2.1 Thời Lê
2.1.3 Đội ngũ quan lại xuất thân từ khoa cử Nho học ngày càng chiếm số
chiếm số lượng đơng đảo và vị trí quan trọng
Khi cuộc kháng chiến vào giai đoạn quyết liệt, năm 1426, Bộ chỉ huy nghĩa quân đã tổ chức ký thi đầu tiên của triều Lê ngay tại doanh Bồ Đề (Gia Lâm ngày nay). Ngay sau ngày hịa bình, Lê Thái Tổ đã hạ chiếu cho các nơi xây dựng nhà học. Tuy vậy, trong giai đoạn này, mới chỉ có các khoa thi bất thường, chưa thành lệ thường xuyên. Từ năm 1434 định lệ 6 năm một lần thi đại ty. Đến triều Lê Thánh Tông, từ năm 1463 chính thức rút ngắn khoảng thời gian này thành 3 năm một kỳ thi hội.
Trước ngày toàn thắng, trong đội ngũ quan thời Lê Thái Tổ, bộ phận quan lại xuất thân từ Nho học qua thi cư chưa nhiều (như Đào Công Soạn và
trên 30 người đỗ ở kỳ thi Bồ Đề).Vị trí của Nho quan nói chung cịn thấp kém so với đội ngũ cơng thần. Cùng thời gian, tầng lớp Nho quan càng ngày càng tăng cường về số lượng và vị trí trong bộ máy trung ương, đặc biệt là các địa phương. Đến hai thập kỷ cuối của thế kỷ XV, trong triều đình nhà Lê những người nắm giữ các chức vụ quan trọng trong triều như kiểu “Tể thần như Lê Khun, Lê Sát thì dốt đặc (ít chữ)” nhắc ở trên khơng cịn nữa mà thay thế vào đó là đội ngũ quan lại xuất thân từ đỗ đạt Nho học.
Một số quan liêu cao cấp thời Lê sơ xuất thân từ Tiến sĩ Nho học
S T
Họ Và tên Năm thi
đỗ
Làm quan tới Triều vua
1 Đào Công Soạn 1426 Nhập nội hành khiển Lê Nhân Tơng 2 Nguyễn Thiên Tích 1431 Phó sứ viện Nội mật
3 Nguyễn Trực 1442 Trung thư lệnh Tri tam quán
Lê Thánh Tông 4 Nguyễn Như Đồ 1442 Lần lượt làm thượng
thư các bộ Lễ, Lại
Lê Nhân Tông 5 Lương Như Hộc 1442
6 Nguyễn Cư Đạo 1442 Thượng thư bộ Hộ Lê Thánh
Tông 7 Lương Thế Vinh 1463 Thi thư viện Hàn lâm kiêm Sùng
văn quán cục Tú lâm
Lê Thánh Tơng 8 Qch Đình Bảo 1463 Thượng thư bộ Hình Lê Thánh
Tơng 9 Qch Hữu Nghiêm 1463 Thượng thư bộ Lại Lê Hiến
Tông
10 Đỗ Nhuận 1466 Thị độc Hàn lâm viện Lê Thánh
Tông 11 Đào Cử 1466 Thượng thư bộ Hộ kiêm tri Sùng
văn quán Tú lâm cục
Lê Thánh Tông 12 Thân Nhân Trung 1469 Thượng thư bộ Lại kiêm Quốc
tử giám tế tửu
Lê Thánh Tông 13 Đàm Văn Lễ 1469 Thượng thư bộ Lễ kiêm chưởng
Hàn Lâm viện sự
Lê Thánh Tông
14 Nguyễn Bảo 1472 Tả Thị lang bộ Lễ Lê Hiến Tông
15 Lê Tuấn Nga 1472 Thượng thư? Lê Thánh
Tông 16 Bùi Xương Trạch 1478 Thượng thư bộ Binh kiêm đô
Ngự sử tế tửu Quốc Tử giám
Lê Hiến Tông 17 Lương Đắc Bằng 1499 Thượng thư bộ Lại Lê Tương
Dực v.v.
Đối diện hay so với lớp quan lại – thế hệ công thần từ trong kháng chiến đi ra, thế hệ quan lại Nho học bây giờ được coi là “trí thức” hơn. Khi tâm bia đầu tiên được dựng ở Quốc Tử Giám năm 1484, nhân danh Vua Lê Thánh Tơng khắc dịng: “Hiền tài là ngun khí của quốc gia”, yếu mạnh của nguyên khí này liên quan đến thịnh suy của triều đại, đất nước thì cũng có nghĩa là từ đó cứ Tiến sĩ Nho học chính thức được coi là “hiền tài”, là “nguyên khí” của quốc gia Đại Việt.
Vậy đội ngũ quan lại Nho học này, “nguyên khí”, “hiền tài” này đáp ứng được gì? Có mẫn cán, tài năng hơn so với đội ngũ cơng thần khơng? Có đáp ứng được nhu cầu cai trị, làm cho đất nước hưng thịnh và chế độ triều Lê sơ bền vững khơng?
Xưa nay khi nhìn về mối quan hệ giữa Nho giáo với tiến trình vận động của lịch sử đất nước nói chung, thời Lê sơ nói riêng thường vẫn có ý kiến trái ngược.
Loại ý kiến thứ nhất đề cao sự tác động tư tưởng của Nho giáo, giáo dục, thi cử Nho học với sự hưng thịnh của đất nước và coi thời Lê Thánh Tơng là một điển hình.
Loại ý kiến thứ hai, ngược lại cho rằng Nho giáo là lạc hậu, lỗi thời, là xa rời thực tiễn, là đối ngược với truyền thống văn hóa Đại Việt từ trước mà thời từ Lê đến Nguyễn là minh chứng.
Xã hội Đại Việt thời Lí, Trần chưa hề dựa trên nền tảng tư tưởng Nho giáo sao vẫn tạo dựng nên văn hóa thăng long rực rỡ, nên hịa khí Đơng Á?
Thời Lê sơ, giáo dục Nho học càng lan rộng hơn – bệ đỡ càng rộng càng sâu hơn sao triều Lê sơ lại sụp đổ nhanh sau Lê Thánh Tông đến vậy?
Đâu phải đến thời Nguyễn sau này Nho giáo mới là “chuyện xửa chuyện xưa”, chuyện của Trung Hoa, Nho giáo mới tỏ ra “lạc hậu”, “xa rời thực tế” mà ngay từ thời Đinh – Lê – Lí – Trần – Lê sơ… trước tác kinh điển Nho gia đã có gần một ngàn năm tuổi. “Lạc hậu” về thời điểm hình thành giáo lí vốn là thuộc tính của Nho giáo.
Càng không thể phủ nhận được trong 500 Tiến sĩ Nho học thời Lê Hồng Đức, có nhiều đấng bậc trí thức tiêu biểu cho trí tuệ, văn hóa Đại Việt như Lương Thế Vinh, Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung, Ngô Sĩ Liên, Thái Thuận, Hoàng Đức Lương…
Phải chăng việc tổ chức học tập Nho, cách thức thi cử Nho học từ thời Lê sơ khiến cho khơng có người tài, là cội nguồn của những tiêu cực trong đám sĩ tử, học phong?
Không thể quên rằng từ thời Lê Thái Tổ kì thi ở Bồ Đề năm 1426 đề thi nóng bỏng tính thời sự, gắn liền với địi hỏi của đất nước lúc đó: “Hiểu dụ thành Đơng Quan”. Tinh thần ấy vẫn được tiếp tục trong đời Lê Thánh Tông.
Chẳng hạn đề thi đình năm 1463:
“Các bậc đế vương thánh thần thời thượng cổ thay trời trị đời, đạo đó
rất là thuần phác. Cho đến đời sau, thuyết Phật, Lão dấy lên mới bắt đầu có chuyện bàn về Tam giáo mà lòng người với trị đạo thật khơng cịn như xưa. Giáo lý Phật, dạo Lão hết thảy đều mê đời lừa dân, che lấp nhân nghĩa, cái hại của nó khơng thể kể xiết mà lịng người vẫn cịn ham, rất tin… Đạo của thánh nhân, lớn thì tam cương ngũ thường, nhỏ thì tiết văn độ số đều thiết dụng cho cuộc sống thường ngày mà lịng ham thích của người ta lại chẳng bằng đạo Phật, đạo Lão sao lại như thế?
Điều cốt yếu để làm nên thịnh trị khơng ngồi chỗ làm sáng tỏ đạo Thánh, chính đáng nhân tâm, trừ dị đoan, bỏ lệ xấu, làm việc tốt. Làm được những điều ấy tất có thuật của nó,
Sĩ đại phu hãy xem hết hiểu biết của mình viết ra rõ ràng, trẫm sẽ đích thân xem xét”.
Hay đề thi năm 1475:
“Các bậc thánh nhân thời cổ, trị hóa thịnh vượng ắt khen Nghiên Thuấn, phị tá giỏi thường có Cao Quỳ. Giả sử trong 242 năm thời Xuân Thu chung một lịng với Đường Ngu, liệu có thể thống nhất được cục diện chia cắt đó chăng?
Trời khơng đủ cao, đất khơng đủ dầy, đó là sự vĩ đại của Nho.
Lễ Nghĩa nhờ đó mà hưng, kỉ cương nhờ đó mà dựng, đó là sức của Nho Dựng chuẩn mực cho dân, mở nền thái bình mn đời, đó là cơng của Nho.
Nhà Triệu Tống dùng Nho chuyên nhất so với Hán Đường thực hơn nhiều lắm nhưng binh lực trị hiệu không được thịnh bằng Hán Đường là tại làm sao? Hay là Nho thuật không bằng lưng ngựa?
Trẫm thừa đại thống đến nay đã 16 năm, những việc trị nước quan trọng cấp thiết Trẫm vẫn thường đắn đó, suy nghĩ cùng bàn với mọi người rồi thi hành vào chính sự.
Các ngươi chớ nên phù phiếm, hay hết sức bày bỏ, thiết tha mong trị, Trẫm sẽ đích thân lựa chọn”.
Khơng thể nói là những đề thi, những vấn đề mà đích thân nhà vua đặt ra cho sĩ tử trong cuộc thi là phù phiếm, xa lạ với vấn đề đương thời. Có người nghiên cứu chun về văn sách đình đối thời Lê sơ nhận xét: “Văn
sách đình đối có mối liên hệ mật thiết với đời sống thực tế nhất, thậm chí nó cịn liên hệ với thực tế nhiều hơn cả một số thể loại văn chương sáng tác tự do khác. Sách vấn của Hoàng đế thường đem vấn đề tiêu biểu của thực tế trị nước để kiểm tra tình độ hay tư duy, năng lực vận dụng Nho giáo, vận dụng sách vở vào giải quyết những vấn đề thực tế đang thúc bách trong đó có cả hi vọng vào kiến tạo của sĩ tử”.
Vấn đề mấu chốt không phải ở chỗ tri thức, tư tưởng Nho giáo lạc hậu hay tích cực, ở danh hiệu tiến sĩ hay khơng mà chính là vấn đề định hướng, cơ chế tuyển lựa, đào tạo năng lực, phẩm chất và quan lại – phương cách gắn liền Nho học – thi cử - quan trường. Ngay từ thời Lê Thái Tổ qua kì thi “ai tinh thơng kinh sử thì được bổ làm quan văn”, càng về sau cách tuyển dùng ấy
càng cụ thể, chi tiết hơn:
Năm 1434: Thi học sinh trong cả nước lấy đỗ hơn 1000 người bậc nhất
và nhì đưa về Quốc Tử giám, bậc ba thì về học tại nhà học các lộ, đều cho miễn lao dịch. Khơng đỗ thì đuổi về làm dân. Năm 1485, tái khẳng định và bổ sung: “Nhân dân và quan sắc ai thi hương đỗ tam trường thì sung sinh đồ, đỗ tứ trường thì sung sinh viên. Nếu sinh đồ thi hương mà khơng trúng kì nào thì phải sung quân, trúng một kì thì về làm dân, chịu phú dịch như lệ cũ. Sinh viên mà thi hội không đỗ thì sung quân”.
Đương nhiên, trong suốt thời Lê sơ cịn có phương thức tuyển chọn quan lại bằng cách tiến cử, bảo cử (như trên đã nói) nhưng tuyển chọn qua học – thi Nho là phổ biến, thường xuyên và quan trọng hơn cả.
Khi nhận xét về con đường học – thi – làm quan của thời kì này, Lê Quý Đôn (thế kỷ XVIII) nhận thấy: “Khoảng giữa niên hiệu Hồng Đức, mở
rộng khoa cử, tuyển nhiều nhân tài, sĩ tử tập lối văn bong bảy đẽo gọt từng câu, mong sao thi đỗ để ra làm quan. Muốn tìm thấy những người khí tiết, khảng khái trong thời này xem ra có phần thưa thớt. Nhưng con đường bổng lộc đã mở ra thì phương pháp thi cử cũng nghiêm ngặt, người điềm tĩnh được tiến lên, người cầu may bị sang sảy, cho nên người tại chức ít thói cầu cạnh mà trong nước biết quý danh nghĩa.”
Như vậy ngay từ thời Lê, trong số Nho học mà làm quan đã có kẻ cầu cạnh rồi (tuy có ít), “mong sao thi đỗ làm quan” đã trở thành hi vọng mong mỏi. Và “con đường bổng lộc” ấy đã hiếm hoi “kẻ tiết nghĩa, khảng khái”. Hay nói cách khác, chính cơ chế này của Lê sơ đã tạo ra bước ngoặc lớn nhất trong chế độ, phương thức chọn lựa quan lại kiểu này đã cuốn mọi người vào “đại lộ bổng lộc”. làm nảy sinh thường xun và ngày một gia tăng tình trạng sau:
Cơng thức học Nho – đi thi – làm quan làm cứu cách vào đời, lập nghiệp, trở thành định hướng “lí tưởng” lớn nhất của con trai. Nho học được coi là đồng nghĩa với trí thức, là tiêu chuẩn đầu tiên, lớn nhất, bao trùm của trí tuệ, Thế nhưng, đi học khơng phải với mục đích cao nhất, cuối cùng là tích lũy, sử dụng tri thức vào cuộc sống, vào giải quyết những vấn đề của xã hội mà là nhằm thay đổi thân phận, thấp nhất là thoát khỏi thân phận bạch đinh
(dân thường). Và từ đó, đổ xơ đi học đi thi trở thành đồng nghĩa với “hiếu học”. Học trường, đặc biệt là thi cử dần bị thương trường hóa. Người ta đổ xơ đi học, số học trị ngày một nhiều; kì thi hương thường xuyên đông đúc; năm 1462 chỉ một trấn Sơn Nam cũng đã có khoảng 400 thí sinh, gần 1000 vào Tam trường, 100 người trúng tuyển. Các khoa thi hội ở Thăng Long, năm ít cũng 3200 người, năm nhiều đến trên 5000 người).