5. Kết cấu của luận văn
1.5. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến sự chấp nhận sử dụng
dụng dịch vụ internet banking tại các ngân hàng thƣơng mại trên thế giới
Sự phát triển của công nghệ đã tạo ra một thị trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Do đó, những ngân hàng cung cấp internet banking phải hiểu rõ khách hàng và thái độ của họ đối với công nghệ mới. Nếu thành cơng, các ngân hàng có thể xác định được hành vi của người tiêu dùng và đưa ra các yếu tố tác động đến sự chấp nhận của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Với chiến lược marketing phù hợp, thay đổi cách tiếp cận phân khúc khách hàng, các ngân hàng đang tạo ra một kênh phân phối dịch vụ ngân hàng hiện đại, đó là internet banking. Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ internet banking.
1.5.1. Nghiên cứu “Nhận thức của khách hàng về giá trị thương mại điện tử: trường hợp của dịch vụ internet banking” của Rahmath Safeena, Abdullah và Hema Date (2010)
Sự chấp nhận của khách hàng là một vấn đề rất quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ thương mại điện tử. Nghiên cứu này xác định quan điểm của khách hàng về việc chấp nhận internet banking trong các giao dịch thương mại điện tử. Nghiên cứu kiểm tra tác động của nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng và rủi ro về thái độ chấp nhận dịch vụ internet banking của khách hàng.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy cảm nhận về sự hữu ích, dễ sử dụng ảnh hưởng tích cực đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ internet banking, trong khi nhận thức rủi ro ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ internet banking.
Từ kết quả nghiên cứu này đã giúp cho các ngân hàng ở Ấn Độ có cái nhìn tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với sử dụng internet banking để từ đó có các giải pháp nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ internet banking.
1.5.2. Nghiên cứu “Ảnh hưởng của niềm tin đến sự chấp nhận dịch vụ internet banking” của Khalil Md Nor và J Michael Pearson (2007)
Nghiên cứu này kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ muốn sử dụng dịch vụ internet banking, từ đó thái độ ảnh hưởng đến dự định sử dụng dịch vụ internet banking của khách hàng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các yếu tố niềm tin, hữu ích và dễ sử dụng ảnh hưởng tích cực đến thái độ muốn sử dụng dịch vụ internet banking, còn các yếu tố khả năng tương thích và thử nghiệm không ảnh hưởng nhiều đến thái độ muốn sử dụng dịch vụ internet banking.
Nghiên cứu này đã tìm thấy yếu tố niềm tin có ảnh hưởng đáng kể đến thái độ đối với việc chấp nhận internet banking. Để khuyến khích khách hàng chấp nhận internet banking, các ngân hàng ở Malaysia cần phát triển các chiến lược để cải thiện niềm tin của khách hàng trong việc sử dụng công nghệ mới.
1.5.3. Nghiên cứu “Dự đoán thái độ của khách hàng đối với sử dụng dịch vụ internet banking” của Mojdeh Ghezelayagh (2006)
Nghiên cứu này dự đoán thái độ của khách hàng đối với một dịch vụ công nghệ mới nhằm giúp các nhà quản lý ngân hàng ở Iran đưa ra các quyết định để thu hút khách hàng.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy cảm nhận về sự hữu ích và cảm nhận rủi ro có ảnh hưởng đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ internet banking, trong khi nhận thức dễ sử dụng, sự tương tác và nhận thức về chi phí khơng có ảnh hưởng đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ internet banking. Điều này giúp cho các ngân hàng có cái nhìn tổng quan về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ internet banking, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ internet banking ở Iran.
Qua các nghiên cứu trên đây cho thấy có sự tương đồng giữa kết quả các nghiên cứu. Các nghiên cứu này đều xác định tính dễ sử dụng, hữu ích, rủi ro là những yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến thái độ của khách hàng đối với việc sử dụng dịch vụ internet banking, trong khi các yếu tố tương thích, sự tương tác, thử nghiệm, chi phí khơng nhất thiết ảnh hưởng đến thái độ của khách hàng đối với dịch vụ internet banking. Ngồi ra cịn có một số nghiên cứu khác cũng nêu được các yếu tố tác động đến thái độ của khách hàng đối với dịch vụ internet banking như sự hữu ích, dễ sử dụng và sự tin cậy (Phụ lục 2).
Kết luận chƣơng 1
Trong chương 1 đã trình bày các cơ sở lý thuyết, những lợi ích và rủi ro của việc sử dụng dịch vụ internet banking; các mơ hình nghiên cứu và sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ internet banking. Những lợi ích mà dịch vụ internet banking đem lại như tiết kiệm chi phí, thời gian, tận hưởng dịch vụ ngân hàng 24/24 và có những cơ hội đầu tư sinh lời khác. Bên cạnh đó, dịch vụ internet banking cũng gặp các vấn đề về rủi ro như hoạt động, bảo mật, tài chính, thời gian và xã hội. Các mơ hình nghiên cứu được đưa ra là TAM và TPB, đồng thời kết hợp với nhận thức rủi ro và nhận thức lợi ích. Từ đó xác định được các nhân tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ internet banking.
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU