CHƢƠNG 4 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Kiểm định các giả thiết nghiên cứu
4.3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu - lợi nhuận, và khả năng thanh khoản là những yếu tố quan trọng trong việc quyết định đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của cơng ty. Tỷ lệ địn bẩy tài chính cao, đi vay nợ nhiều là có lợi cho cơng tydo hưởng lợi từ tấm chắn thuế từ lãi vay, tuy nhiên khi công ty vay nợ quá nhiều sẽ gặp phải nguy cơ kiệt quệ tài chính khi cơng ty kinh doanh khơng có lãi đủ để đáp ứng các khoản nợ đến hạn và việc phá sản là một điều tất yếu sẽ xảy ra. Do đó đứng vai trị là người quản lý cơng ty thì việc nên
vay bao nhiêu và duy trì bao nhiêu lượng tiền mặt là phù hợp phải tuỳ thuộc vào từng thời điểm, tuỳ vào từng giai đoạn phát triển của công ty và chiến lược của công ty trong giai đoạn đó.
Lợi nhuận ln là một yếu tố then chốt và có ý nghĩa rất lớn đối với tồn bộ hoạt động của doanh nghiệp vì lợi nhuận tác động đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nó ành hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc duy trì và có một mức lợi nhuận ổn định sẽ đảm bảo cho tình hình tài chính vững chắc của doanh nghiệp. Ngồi ra, lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để tái đầu tư, để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, là nguồn để thanh tốn các khoản chi phí cũng như dự phịng, duy trì ngân quỹ của doanh nghiệp. Do đó đứng ở vai trị nhà quản lý thì nên quan tâm đến mối quan hệ giữa lợi nhuận và tiền trong từng giai đoạn cụ thể để tránh rơi vào trường hợp “có lợi nhuận nhưng khơng có tiền”. Do đó việc quan tâm mối quan hệ này là hết sức cần thiết.
Việc duy trì khả năng thanh tốn của cơng ty là điều cần thiết để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn, nhất là trong điều kiện nền kinh tế trì truệ và tình hình kinh doanh khó khăn. Tuy nhiên, nếu duy trì một khả năng thanh khoản quá lớn tức nắm giữ một lượng lớn tiền mặt sẽ mất đi các cơ hội đầu tư, nguồn vốn không được sử dụng hiệu quả. Do đó, trong từng giai đoạn cụ thể, trong từng thời kỳ và chiến lược của công ty mà duy trì một lượng tiền mặt hợp lý để tối thiểu hố các chi phí liên quan và khơng để mất đi các cơ hội đầu tư.
Ngồi ra, đứng vai trị của người quản lý thì việc xem xét nên nắm giữ bao nhiêu tiền mặt cũng cần được đặt trong mối tương quan với chính sách cổ tức và quy mô của cơng ty. Bởi lẽ khi cơng ty duy trì một lượng tiền mặt q lớn thì nó phải tốn chi phí cho khoản nắm giữ đó- chi phí cơ hội tuy nhiên bù lại cơng ty có thể thanh tốn cho bất khoản chi phí bất thường nào để tránh rơi và trường hợp mất khả năng thanh toán- tốn kém chi phí kiệt quệ tài chính, hoặc có thể chi trả cổ tức cho cổ đông công ty sẽ cắt giảm được khoản chi phí cơ hội. Do đó, người quản lý cần phải cân nhắc giữa các loại chi phí nói trên để duy trì một lượng tiền mặt tối ưu và có lợi nhất cho công ty, cho cổ đơng. Ngồi ra, việc nắm giữ tiền mặt cũng cần được đặt
trong mối tương quan với quy mô công ty, một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của công ty nên đây cũng được xem là yếu tố căn nhắc để duy trì một lượng tiền mặt bao nhiêu.
Các công ty Việt Nam được chọn nghiên cứu trong phạm vi của đề tài này hoạt động trong nhiểu lĩnh vực khác nhau vì thế lượng tiền mặt cần duy trì đối với từng ngành nghề khác nhau là khác- điều này đã được chứng minh trong mơ hình 2 của đề tài. Nếu cơng ty hoạt động trong lĩnh vực ít thâm dụng vốn như cơng nghệ thơng tin, bưu chính viễn thơng, dịch vụ giải trí,… doanh thu tăng trưởng mạnh, lượng tiền mặt mang lại cho công ty tăng lên nhanh chóng mà khơng địi hỏi chi tiêu vốn nhiều cho đầu tư. Với lượng tiền mặt tăng thêm nhiều cơng ty có thể chi trả cổ tức cho cổ đông, mua lại cổ phần, nhà đầu tư sẽ đánh giá cao cơ hội tăng trưởng, năng lực tài chính của cơng ty trong tương lai, vì thế giá trị cơng ty tăng cao hay nói đúng hơn là cơng ty không bị nhiều áp lực trong việc phải duy trì một lượng tiền mặt nhất định. Cịn nếu cơng ty hoạt động trong các ngành thuộc lĩnh vực xây dựng, sản xuất công nghiệp, bất động sản,…cần đầu tư nhiều vào các cơng trình, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu sản xuất, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của công ty dài và phải duy trì lượng tiền mặt trong thời gian dài để đáp ứng nhu cầu cần thiết, vì vậy đối với nhóm các ngành nghề này cơng ty nên duy trì một lượng tiền mặt tương đối nhiều so với các nhóm ngành mà chu kỳ chuyển đổi tiền mặt gần như bằng 0, chẳng hạn như doanh nghiệp thương mại như siêu thị.
Bên cạnh sự ảnh hưởng của đặc trưng ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh, lượng tiền mặt cần phải duy trì của các cơng ty Việt Nam còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố chu kỳ sản xuất kinh doanh đặc biệt đối với những cơng ty hoạt động trong các ngành có chu kỳ sản xuất kinh doanh đang trong giai đoạn đi xuống như hiện nay điển hình như ngành xây dựng, bất động sản, cơng nghiệp nặng,… Những công ty đang trong giai đoạn phát triển mạnh của chu kỳ sản xuất kinh doanh, lượng tiền mặt tăng thêm có thể rất lớn nhưng nếu đang trong giai đoạn đi xuống của chu kỳ sản xuất kinh doanh lượng tiền mặt khơng tăng thêm thậm chí có thể giảm. Đối với
những công ty như thế cần phải duy trì một lượng tiền mặt nhất định để đảm bảo cho khả năng thanh khoản, khả năng xoay vòng của đồng vốn.
Bên cạnh các nhân tố được định lượng thì việc nên duy trì bao nhiêu tiền mặt là hợp lý cũng cần quan tâm đến công tác quản trị tiền mặt của cơng ty, theo đó cần kiểm sốt được: Dịng tiền vào, ra (nguồn thu và nguồn chi), ngân sách tiền mặt cho từng thời kỳ, nhu cầu tiền trong một giai đoạn và các chính sách tài chính trong ngắn hạn và công tác quản trị tiền mặt cũng cần được đặt trong mối quan hệ với quản trị hàng tồn kho và quản trị khoản phải thu, phải trả.
Tóm lại, có rất nhiều nhân tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của công ty nên
việc hiểu được mối quan hệ giữa các nhân tố đó và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt là điều cần thiết. Trong chương này đề tài đã tiến hành các phân tích để lựa chọn ra mơ hình tối ưu cho dữ liệu bảng trong trường hợp này, sử dụng các kiểm định để xác định được các nhân tố tài chính tác động lên việc nắm giữ tiền mặt, xem xét sự tác động của các nhân tố đó như thế nào đến việc nắm giữ tiền mặt sẽ giúp cho các nhà quản lý kiểm soát tốt hơn trong việc đưa ra các quyết định của mình trong quản trị tiền mặt. Bên cạnh đó việc nắm giữ bao nhiêu tiền mặt cũng cần được đặt trong mối quan hệ với quản trị tiền mặt, quản trị tồn kho, quản trị khoản phải thu, phải trả mở rộng hơn là quản trị vốn luân chuyển, ngành nghề và vị trí, chu kỳ, chiến lược của cơng ty trong giai đoạn cụ thể.