CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.6 Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lịng trong cơng việc của nhân
2.6.5.2 Chính sách thăng tiến
Được thực hiện thông qua việc bổ nhiệm người lao động giữ các chức danh, chức vụ. HĐTV Agriban ban hành quy chế quản lý người có chức danh, chức vụ và quy chế quy hoạch người giữ chức danh, chức vụ trong hệ thống Agribank. Việc quy hoạch phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, thực tế công tác quản lý của đơn vị, sát với thực tiễn và có tính khả thi. Nguyên tắc thực hiện quy hoạch là nhân sự đưa vào quy hoạch phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn chung của Đảng và Nhà nước, cơ bản đáp ứng điều kiện về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chun mơn theo từng chức danh chức vụ quy hoạch và có chiều hướng, triển vọng phát triển.
Căn cứ vào quy hoạch, các chức danh chức vụ theo phân cấp quản lý lao động, các đơn vị tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng người lao động theo quy chế của HĐTV. Khi bổ nhiệm vào chức danh chức vụ nào, ưu tiên người lao động có trong quy hoạch chức danh chức vụ đó (ngoại trừ trường hợp đặc biệt). Theo phân cấp quản lý lao động của HĐTV Agribank cho chi nhánh loại I, Agribank tỉnh An Giang chỉ quản lý và bổ nhiệm các chức danh cấp phó (Phó trưởng phịng tại Tỉnh và Phó giám đốc các chi
nhánh cấp II trực thuộc) trở xuống, nên Chi nhánh không thể chủ động thực hiện chính sách thăng tiến mà hồn tồn phụ thuộc vào quyết định của Agribank; Đây là sự khác biệt với một số ngân hàng thương mại cổ phần hác như: Ngoại thương, Công thương, Đầu tư, họ được phân cấp và giao quyền quản lý đến cấp Trưởng nên hoàn toàn chủ động trong việc đề bạt, bổ nhiệm nhân viên.
Mặt khác, Agribank hiện vẫn chưa xây dựng được bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với từng vị trí chức danh, chức vụ, hơng xác định cụ thể lộ trình thăng tiến đối với nhân viên nên ảnh hưởng nhất định đến tâm lý và sự phấn đấu, rèn luyện của nhân viên trong định hướng và phát triển nghề nghiệp của họ.
Đối với chính sách thăng tiến, các Giám đốc cũng cho rằng Agribank cần phải xây dựng tiêu chuẩn chung cho từng chức danh, chức vụ và lộ trình thăng tiến rõ ràng từng chức danh một. Một nam Giám đốc 54 tuổi, 33 năm trong ngành và 14 năm làm giám đốc đã chia sẻ: “…Tôi đã công tác lâu năm tại Agribank nhưng cũng chưa rõ về chính
sách thăng tiến của Agribank huống chi là các nhân viên, Tỉnh cần đề nghị với Agribank về vấn đề này…”.
Đồng quan điểm trên, một nữ Giám đốc còn đề nghị Agribank Tỉnh nên kiến nghị Agribank nên giao quyền cho Tỉnh trong quản lý đối với các chức danh cấp Trưởng tại chi nhánh: “…Theo tôi thấy Agribank có quá nhiều chi nhánh trong phạm vi tồn quốc, khơng thể quản lý đến cấp huyện được nên việc này giao lại cho Tỉnh là phù hợp hơn vì là người địa phương với nhau…”.
Một nam Giám đốc 46 tuổi đã mạnh dạn đánh giá: “…Việc đào tạo của Agribank q
ít và khơng thường xuyên. Do vậy, Agribank Tỉnh nên chủ động trong việc tổ chức đào tạo, tập huấn cho nhân viên các chi nhánh trực thuộc, nhất là nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng về những kỹ năng giao tiếp, tư vấn, bán hàng; Đồng thời, Tỉnh nên xem xét để hỗ trợ cho những nhân viên tự học để nâng cao trình độ, kiến thức vì họ học xong cũng phục vụ trở lại cho Agribank tốt hơn…”.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy chính sách đào tạo, thăng tiến của Agribank không làm cho các Giám đốc được phỏng vấn cảm thấy hài lòng từ việc đào tạo không thường xuyên, nội dung hông đầy đủ và chưa thiết thực trong thực tế hoạt động của
chi nhánh; Chính sách thăng tiến hơng rõ ràng, hông quy định rõ tiêu chuẩn từng chức danh và lộ trình thăng tiến để nhân viên hiểu rõ và nỗ lực phấn đấu; Đồng thời, các Giám đốc chi nhánh cũng đề nghị Agribank tỉnh An Giang cần chủ động trong công tác đào tạo tại địa phương, hông trông chờ và lệ thuộc Agribank; Mặt khác, cần dành một khoản chi phí hỗ trợ cho nhân viên tự học để nâng cao trình độ.