PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2.1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình đối với việc
hướng nghề nghiệp cho con cái
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm giúp gia đình nhận thức đƣợc cơng tác hƣớng nghiệp, định hƣớng nghề cho học sinh không phải là công việc riêng của nhà trƣờng hay của ngƣời giáo viên chủ nhiệm lớp mà nó là cơng việc chung của cả gia đình, nhà trƣờng và tồn xã hội. Chính vì vậy gia đình cần giúp đỡ, định hƣớng cho học sinh trong việc lựa chọn nghề.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Tuyên truyền, phổ biến giúp gia đình nhận thức đƣợc việc chọn nghề có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh, bởi chọn nghề là chọn hƣớng đi cho cả cuộc đời. Nếu HS chọn nghề phù hợp, thì sau này các em sẽ phát huy đƣợc năng lực của mình, sẽ thành cơng trong nghề nghiệp, ngƣợc lại nếu HS chọn nghề khơng phù hợp thì sẽ dẫn đến hiện tƣợng chán nghề, bỏ nghề. Đối với HS lớp 12 các em đang có rất nhiều khó khăn trong việc chọn nghề, các em đang cần sự giúp đỡ của ngƣời lớn, đặc biệt là những ngƣời thân trong gia đình (bởi đây là những ngƣời hiểu các em nhiều nhất). Vì vậy, vai trị giáo dục của gia đình, ảnh hƣởng của truyền thống gia đình đến việc chọn nghề của các em lúc này là rất lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.1.3. Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện
Thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh, các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thơng qua một số tổ chức đồn thể nhƣ Hội phụ nữ, Hội khuyến học... phổ biến, cung cấp cho phụ huynh HS kiến thức về nghề nghiệp trong xã hội, thông tin về nhu cầu của thị trƣờng lao động. Bên cạnh đó hƣớng dẫn phụ huynh biết cách so sánh, đối chiếu năng lực, hứng thú của HS với yêu cầu của nghề định chọn. Để biện pháp này đạt hiệu quả địi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lƣợng giáo dục, trong đó các thành viên trong gia đình phải có sự đồng thuận, phải là ngƣời đứng bên cạnh định hƣớng giúp đỡ HS trong việc lựa chọn nghề.