5. KẾT LUẬN
5.1. Kết luận bài nghiên cứu
Để đảm bảo sự ổn định và an toàn cho hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động như hiện nay, các doanh nghiệp phải chủ động lựa chọn những giải pháp hữu hiệu để hạn chế ảnh hưởng của các tác động tiêu cực, một trong những giải pháp quan trọng mà các doanh nghiệp lựa chọn là việc sử dụng các cơng cụ tài chính để phịng ngừa rủi ro. Bài viết nhằm tìm ra yếu tố nào có thể giải thích tốt nhất cho quyết định phịng ngừa rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Kết quả kiểm chứng dựa trên cả hai kiểm định thực nghiệm đơn biến và đa biến giữa quyết định phịng ngừa rủi ro của các cơng ty phi tài chính ở nước ta với chi phí kiệt quệ tài chính, tài trợ bên ngồi, ưu đãi thuế, cơ hội tăng trưởng, tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý và các nghiệp vụ thay thế phịng ngừa rủi ro khơng cung cấp được bất kỳ một sự ủng hộ nào cho các kiểm định giả thiết ngoại trừ quy mô danh nghiệp được đo bằng doanh thu thuần và tổng tài sản. Biến chi phí đầu tư bên ngồi và chính sách tài chính thay thể tuy có ý nghĩa nhưng dấu của hệ số hồi quy ngược với mong đợi. Kết quả này không phù hợp với những phát hiện của Bessembinder (1991), Froot et al. (1993), Dobson và Soenen (1993), Nance et al. (1993), Getzy et al. (1997) và Allayannis và Ofek (2001) và các nghiên cứu dự đoán rằng quyết định phịng ngừa rủi ro của một doanh nghiệp có mối quan hệ đồng biến với các cơ hội đầu tư. Lợi ích của phịng ngừa rủi ro càng lớn khi các lựa chọn trong cơ hội đầu tư càng nhiều, bởi vì giảm biến động dịng tiền khi phịng ngừa rủi ro có thể cải thiện khả năng các quỹ nội bộ đáp ứng đủ cho các cơ hội đầu tư mới mà không cần cắt giảm các dự án khác. Vì vậy giả thiết này bị bác bỏ với mẫu dữ liệu các cơng ty phi tài chính của Việt Nam.
Qua khảo sát thực tế, các công ty ở Việt Nam đối diện với rất nhiều rủi ro từ rủi ro kinh tế, tỷ giá, tài chính, cạnh tranh… nhưng một thực trạng phịng ngừa rủi ro ở ất chung chung, chưa có chiến lược cụ thể rõ ràng đối với từng loại rủi
ro, hoặc tập trung cho những rủi ro nghiêm trọng, đặc trưng cho từng ngành nghề; chủ yếu các cơng ty duy trì lượng tiền mặt phù hợp trong từng thời kỳ, củng cố nội lực tài chính… Mặc dù duy trì tiền mặt là giải pháp để hạn chế rủi ro cho các công ty ở Việt Nam nhưng kiểm định đa biến cho mối quan hệ giữa quyết định phòng ngừa rủi ro và các cơng cụ phịng ngừa rủi ro thay thế lại không thể hiện đúng kỳ vọng về dấu. Điều đó chỉ ra vấn đề thanh khoản khơng phải thay thế cho phòng ngừa rủi ro, mà là một thước đo cho tính khả dụng của quỹ nội bộ.
Một kết quả khác khơng như dự đốn về tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà quản lý, thực tế là số lượng cổ phiếu mà các nhà quản lý sở hữu không phải là động lực để họ hành động ngăn chặn, phịng ngừa rủi ro cho cơng ty. Vì vậy, tơi bác bỏ giả thuyết nghiên cứu tối đa hóa lợi ích của nhà quản lý.
Ngồi ra, kết quả kiểm định đa biến giữa chi phí kiệt quệ tài chính và quyết định phịng ngừa rủi ro khơng hỗ trợ giải thích giả thuyết đưa đến kết luận rằng quyết định tự phịng ngừa rủi ro của các cơng ty khơng phụ thuộc vào lý thuyết về chi phí kiệt quệ tài chính. Tương tự với các kết quả của biến độc lập tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà quản lý, bất cân xứng thông tin và tỷ lệ chi trả cổ tức chúng ta cũng có thể thấy được thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự nhận ra tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro.
Với những kết quả đạt được, dựa trên nghiên cứu của tác giả Danijela Milos Sprcica, Zeljko Sevic (2012) bài nghiên cứu của tơi cũng đã đóng góp vào lý thuyết hiện tại khi thực hiện kiểm định thực nghiệm tại Việt Nam. Tôi cho rằng từ các đặc điểm của 103 cơng ty có thể cho thấy cái nhìn tồn diện về đặc điểm của tất cả các công ty phi tài chính khác trên thị trường; đó là hầu như các cơng ty đều quản lý rủi ro tài chính chủ yếu với các cơng cụ quản lý rủi ro đơn giản như phòng ngừa rủi ro tự nhiên trong khi việc sử dụng các công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi mới thực sự là các công cụ quan trọng và hiệu quả nhất trong những năm gần đây.