Những hạn chế và bất cập

Một phần của tài liệu luận văn ngành quản lý đất đai đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trong công tác xây dựng nông thôn mới tại xã vĩnh thanh huyện phước long thành phố bạc liêu giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 31 - 32)

1.7 .2Xây dựng mơ hình nơng thôn mới ở Việt Nam

1.7.2.2 Những hạn chế và bất cập

Xây dựng mơ hình nơng thơn mới là việc làm khó khăn, tốn kém, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp nên q trình tổ chức thực hiện thí điểm đã xuất hiện nhiều vấn đề mới, những hạn chế và bất cập thể hiện trên một số mặt sau:

- Nội dung của chương trình vẫn cịn chưa được đề ra rõ ràng, tính khả thi khơng cao. Nếu mục tiêu chỉ để thí điểm thì chương trình này có ý nghĩa rất ít, vì khơng mang tính cơng bằng, nhưng nếu để nhân rộng ra tất cả các xã trong cả nước thì 19 tiêu chí đề ra lại khơng có giá trị thực tế. Các mục tiêu đề ra đến năm 2015 và năm 2020 là quá cao nên khơng có tính khả thi. Điều này thể hiện qua kết quả 2 năm thí điểm tại các xã của Trung ương cũng như các địa phương.

Thực tế, những kết quả đạt được tại các xã thí điểm ở các tỉnh, thành còn thấp so với mục tiêu và yêu cầu của chương trình, cũng như đầu tư của Nhà nước. Điều đáng lưu ý là kết quả đó chủ yếu do địa phương thu thập, tính tốn và cơng bố, chưa có sự tham gia kiểm tra, giám sát công nhận của các ngành chức năng (như ngành Thống kê, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội). Do đó, tính pháp lý của các kết quả đó chưa cao, chưa thuyết phục. Tình hình tương tự cũng đã diễn ra ở các xã điểm của địa phương.

- Bất cập về vốn. Chương trình xây dựng nơng thơn mới cần nguồn vốn rất lớn, bình quân 150 tỷ - 200 tỷ đồng/1 xã, trong khi nguồn lực của Nhà nước và các doanh nghiệp, nhân dân có hạn nên tiến độ triển khai các dự án rất chậm, một số nội dung khơng có kinh phí riêng như phát triển sản xuất. Ngoài ra, tại các xã điểm do địa phương chỉ đạo, tỷ trọng vốn do doanh nghiệp hỗ trợ và vốn dân đóng góp cũng rất thấp nên tốc độ triển khai các cơng trình xây dựng nông thôn mới của các xã rất chậm và không đều, chủ yếu chỉ tập trung vào xây dựng mới, ít quan tâm đến tu sửa, nâng cấp, quản lý và vận hành những cơng trình đã có và các cơng trình văn hóa.

- Đề án xây dựng nơng thơn mới cấp xã cịn nặng về phát triển kết cấu hạ tầng, chưa chú trọng đến phát triển sản xuất tăng thu nhập, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần và bảo vệ mơi trường. Chương trình NTM chú trọng nhiều đến xây dựng những cơng trình cấp xã mà chưa quan tâm thích đáng tới các cơng trình ở các thơn hoặc ở hộ nông dân.

- Về công tác phát triển sản xuất, nhìn chung các địa phương chỉ tập trung cho xây dựng quy hoạch và lập đề án, việc sản xuất vẫn theo kế hoạch hằng năm, chưa có

doanh nghiệp đầu tư tại địa bàn nông thôn, chưa tạo ra các mơ hình tổ chức sản xuất mới gắn nơng nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Về công tác đào tạo nghề cho nông dân chưa gắn với các dự án, chương trình và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Trong dạy nghề cho nông dân, các xã nông thôn mới chưa xây dựng được bộ giáo trình chuẩn phù hợp với thời gian đào tạo. Nhiều cơ sở dạy nghề phi nông nghiệp để chuyển nghề cho nơng dân vẫn trong tình trạng dạy “chay”, thiếu giáo viên có chất lượng, thiếu thiết bị phục vụ thực hành. - Nhận thức của các ngành các cấp về Chương trình xây dựng nông thôn mới chưa đúng, chưa đầy đủ. Một số bộ, ngành chưa có kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được giao, chưa bố trí đủ cán bộ có năng lực phụ trách các xã điểm. Trong chỉ đạo chưa quan tâm đầy đủ đến việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, chưa lồng ghép các chương trình, dự án hiện có để tăng năng lực cho các xã. Vì vậy, hiệu quả của một số mơ hình xã điểm cịn chưa cao, chưa đồng bộ và chưa vững.

Một phần của tài liệu luận văn ngành quản lý đất đai đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trong công tác xây dựng nông thôn mới tại xã vĩnh thanh huyện phước long thành phố bạc liêu giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)