Nội dung kế toán trách nhiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp logistics trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 32 - 35)

2.1.4.1- Xác định các trung tâm trách nhiệm

Trung tâm trách nhiệm là nơi mà nhà quản trị chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của bộ phận mình. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và mức độ phân cấp quản lý mà công ty xây dựng hệ thống các trung tâm trách nhiệm tương ứng. Các trung tâm trách nhiệm tạo thành một hệ thống cấp bậc trách nhiệm từ cấp lãnh đạo thấp nhất đến cấp lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp.

Một trung tâm trách nhiệm có bản chất như một hệ thống, mỗi hệ thống được xác định để xử lý một nhiệm vụ cụ thể. Hệ thống này sử dụng đầu vào là các giá trị vật chất như nguyên vật liệu, số giờ công của các loại lao động và các dịch vụ khác kèm theo …để có được đầu ra là các hàng hóa, dịch vụ … Hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bởi trung tâm trách nhiệm này có thể là đầu vào của một trung tâm khác trong cùng tổ chức và cũng có thể được bán ra bên ngồi.

Nhìn chung sẽ có 4 trung tâm trách nhiệm, bao gồm: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư. Các trung tâm trách nhiệm được hình thành trên đặc điểm cơ cấu bộ máy quản lý và mục tiêu của nhà quản trị.

- Trung tâm chi phí: Đây là trung tâm có trách nhiệm về chi phí đầu vào của DN.

Mục tiêu của trung tâm trách nhiệm chi phí chính là tối thiểu hóa chi phí. Là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có quyền điều hành quản lý các chi phí phát sinh thuộc bộ phận mình quản lý. Trung tâm chi phí có thể là bộ phận (phân xưởng, đội, tổ...), hoặc từng giai đoạn hoạt động (giai đoạn làm thô, giai đoạn cắt gọt, giai đoạn đánh bóng…). Trung tâm chi phí có đặc điểm là đầu vào có thể lượng hóa, đo lường được theo đơn vị tiền tệ. Đầu ra thông thường được

đo lường bằng đơn vị hiện vật hoặc mục tiêu hoạt động. Nhà quản lý trung tâm chi phí có quyền quyết định cơ cấu các yếu tố đầu vào để tạo ra đầu ra. Trung tâm chi phí gắn liền với cấp quản lý mang tính chất tác nghiệp.

- Trung tâm doanh thu: Trung tâm này thường phát sinh ở các bộ phận tạo ra

doanh thu cho DN như: Các cửa hàng, siêu thị, phòng kinh doanh…. ; là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ chịu trách nhiệm về doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm về lợi nhuận hay vốn đầu tư. Các quyết định liên quan đến nhà quản trị trong trung tâm này thường là quyết định công việc bán hàng, xác định giá bán. Trung tâm doanh thu có đặc điểm là đầu vào và đầu ra được đo lường bằng đơn vị tiền tệ. Trung tâm này thường được gắn với bậc quản lý cấp trung, đó là các bộ phận kinh doanh trong đơn vị.

- Trung tâm lợi nhuận: Là một trung tâm trách nhiệm mà trong đó người quản lý

của trung tâm này sẽ chịu trách nhiệm cả về chi phí và doanh thu cũng như lợi nhuận. Trung tâm lợi nhuận có đặc điểm là cả đầu vào và đầu ra đều có thể lượng hóa được bằng đơn vị tiền tệ. Trung tâm lợi nhuận thường gắn với ở bậc quản lý cấp trung.

- Trung tâm đầu tư: Là trung tâm mà ở đó nhà quản lý chịu trách nhiệm cả về

doanh thu, chi phí và xác định vốn hoạt động cũng như các quyết định đầu tư vốn. Trung tâm đầu tư thường đại diện cho mức độ quản lý cấp cao nhất. Nhà quản trị của trung tâm đầu tư có trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh kể cả việc đầu tư trong DN. (Theo Hoàng Thị Hương (2016), “Kế toán trách nhiệm và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính số tháng 2/2016)

2.1.4.2- Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm trách nhiệm

Có 2 tiêu chí để đo lường thành quả một trung tâm trách nhiệm, đó là: hiệu quả và kết quả

Kết quả: là chỉ tiêu phản ánh mức đạt được của một mặt hoạt động nào đó trong

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiệu quả: là chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được so với nguồn lực bỏ ra để đạt

được kết quả đó.

Thành quả: là chỉ tiêu nhằm so sánh mức độ thực tế đạt được với mong muốn dự

kiến đã đặt ra.

Đối với mỗi loại trung tâm lại có những chỉ tiêu đánh giá thành quả cụ thể hơn.

- Trung tâm chi phí:

+ Về mặt kết quả, thành quả của trung tâm chi phí tiêu chuẩn được đánh giá thơng qua mức độ hồn thành kế hoạch sản xuất trên cơ sở đảm bảo đúng thời hạn, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Các chỉ tiêu kết quả thường dùng để đo lường đó là : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung, giá thành sản phẩm.

+ Về mặt hiệu quả, thành quả quản lý của trung tâm chi phí tiêu chuẩn

được đo lường trên cơ sở so sánh giữa chi phí sản xuất thực tế và chi phí định mức. Trên cơ sở tính tốn sai biệt chi phí, phân tích ảnh hưởng của các nhân tố gây sai biệt để xác định nguyên nhân tác động đến tình hình thực hiện định mức chi phí. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: Năng suất lao động; việc thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu...

- Trung tâm doanh thu:

+ Về mặt kết quả: chỉ tiêu đánh giá kết quả của trung tâm doanh thu bao gồm: sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ; doanh thu bán hàng thực tế trong kỳ.; doanh thu bán hàng trong kỳ so với doanh thu dự toán...

Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu dựa trên phân tích chênh lệch giữa doanh thu bán hàng trong kỳ so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra:

Mức chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán

+ Về mặt hiệu quả: để đánh giá hiệu quả hay đánh giá thành quả quản lý

của các nhà quản trị tại trung tâm doanh thu thì ta phải xem xét tình hình thực hiện dự tốn trên cơ sở so sánh chi phí hoạt động thực tế so với chi phí dự tốn đã lập.

- Trung tâm lợi nhuận:

+ Về mặt kết quả: trung tâm lợi nhuận phải thực hiện các hoạt động sao cho đạt được lợi nhuận cao nhất, nghĩa là phải sử dụng nguồn lực được giao một cách có hiệu quả nhất, trong đó có trách nhiệm kiểm sốt chi phí phát sinh và doanh thu thực hiện được từ trung tâm chi phí và trung tâm doanh thu. Như vậy để đánh giá kết quả thực hiện được của trung tâm lợi nhuận, cần đánh giá việc thực hiện qua việc so sánh lợi nhuận thực tế với lợi nhuận dự toán.

*Chênh lệch lợi nhuận= Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán

+ Về mặt hiệu quả: do có thể lượng hóa được bằng tiền cả đầu ra và đầu vào, nên hiệu quả hoạt động của trung tâm lợi nhuận có thể đo lường bằng các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; tỷ suất doanh thu trên chi phí…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp logistics trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)