Bản đồ huyệ nU Minh, tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ tại huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 30)

Huyện U Minh có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn huyện lị U Minh và 7 xã: Khánh An, Khánh Hòa, Khánh Hội, Khánh Lâm, Khánh Thuận, Khánh Tiến, Nguyễn Phích.

4.1.1.2. Thời tiết - khí hậu

Huyện U Minh mang đặc trưng khí hậu của vùng ĐBSCL là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, về cơ bản, khí hậu ơn hịa, ít khắc nghiệt hơn các vùng khác, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nơng nghiệp, ni trồng thủy hải sản. Khí hậu cũng thích hợp cho phát triển ngành du lịch sinh thái.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện U Minh

4.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế

Theo UBND huyện U Minh(2015), kinh tế của huyện trong những năm qua tiếp tục tăng trưởng khá toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng nông - ngư - lâm nghiệp giảm dần, từ 61% (vào năm 2010) xuống cịn 53% (vào năm 2015); cơng nghiệp - xây dựng từ 15,5% tăng lên 20%; dịch vụ từ 23,5% tăng lên 27%; thu nhập bình quân đầu người từ 750 USD năm 2010 tăng lên 1.300 USD năm 2015.

4.1.2.2. Về sản xuất nông - ngư - lâm nghiệp

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - ngư - lâm nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của huyện và đảm bảo u cầu phát triển bền vững. Mơ hình sản xuất ln canh lúa - tơm có hiệu quả thiết thực; nhiều cánh đồng mẫu đang được hình thành và mang lại hiệu quả rất lớn; diện tích lúa trên đất nuôi tôm và năng suất tôm nuôi tăng dần; sản xuất, ni trồng ở vùng ngọt hóa mang lại hiệu quả cao. Sản lượng lúa đến năm 2015 đạt 137.780 tấn, tăng bình quân hàng năm 1,5%.

Mơ hình trồng cây cơng nghiệp, rau màu và chăn nuôi mang lại hiệu quả khá cao, đặc biệt là một số vùng ở xã Khánh Lâm đã đưa được rau màu và dưa hấu xuống ruộng. Tổng diện tích cây cơng nghiệp và rau màu các loại trên 5.070 ha. Trong đó, cây dừa 900 ha, cây ăn trái các loại 3.850 ha, cây mía 183ha, rau màu

137,5 ha. Mặc dù trong thời gian qua dịch bệnh trên gia súc, gia cầm liên tiếp xảy ra nhưng do thực hiện tốt cơng tác phịng, chống dịch bệnh và kiểm soát giết mổ nên đàn gia súc, gia cầm tiếp tục duy trì và phát triển đạt 50.150 con gia súc, 321.000 con gia cầm.

Thủy sản tiếp tục phát huy vai trò là ngành kinh tế quan trọng của huyện, sản lượng thủy sản khai thác hàng năm đều đạt, vượt chỉ tiêu; năm 2015 ước đạt 48.000 tấn. Dịch vụ thủy sản và hậu cần nghề cá có bước phát triển khá, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nuôi trồng, khai thác thủy sản của huyện.

Hoạt động chuyên giao, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống từng bước có hiệu quả thiết thực. Các mơ hình, dự án thí điểm về ứng dụng khoa học - công nghệ như: nuôi tôm quảng canh cải tiến; sản xuất lúa giống cấp xác nhận; sản xuất lúa theo quy trình 3 giảm 3 tăng; nuôi cá rô, cá sặc rằn; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý điều hành đạt kết quả khá tốt.

4.1.2.3. Về phát triển công nghiệp

Công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp tiếp tục phát triển, tồn huyện hiện có 96 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 15,5%, chiếm tỷ trọng 19,77% trong cơ cấu kinh tế.

4.1.2.4. Về thương mại - dịch vụ

Thương mại - dịch vụ có bước phát triển nhanh, tăng bình qn 16,5%/năm, các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân.

Mạng lưới thương mại cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và phục vụ sản xuất cho Nhân dân trong huyện. Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa tăng mạnh, trong đó khối lượng vận chuyển hành khách đường bộ đã phát triển rất nhanh do hệ thống các tuyến lộ giao thông không ngừng được đầu tư mở rộng.

Dịch vụ viễn thông phát triển nhanh, bảo đảm thông tin liên lạc với chất lượng ngày càng cao và tiện lợi, hiện nay dịch vụ Internet phát triển rất mạnh, đảm bảo phủ sóng rộng khắp trên địa bàn dân cư của huyện.

4.1.2.5. Về tài chính

Kinh tế phát triển đã thúc đẩy sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát triển, tạo nguồn thu và tăng dần các khoản đóng góp vào ngân sách; thực hiện đúng các loại thuế để động viên sản xuất kinh doanh. Các khoản chi được cân đối đảm bảo đúng luật ngân sách nhà nước, ưu tiên chi đầu tư phát triển. Tổng thu ngân sách 5 năm (2011 – 2015) được 236 tỷ 791 triệu đồng, đạt 114,4% chỉ tiêu; chi ngân sách 1.142 tỷ 717 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.

4.1.2.6. Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện trong những năm trở lại đây đã có bước phát triển khá. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm đạt 1.832 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu 6,1%. Tồn huyện hiện có 159,5 km đường ô tô, 375 km đường giao thông nông thôn và trên 300 cây cầu bê tông, nối liền các trục giao thơng chính từ tỉnh đến huyện và từ huyện đến xã – thị trấn bằng xe ôtô; từ xã đến ấp và liên ấp, khóm bằng xe môtô đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đi lại của người dân.

Trong giai đoạn 2010 - 2015, tranh thủ được các nguồn vốn triển khai xây dựng 105 công trình thủy lợi, với chiều dài 306,8 km, tổng vốn đầu tư 94 tỷ 408 triệu đồng; xây dựng các tuyến bờ kè chống sạt lở đê biển Tây và cửa biển Khánh Hội dài 9,8 km, tổng vốn đầu tư 187,5 tỷ đồng; xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng 4 cống trên tuyến đê biển Tây, vốn đầu tư 150 tỷ đồng; xóa 5 ấp trắng khơng điện và phát triển lưới điện hạ thế, nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện từ 85% năm 2010 lên 95% năm 2015; xây dựng 658 phòng học cơ bản và bán cơ bản. Chợ U Minh, các xã Khánh An, Khánh Hội, Khánh Hòa được cải tạo, nâng cấp, mở rộng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu mua bán của Nhân dân

4.1.2.7. Giáo dục và đào tạo, y tế

Công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được đầu tư nâng cấp, cơ bản đáp ứng yêu cầu. Đến nay huyện có 22/46 trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm 47,82% (chỉ tiêu 70%); phổ cập mẫu giáo 5 tuổi đạt 6/8 xã và thị trấn.

Huyện U Minh thường xuyên quan tâm chỉ đạo đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo đội ngũ thầy thuốc. Đã cơ bản hoàn thành dự án đầu tư xây dựng bệnh viện Đa khoa huyện với quy mô 100 giường bệnh; đến nay có 8/8 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; nâng số giường bệnh từ 10,5 giường năm 2010 lên 12 giường/vạn dân năm 2015; đội ngũ thầy thuốc và cán bộ y tế đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác khám, chữa bệnh, bình qn có gần 6 bác sỹ/1 vạn dân. Triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia; cơng tác kiểm sốt, phịng, chống dịch bệnh; chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình và trẻ em; giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn dưới 1%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 13%.

4.2. TỔNG QUAN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC TẠI HUYỆN U MINH

4.2.1. Hệ thống tín dụng

4.2.1.1. Hệ thống tín dụng chính thức

Là một huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, các loại hình thương mại dịch vụ chưa phát triển mạnh, tồn huyện U Minh chỉ có hai ngân hàng đó là ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Ngân hàng chính sách xã hội và Quỹ tín dụng nhân dân.

Về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn: hiện tại huyện có một chi nhánh đặt tại thị trấn U Minh và hai phòng giao dịch được đặt ở xã Khánh Tiến và xã Nguyễn Phích.

Về ngân hàng chính sách xã hội: thực hiện mục tiêu cho vay đối với hộ nghèo. Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội có 1 Phịng giao dịch đặt tại thị trấn U Minh và 8 tổ cho vay lưu động đặt tại 8 xã trực thuộc huyện U Minh.

Nhìn chung, hệ thống tín dụng chính thức tại huyện U Minh cịn ít về số lượng, cơ sở hạ tầng vật chất còn khiêm tốn trong khi đời sống kinh tế của huyện dựa vào sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu, do đó nhu cầu về nguồn vốn cho sản xuất của người dân là rất cao, chỉ với hai ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng chính sách xã hội thì chỉ có đáp ứng một phần nhỏ nguồn vốn để người dân vay phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng.

4.2.1.2. Tín dụng phi chính thức và bán chính thức

Tín dụng phi chính thức gồm có người cho vay chuyên nghiệp; vay mượn tư người thân, bạn bè; mua chịu vật tư nông nghiệp.

Người cho vay chuyên nghiệp thường là người khá giả ở nơng thơn, có nhiều tiền hoặc tài sản dư trong nhà có thể cho vay bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật (phân bón, giống, thức ăn chăn nuôi, lúa gạo,…) theo kỳ hạn ngắn (tuần, tháng). Những người cho vay này thường ấn định mức lãi suất rất cao, đặc biệt trong trường hợp họ nắm được nhu cầu khẩn thiết của người đi vay (ốm đau, ma chay hoặc bệnh tật,…), những nhu cầu không thể không vay để trang trải.

Vay, mượn từ người thân, bạn bè: Tín dụng loại này thường khơng cần trả lãi suất và kỳ hạn cũng linh hoạt, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người vay và người cho vay. Những khoản vay này dựa trên mối quan hệ thân thiết của những người sống trong cùng một gia đình, có quan hệ huyết thống hoặc bạn bè quen biết. Tuy nhiên, việc cho vay giữa bạn bè và người thân thường là bị giới hạn bởi số tiền vay. Hụi hay họ là một hình thức huy động vốn tự phát. Kể từ năm 2006, hụi được pháp luật quy định hướng dẫn. Mỗi hụi có từ 10 đến 30 thành viên hoặc hơn nữa thường là trong cùng một dòng họ với nhiều thế hệ khác nhau hoặc các nhóm có cùng một nghề nghiệp hoặc cùng lợi ích. Các hội viên đóng góp tiền tiết kiệm để gây quỹ cho vay lần lượt từng thành viên của hội. Việc thực hiện theo vịng quay lần lượt. Đặc điểm của loại hình cho vay này là khơng thế chấp tài sản, không thủ tục, ai cũng có thể tham gia, nhưng lãi suất cao vì tổng số tiền nhận được thấp hơn tổng số tiền phải trả sau cùng. Khi một cá nhân tham gia mất khả năng chi trả thì hụi dễ vỡ, các thành viên cịn lại khó có khả năng nhận lại được tiền.

Mua chịu vật tư nơng nghiệp: Mua chịu vật tư nơng nghiệp là hình thức mượn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Đây là hình thức mượn vốn bằng hiện vật, trả lãi khá cao, tiền lãi được tính vào giá thành vật tư khi mua chịu. Tuy người nông dân mua vật tư nợ phải chịu lãi suất cao nhưng họ vẫn chấp nhận vì khơng có vốn để sản xuất.Ngồi ra cịn có tín dụng bán chính thức như các tổ của hội nông dân, hộ phụ nữ. Các hội viên cùng góp vốn, cho vay vốn xoay vịng giữa các thành viên

trong hội với lãi suất thấp. Tuy nhiên, lượng vốn cho vay của hội không nhiều chỉ từ 2 đến 10 triệu đồng, nên chủ yếu chỉ dùng cho sản xuất nhỏ.

4.2.2. Dư nợ cho vay của hệ thống tín dụng chính thức

Tổng dư nợ tín dụng nông thôn trên địa bàn huyện U Minh năm 2015 là 373,2 tỷ đồng, tăng 168,4 tỷ đồng so với năm 2011. Số lượng nông hộ được vay vốn đến hết năm 2015 là 7.808 hộ, tăng 1.486 hộ so với năm 2011. Dư nợ bình quân của một nông hộ là 47,8 triệu đồng, tăng 15,4 triệu đồng so với năm 2011 (bảng 4.1).

Bảng 4.1: Tín dụng nơng thôn tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau 2011 – 2015

Stt Khoản mục Đvt 2011 2012 2013 2014 2015 Tăng giảm 2015/2011 1 Dư nợ Tỷ đồng 204,8 252,2 270,8 303,9 373,2 168,4 2 Số hộ được vay Hộ 6.322 6.585 6.909 7.341 7.808 1.486,0 3 Dư nợ bình quân/hộ Tr.đồng 32,4 38,3 39,2 41,4 47,8 15,4

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện U Minh, năm 2016

Hình 4.2: Tỷ trọng dư nợ nơng hộ tại huyện U Minh theo từng ngân hàng

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện U Minh, năm 2016

Trong dư nợ cho vay nông hộ tại huyện U Minh, Ngân Nơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2011, Ngân hàng Nơng nghiệp chiếm 66,4% tổng dư nợ; Ngân hàng Chính sách xã hội chiếm 33,6%. Đến năm 2015, Ngân hàng Nông nghiệp chiếm 69,9%, tăng 3,5% so với năm 2011; Ngân hàng Chính sách xã hội chiếm 30,1%, giảm 3,5% so với năm 2011 (hình 4.2).

066% 034%

2011

Ngân hàng Nông nghiệp Ngân hàng CSXH

69.9% 30.1%

2015

Ngân hàng Nông nghiệp Ngân hàng CSXH

Nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển nơng thơn chủ yếu tập trung lĩnh vực chi phí sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; hướng dòng vốn cho các địa bàn thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện, các nơng hộ nhỏ lẻ khó tiếp cận nguồn vốn này. Bện cạnh đó mạng lưới hệ thống các tổ chức tín dụng chủ yếu tập trung ở thị trấn U Minh, cịn lại các xã hầu như khơng có, do đó số vốn tín dụng khó đáp ứng đủ nhu cầu.

4.2.3. Đánh giá chung về tín dụng chính thức tại huyện U Minh

4.2.3.1. Những kết quả đạt được

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các đồn thể chính trị xã hội như Hội Nơng dân, Hội phụ nữ các cấp…, cụ thể là chính sách hỗ trợ tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CPngày 04/12/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn trong các năm qua bộ mặt nông thôn tỉnh Cà Mau nói chung và huyện U Minh nói riêng đã có nhiều thay đổi.

Các cấp Hội nơng dân trong huyện đã phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, Ngân hàng Chính sách xã hội của huyện U Minh cho nông hộ vay vốn theo mơ hình tổ liên kết sản xuất, mang lại hiệu quả thiết thực, nhiều hộ vay vốn làm ăn có hiệu quả cao, xóa được đói, giảm nghèo, nhiều hộ vươn lên làm giàu mở rộng đầu tư, thu hút nhiều lao động tại nơng thơn, góp phần giải quyết việc làm cho nông dân.

4.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Bên cạnh những mặt đạt được, các chính sách về hỗ trợ nông dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức vẫn cịn nhiều hạn chế, vẫn cịn nhiều nơng hộ chưa tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính thức; các vướng mắc trong thủ tục cho vay cần tiếp tục được giải quyết trong thời gian tới. Cụ thể như việc xác nhận các đối tượng vay vốn của ngân hàng ở các địa phương chưa thống nhất, nơi thì quá chặt, có nơi thì q lỏng lẻo chưa thật sự công bằng cho các đối tượng vay vốn (Phịng Nơng nghiệp huyện U Minh, năm 2015).

còn tâm lý e ngại khi vay vốn tại ngân hàng, thói quen dựa vào bạn bè, người thân trong gia đình để vay mượn. Ngồi ra, năng lực tiếp cận tín dụng chính thức cịn hạn chế thể hiện ở trình độ dân trí thấp, tầm nhìn hạn hẹp và khơng đủ năng lực lập phương án vay vốn, kế hoạch sản xuất, kinh doanh; việc tính tốn hiệu quả sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào tập quán, kinh nghiệm, thiếu sổ sách ghi chép; khơng có các phương thức quản lý và sử dụng vốn hiệu quả.

Về phía các ngân hàng, thủ tục cho vay đối với nông hộ trong những năm qua đã được giảm bớt, tuy nhiên, do quy định về quản trị ngân hàng và quản trị rủi ro thì

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ tại huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)