Cở sở pháp lý của việc xây dựng giải pháp bảo hộ CDĐL và NHTT tại Bến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể tại bến tre thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 66)

7. Kết cấu của luận văn:

2.1. Thực trạng

2.1.2. Cở sở pháp lý của việc xây dựng giải pháp bảo hộ CDĐL và NHTT tại Bến

Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/11/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/6/2009;

Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT;

Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV;

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Bến Tre lần thứ XIII giai đoạn 2015-2020;

Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp quốc gia hai năm 2016-2017 định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh Bến Tre thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh năm 2017, định hướng đến năm 2020;

Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

Chương trình số 18-CTr/TU ngày 16/7/2017 của Tỉnh ủy Bến Tre thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mơ hình tăng

trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

2.1.3. Các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực xây dựng nhãn hiệu hàng hóa nói chung và NHTT nói riêng trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bến Tre xác lập quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng cơng nghiệp”: Tổ chức 02 lớp tập huấn hướng

dẫn xây dựng, quản lý và khai thác quyền sở hữu cơng nghiệp trong doanh nghiệp, có 133 học viên tham dự; xuất bản 02 tài liệu: Tạo dựng một nhãn hiệu và kiểu dáng cơng nghiệp; Hỗ trợ 100% phí, lệ phí cho 35 tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước. Hỗ trợ phí, lệ phí cho 01 tổ chức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ, tổng kinh phí trên 40.000.000 đồng.

Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về sở hữu công nghiệp (SHCN) (trong đó có NHHH): Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa

bàn tỉnh hiểu rõ các vấn đề liên quan đến SHCN, trong những năm 2011 - 2017, tỉnh đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức: 11 lớp tập huấn, gồm: Chiến lược xây dựng thương hiệu từ các tài sản trí tuệ; Sáng chế và khai thác thơng tin sáng chế; Thực thi quyền SHCN; Lợi ích bảo hộ NHHH, dịch vụ; Tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về SHCN trên địa bàn tỉnh năm 2016, có 323 lượt đại biểu tham dự (trong đó có 200 lượt DN); 06 hội thảo “Lợi ích và sự cần thiết của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với DNNVV”, có 142 lượt đại biểu tham dự (trong đó có 90 lượt doanh nghiệp); Phát hành tài liệu Nhãn hiệu và những điều cần biết (số lượng phát hành là 1.500 quyển). Tài liệu này được tuyên truyền đến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh.

Tình hình xây dựng NHHH của DN tỉnh Bến Tre

Gần đây, các doanh nghiệp tỉnh Bến Tre đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc xây dựng NHHH cho sản phẩm của mình, như: nhận thức rõ hơn về NHHH, xác định đây là công cụ cạnh tranh cực kỳ quan trọng và đã từng bước có sự chuẩn bị về kế hoạch và chiến lược xây dựng NHHH.

Bảng 6: Thống kê đơn đăng ký và được cấp bằng nhãn hiệu của doanh nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 201732

Năm Đơn Đăng ký Bằng được cấp Tỷ lệ %

2011 101 98 97.03 2012 105 62 59,04 2013 130 77 59,23 2014 137 77 56,20 2015 174 87 50 2016 145 75 58,33 2017 172 78 45,35 Tổng 964 554 57,47

(Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ, năm 2018)

Đồ thị 1: Số đơn đăng ký và được cấp bằng nhãn hiệu của doanh nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 201733

Đồ thị 2: Tỷ lệ bằng nhãn hiệu được cấp của doanh nghiệp tỉnh Bến tre giai đoạn 2011-201734

Bảng 7: Thống kê số đơn đăng ký nhãn hiệu và bằng được cấp của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011 - 201735

Stt Tỉnh Số đơn đã đăng ký Số bằng được cấp Tỷ lệ

1 An Giang 1.413 910 64,40 2 Bạc Liêu 222 119 53,60 3 Bến Tre 964 554 57,47 4 Cà Mau 479 371 77,45 5 Cần Thơ 2.573 1.445 56,16 6 Đồng Tháp 1.135 637 56,12 7 Hậu Giang 164 99 60,37 8 Kiên Giang 901 428 47,50 9 Long An 3.790 1.907 50,32 10 Sóc Trăng 390 221 56,67 11 Tiền Giang 877 533 60,78 12 Trà Vinh 430 275 63,95 13 Vĩnh Long 548 325 59,31 13.886 7.824

Theo các bảng 6 và 7 cho thấy: Số đơn đăng ký NH trong nước của tỉnh Bến Tre có tăng qua các năm, trong đó có 02 đơn đăng ký NH ở nước ngồi (Mỹ, Trung

34 Thống kê của tỉnh Bến Tre

Quốc). Điều này là cho số đơn đăng ký NH giai đoạn 2011 - 2017 của tỉnh Bến Tre tăng gần gấp đơi so với giai đoạn 2005 - 2010. Tính đến nay, tồn tỉnh Bến Tre có 964 đơn đăng ký nhãn hiệu trong nước và 01 đơn đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài, số bằng được cấp là 554 (đạt 57,47%).

Tuy nhiên, so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, thì số doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của tỉnh Bến Tre đứng thứ 5/13 tỉnh.

Cùng với việc xây dựng nhãn hiệu cho danh nghiệp trên địa bàn, tỉnh Bến Tre cũng đã hỗ trợ kinh phí xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đạc sản của tỉnh, trong đó có: Hỗ trợ 13 nhãn hiệu tập thể: Cá khơ Bình Thắng Bình Đại, Cá khơ Tân Thủy Ba Tri, Cây giống cái Mơn, cây giống Hòa Nghĩa Chợ Lách, Bưởi da xanh Mỹ Thành An, Nghêu Hợp tác xã Rạng Đông - Bình Đại, Lúa sạch Thạnh Phú; Bánh Phồng Sơn Đốc; Bánh Tráng Mỹ Lồng, chôm chôm và măng cụt Chợ Lách, chổi Mỹ An (huyện Thạnh Phú); Rau sạch Đức Trí của xã Hưng Nhượng(Giồng Trôm) và rau sạch Phú Nghĩa (Ba Tri). Đang xúc tiến xây dựng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm Tép rang dừa Mỹ Hưng, nhãn Long Hịa Bình Đại, Gà Nịi Mỹ Sơn Đơng Chợ Lách;

Các sản phẩm được đăng ký NHTT tại Bến Tre:

(1) Sản phẩm 31 bưởi da xanh Mỹ Thạnh An được cấp chứng nhận đăng ký NHTT số 66968 cho HTX nông nghiệp bưởi da xanh - Mỹ Thạnh An với tên NHTT "Mỹ Thạnh An bưởi da xanh";

(2) Sản phẩm ni trồng thủy sản: nghêu, sị, óc, được cấp chứng nhận đăng ký NHTT số 68319 cho HTX thủy sản Rạng Đông, tên NHTT "HTX thủy sản Rạng Đông";

(3) Sản phẩm 30 bánh phồng Sơn Đốc được cấp chứng nhận đăng ký NHTT số 132674 cho HTX sản xuất bành phòng Sơn Đốc, tên NHTT "Sơn Đốc";

(4) Sản phẩm 31 cây giống và hoa kiểng được cấp chứng nhận đăng ký NHTT số 197924 cho HTX cây giống và hoa kiểng Cái Mơn, tên NHTT "CM, Cái Mơn cây giống và hoa kiểng";

(5) Sản phẩm 29 tơm khơng cịn sống, cá khơng cịn sống được cấp chứng nhận đăng ký NHTT số 210947 cho Hội Thủy sản Bến Tre, tên NHTT "An Thủy Tôm Khô";

(6) Sản phẩm Sản phẩm 29 tơm khơng cịn sống, cá khơng cịn sống được cấp chứng nhận đăng ký NHTT số 210946 cho Hội Thủy sản Bến Tre, tên NHTT "An Thủy Cá Khô";

(7) Sản phẩm Sản phẩm 29 tơm khơng cịn sống, cá khơng cịn sống được cấp chứng nhận đăng ký NHTT số 210946 cho Hội Thủy sản Bến Tre, tên NHTT "Bình Thắng Cá Khơ";

(8) Sản phẩm 21 chổi quét bụi được cấp chứng nhận đăng ký NHTT số 250049 cho Tổ bó chổi cộng dừa Trương Thị Mộng, tên NHTT "NH Tập thể Trương Thị Mộng bó chổi cộng dừa";

(9) Sản phẩm 31 hoa kiểng mai vàng, kiểng cổ, cây cảnh (bonsai) được cấp chứng nhận đăng ký NHTT số 250742 cho Câu lạc bộ bonsai Hòa Thuận, tên NHTT "NH Tập thể HT";

(10) Sản phẩm 31 rau an toàn tươi được cấp chứng nhận đăng ký NHTT số 252693 cho Tổ sản xuất rau An tồn Hưng Bình, tên NHTT "NH Tập thẩ DT Đức Trí Rau An Tồn";

(11) Sản phẩm nhóm 30 gạo, 31 lúa chưa qua chế biến được cấp chứng nhận đăng ký NHTT số 268705 cho Tổ hợp tác lúa sạch Thạnh Phú, tên NHTT "NH Tập thể Lúa sạch Thạnh Phú";

(12) Sản phẩm 31 Trái (quả) măng cụt; trái (quả) chôm chôm được cấp chứng nhận đăng ký NHTT số 282072 cho Hội Nông dân huyện Chợ Lách, tên NHTT "NH Tập thề Chợ Lách";

(13) Sản phẩm chổi quét bụi được cấp chứng nhận đăng ký NHTT số 282072 cho Tổ Hợp tác liên kết sản xuất chổi Mỹ An, tên NHTT "NH Tập thể chổ Mỹ An";

(14) Sản phẩm rau an toàn được cấp chứng nhận đăng ký NHTT số 286159 Cho HTX nông nghiệp Phú Ngãi, tên NH "NHTT Rau an toàn Phú Nghĩa";

Các chỉ dẫn đại lý được cấp chứng nhận:

(1) Quyết định số 298/QĐ-SHTT ngày 26/01/2018 của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý "Bến Tre" cho sản phẩm dừa uống nước Xiêm Xanh.

Quyết định số 297/QĐ-SHTT ngày 26/01/2018 của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý "Bến Tre" cho sản phẩm bưởi Da xanh của tỉnh Bến Tre.

Khu vực địa lý của hai sản phẩm này là các huyện Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại và thành phố Bến Tre. Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này là UBND tỉnh Bến Tre với thời gian bảo hộ vơ thời hạn trên lãnh thổ Việt Nam.

Diện tích trồng dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre có trên 70.000 ha, trong đó diện tích dừa Xiêm Xanh gần 8.000 ha. Riêng bưởi Da Xanh đã phát triển hơn 7.200 ha, cho sản lượng khoảng 57.000 tấn/năm. Đây là 2 loại trái cây có chất lượng cao được xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới.

2.1.4. Các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực xây dựng chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Từ nguồn kinh phí Dự án: “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng

hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 – 2020” đã hỗ trợ

xây dựng và phát triển đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đặc sản của tỉnh, trong đó có: Đang xây dựng 03 chỉ dẫn địa lý: Sầu riêng Cái Mơn, Bưởi Da Xanh Bến Tre, Dừa Xiêm Bến Tre. Đến nay Cục Sở hữu trí tuệ văn bằng chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho 02 sản phẩm Bưởi Da Xanh Bến Tre, Dừa Xiêm Bến Tre (Tỉnh tổ chức lễ công bố vào ngày 15/3/2018). Đang thông báo tuyển chọn đơn vị tư vấn xây dựng Chỉ dẫn địa lý chôm chôm Bến Tre, dự kiến triển khai năm 2018 và kết thúc cuối năm 2019.

2.1.5. Thực trạng bảo hộ CDĐL và NHTT tại Bến Tre

2.1.5.1. Những mặt đạt được:

Tại Hội nghị triển khai các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa XII, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre nhận định: “Trong thời gian qua, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh phát triển tích cực, góp phần rất lớn trong giải quyết việc làm; các doanh nghiệp trên địa bàn, chủ yếu là DNNVV đã đóng góp trên 83% tổng sản phẩm của tỉnh; có đầu tư cơng nghệ hiện đại, có nền quản trị khá tiên tiến, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, …”. Thật vậy, từ việc triển khai các chính sách, hoạt động cụ thể về phát triển, hỗ trợ DNNVV của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2017 đã góp phần rất vào sự lớn mạnh của lực lượng DNNVV của tỉnh nhà.

Công tác cung cấp thông tin và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng hoạt động, qua đó giúp doanh nghiệp có đủ thơng tin hoạch định chiến lược sản xuất của đơn vị cũng như nắm rõ các quy định của pháp luật. Các chương trình khuyến cơng và hỗ trợ DNNVV áp dụng tiến bộ kỹ thuật đã giúp ích cho các doanh nghiệp trong việc thay đổi cách thức sản xuất, từng bước cải thiện chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.

Các DNNVV từng bước làm quen và sử dụng các công nghệ quản lý chất lượng tiên tiến, bước đầu đã hình thành được phong trào năng suất chất lượng trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong một bộ phận DNNVV, tạo bước chuyển biến về nhận thức về Năng suất - Chất lượng trong doanh nghiệp.

Theo một cuộc khảo sát vào tháng 11/2017 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre tổ chức, sau khi tham dự các hoạt động đào tạo, hội thảo, thì kỹ năng quản lý của doanh nghiệp được cải thiện; các doanh nghiệp đã dần nhận được tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược hoạt động của đơn vị, sự cần thiết của việc phải có các kỹ năng quản lý về nhân sự, tài chính, marketing, ... từ đó giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng hơn trong hoạt động và hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.

Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn với việc xây dựng NHHH cho sản phẩm của mình, một số doanh nghiệp bước đầu có sự liên kết giữa NHHH với kế hoạch/ chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing. Là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng một thương hiệu đủ mạnh, bền vững.

Công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức liên quan đến NHHH thời gian qua góp phần đưa vấn đề xây dựng NHHH (bao gồm việc xác lập, khai thác NHHH) đi sâu vào nhận thức của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Số đơn đăng ký bảo hộ NHHH giai đoạn 2011 - 2017 tăng gần gấp đôi giai đoạn 2005 - 2010, đặc biệt các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ NHHH của mình ở nước ngồi, điều này rất quan trọng đối với doanh nghiệp có chiến lược xuất khẩu sang thị trường quốc tế. Sự quan tâm đầu tư phát triển NHHH của doanh nghiệp cũng có bước chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp tận dụng được nhiều hình thức quảng bá NHHH của mình thơng qua các sự kiện kết nối cung - cầu, trưng bày sản phẩm, tài trợ, quảng cáo, ... đã có một số nhãn hiệu đã và đang trở thành thương hiệu tỉnh.

Hàm lượng sáng tạo trong xây dựng NHHH (thiết kế mẫu nhãn hiệu) của doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn thể hiện qua tính thẩm mỹ, nội dung ý nghĩa của nhãn hiệu, một số doanh nghiệp cịn thể hiện được tầm nhìn của mình thơng qua kết cấu từng chi tiết của nhãn hiệu. Giai đoạn trước mẫu NHHH được doanh nghiệp thể hiện rất đơn giản, chủ yếu là tên gọi sản phẩm hoặc tên doanh nghiệp.

2.1.5.1.1. Về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL và NHTT

Trong thời gian qua, tỉnh cũng đã triển khai 06 dự án tạo lập nhãn hiệu:

- Chỉ dẫn địa lý: Đến nay Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng chứng nhận cho 02 sản phẩm Bưởi da xanh và dừa xiêm xanh Bến Tre theo Quyết định số 298/QĐ- SHTT ngày 26/01/2018 và Quyết định số 297/QĐ-SHTT ngày 26/01/2018 của Cục Sở Hữu trí tuệ và được UBND tỉnh công bố vào ngày 15/3/2008. Hiện nay tỉnh đang xây dựng tiếp tục 03 chỉ dẫn địa lý: Sầu riêng Cái Mơn, Chôm chôm Bến Tre, tôm càng xanh cho vườn dừa và ruộng lúa. Để quản lý và khai thác, UBND tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể tại bến tre thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)