân hàng lõi (core banking), cho phép quản trị dữ liệu một cách tập trung tại hội sở chính, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Về sản phẩm dịch vụ: các NHTM đã tập trung đổi mới, cho ra đời nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống nhƣ tiền gửi và cho vay, đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới tăng tiện ích cho khách hàng nhƣ: tăng tiện ích của tài khoản cá nhân, phát triển dịch vụ thẻ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhƣ phone banking, internet banking… Dịch vụ tiền gửi đƣợc đa dạng hóa, cho phép ngƣời gửi có nhiều lựa chọn cho đồng vốn nhàn rỗi của mình. Bên cạnh các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cố định truyền thống, các ngân hàng còn đƣa ra các sản phẩm tiền gửi đƣợc hƣởng lãi suất biến động theo tỷ lệ lạm phát, đảm bảo theo giá trị vàng, đƣợc bù chênh lệch tỷ giá…

Về năng lực tài chính: quy mơ vốn của các NHTM đã đƣợc tăng lên đáng kể qua từng năm. Bên cạnh đó các ngân hàng còn đẩy mạnh việc thực hiện cơ cấu lại tài chính nhƣ tăng vốn tự có, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động. Việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro…đã giúp các NHTM cải thiện chất lƣợng tài sản một cách đáng kể. Ngoài ra, một số NHTM đã và

đang nỗ lực trong việc đổi mới cơ cấu quản trị điều hành theo hƣớng phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của NHTM.

Biểu đồ 2.1. Tổng tài sản của một số NHTM Việt Nam qua các năm

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các ngân hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó các NHTM Việt Nam cịn tồn tại nhiều hạn chế nhƣ sau: Tồn tại đầu tiên là sự chi phối quá lớn của NHNN. NHNN vẫn còn can thiệp sâu vào hoạt động của hệ thống các NHTM, dẫn đến hiện tƣợng thiếu tinh thần trách nhiệm và tự chủ trong cơng tác quản lý hoạt động kinh doanh. Lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng còn chậm và kém hiệu quả.

Điểm yếu thứ hai là quy mô của các NHTM còn nhỏ dẫn đến năng lực cạnh tranh còn kém. Theo tổng hợp từ báo cáo thƣờng niên của các NHTM, phần lớn các NHTM trong nƣớc có số vốn điều lệ từ 1.000 đến 7.000 tỷ đồng. Cá biệt có một vài NHTM nhà nƣớc có vốn điều lệ tƣơng đối cao (nhƣ Agribank, Vietcombank…) nhƣng so với quy mô những ngân hàng trong khu vực thì con số này cịn q nhỏ.

Thứ ba, hệ thống dịch vụ NHTM Việt Nam còn đơn điệu, chất lƣợng chƣa cao, chƣa định hƣớng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng huy động vốn chủ yếu dƣới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng chiếm trên 80% tổng thu nhập.

Thứ tƣ, năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của NHTM hiện đại, bộ máy quản lý cồng kềnh, không hiệu quả.

Thứ năm, chính sách xây dựng thƣơng hiệu cịn kém.

Thứ sáu, chất lƣợng nguồn nhân lực kém, chính sách tiền lƣơng chƣa thỏa đáng, dễ dẫn đến chảy máu chất xám.

Thứ bảy, thiếu sự liên kết giữa các NHTM với nhau, thêm vào đó hệ thống pháp luật trong nƣớc, thể chế thị trƣờng chƣa đầy đủ, chƣa đồng bộ nhất quán.

Thứ tám, lĩnh vực tín dụng nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ xấu cao.

Thứ chín, việc thực hiện chƣơng trình hiện đại hóa của các NHTM chƣa đồng đều nên sự phối hợp trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ chƣa thuận lợi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)