Luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình
luật thời Lê sơ hiện cịn được lưu giữ đầy đủ. Do các bộ luật của các triều đại
phong kiến Việt Nam đều có tên gọi là Quốc triều hình luật nên ở đây dùng tên gọi Luật Hồng Đức làm tên gọi cho bài mặc dù nó khơng phải là tên gọi chính thức.
Nó có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp
luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật
dân sự, luật tố tụng, luật hơn nhân-gia đình, luật hành chính v.v. Gồm 722 điều, chia làm 6 quyển, gồm 16 chương.
Văn bản của bộ luật này là một trong những thư tịch cổ nhất hiện còn được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán-Nơm (Hà Nội). Tại đây có hai bản in ván khắc đều có tên là Quốc triều hình luật. Ngồi ra cịn có một bộ sách chép tay tuy có tên gọi là Lê triều hình luật, nhưng nội dung của nó lại là bản sao lại của Quốc triều hình luật (nhà Hậu Lê) và chép vào thời gian sau này.
Trong đó bản Quốc triều hình luật mang ký hiệu A.341 là bản in ván khắc hoàn chỉnh hơn cả và được coi là văn bản có giá trị nhất. Bộ luật trong sách này gồm 6 quyển, in ván khắc trên giấy bản, tổng cộng gồm 129 tờ đóng chung thành một cuốn. Sách khơng ghi tên tác giả, khơng có dấu hiệu niên đại soạn thảo hay niên đại in ấn và cũng khơng có lời tựa hoặc các chú dẫn khác. Bìa nguyên bản cuốn sách đã mất, được thay thế bằng một tờ bìa viết 4 chữ
Hán là Quốc triều hình luật bằng bút lông. Nội dung của bộ luật này đã được Phan Huy Chú ghi chép lại trong phần Hình luật chí của Lịch triều hiến chương loại chí,
nhưng thiếu so với cuốn sách này 143 điều trong tổng số 722 điều.
Trong số 722 điều của Quốc triều Hình luật thì 200 điều phỏng theo luật nhà Đường, 17 điều phỏng theo luật nhà Minh. Ngồi ra có 178 điều chung đề tài nhưng Quốc triều Hình luật đưa ra một giải pháp khác các triều đại Trung Hoa. Đáng chú ý nhất là có 328 điều khơng tương ứng với điều luật
nào của Tàu cả.
Từ đầu thế kỷ 20, Quốc triều hình luật đã được khảo dịch sang tiếng
Pháp. Đến năm 1956, nó mới được dịch sang quốc ngữ lần đầu tiên (bản dịch
của Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn do Lương Thần Cao Nãi Quang phiên âm, và dịch nghĩa, Nguyễn Sĩ Giác hiệu đính, Vũ Văn Mẫu viết lời tựa, nhà in Nguyễn Văn Của phát hành, Sài Gòn, 1956). Gần đây, Viện Sử học Việt Nam đã dịch thuật lại cho chuẩn xác hơn. (Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội - 1991).
Một số học giả Pháp, khi khảo dịch và nghiên cứu cho rằng nó có tên là Lê triều hình luật và nó là Lê triều điều luật được in năm 1777 (Cảnh Hưng thứ 38) mà Phan Huy Chú đã ghi lại trongLịch triều hiến chương loại chí sau khi họ nghiên cứu thiên Hình luật chí trong cuốn sách này của ông cũng như bản chép tay của Quốc triều hình luật. Theo Vũ Văn Mẫu, Quốc triều hình luật được ban bố lần đầu tiên trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) và có lẽ vào thời gian cuối của niên hiệu này. Ý kiến của Vũ Văn Mẫu chủ yếu dựa vào ý kiến của Phan Huy Chú viết về việc ban hành dưới thời Lê, bộ Hồng Đức hình luật và lời đề tựa của vua Gia Long triều Nguyễn cho bộ Hoàng Việt luật lệ, trong đó ơng đánh giá rất cao bộ luật cổ này và gọi nó là bộ luật Hồng Đức.
Theo Viện Sử học Việt Nam, Quốc Triều hình luật được khởi thảo từ thời Lê Thái Tổ, sau đó tiếp tục được bổ sung dưới các triều Lê Thái
Tông và Lê Nhân Tông. Tới thời Lê Thánh Tơng thì bộ luật được hoàn
chỉnh. Các ý kiến này chủ yếu dựa vào Đại Việt sử ký toàn thư với ghi chép là năm Thái Hịa thứ 7 (1449), vua Lê Nhân Tơng đã bổ sung thêm vào bộ hình luật chương điền sản gồm 14 điều. Ngoài ra, qua các sử sách khác và qua các lần in khắc ván (với những điểm khác nhau về nội dung của các văn bản), các bổ sung và tên gọi các đơn vị hành chính ghi trong bộ luật v.v có thể nhận thấy bộ luật này được soạn thảo, bổ sung, hiệu đính qua nhiều đời vua triều Lê.
Bố cục
Quốc triều hình luật trong cuốn sách A.341 có 13 chương, ghi chép trong 6 quyển (5 quyển có 2 chương/quyển và 1 quyển có 3 chương), gồm 722 điều. Ngồi ra, trước khi đi vào các chương và điều thì Quốc triều hình luật cịn có các đồ biểu quy định về các hạng để tang và tang phục, kích thước
và các hình cụ (roi, trượng, gơng, dây sắt v.v). Bố trí cụ thể như sau
Chương Danh lệ: 49 điều quy định về những vấn đề cơ bản có tính chất
chi phối nội dung các chương điều khác (quy định về thập ác, ngũ hình, bát nghị, chuộc tội bằng tiền v.v)
Chương Vệ cấm: 47 điều quy định về việc bảo vệ cung cấm, kinh thành
và các tội về cấm vệ.
Chương Vi chế: 144 điều quy định về hình phạt cho các hành vi sai trái
của quan lại, các tội về chức vụ.
Chương Quân chính: 43 điều quy định về sự trừng phạt các hành vi sai
trái của tướng, sĩ, các tội quân sự.
Chương Hộ hôn: 58 điều quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hơn nhân-gia
đình và các tội phạm trong các lĩnh vực này.
Chương Điền sản: 59 điều, trong đó 32 điều ban đầu và 27 điều bổ
sung sau (14 điều về điền sản mới tăng thêm, 4 điều về luật hương hỏa, 9 điều về châm chước bổ sung luật hương hỏa) quy định về ruộng đất, thừa kế, hương hỏa và các tội phạm trong lĩnh vực này.
Chương Thông gian: 10 điều quy định về các tội phạm tình dục.
Chương Đạo tặc: 54 điều quy định về các tội trộm cướp, giết người và
một số tội chính trị như phản nước hại vua.
Chương Đấu tụng: 50 điều quy định về các nhóm tội đánh nhau (ẩu đả)
và các tội vu cáo, lăng mạ v.v
Chương Trá ngụy: 38 điều quy định các tội giả mạo, lừa dối.
Chương Tạp luật: 92 điều quy định về các tội khơng thuộc các nhóm
tội danh trên đây.
Chương Bộ vong: 13 điều quy định về việc bắt tội phạm chạy trốn và
các tội thuộc lĩnh vực này.
Chương Đoán ngục: 65 điều quy định về việc xử án, giam giữ can
phạm và các tội phạm trong lĩnh vực này.
Hai chương cuối này đã có một số quy định về tố tụng, nhưng chưa hoàn chỉnh.
Các quy định dân sự
Trong bộ luật Hồng Đức, các quan hệ dân sự được đề cập tới nhiều nhất là các lĩnh vực như: quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng và thừa kế ruộng đất.
Sở hữu và hợp đồng
Bộ luật Hồng Đức đã phản ánh hai chế độ sở hữu ruộng đất trong thời kỳ phong kiến là: sở hữu nhà nước (ruộng công/ công điền/công thổ) và sở hữu tư nhân (ruộng tư/tư điền/tư thổ).
Trong bộ luật Hồng Đức, do đã có chế độ lộc điền-cơng điền tương đối tồn diện về vấn đề ruộng đất cơng nên trong bộ luật này quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất chỉ được thể hiện thành các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế độ sử dụng ruộng đất công như: không được bán ruộng đất công (điều 342), không được chiếm ruộng đất công quá hạn mức (điều 343), không được nhận bậy ruộng đất công đã giao cho người khác (điều 344), cấm làm sai quy định phân cấp ruộng đất công (điều 347), không để bỏ hoang ruộng đất công (điều 350), cấm biến ruộng đất công thành tư (điều 353), không được ẩn lậu để trốn thuế (điều 345) v.v
Bên cạnh đó việc bảo hộ quyền sở hữu tư nhân/ hợp đồng về ruộng đất tư cũng được quy định rõ ràng. Chẳng hạn, cấm xâm lấn ruộng đất của người khác (điều 357), cấm tá điền tranh ruộng đất của chủ (điều 356), cấm ức hiếp để mua ruộng đất của người khác (điều 355) v.v
Qua một số quy định trên, có thể thấy bộ luật đã điều chỉnh 3 loại hợp đồng về ruộng đất:
Mua bán ruộng đất Cầm cố ruộng đất Thuê mướn ruộng đất
Về hình thức, các hợp đồng thường phải lập thành văn tự giữa các bên tham gia hợp đồng với sự chứng thực của quan viên có thẩm quyền.
Thừa kế
Trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm của các nhà làm luật thời Lê khá gần gũi với các quan điểm hiện đại về thừa kế. Cụ thể: Khi cha mẹ cịn sống, khơng phát sinh các quan hệ về thừa kế nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn
của gia đình, dịng họ. Thứ hai là các quan hệ thừa kế theo di chúc (các điều 354, 388) và thừa kế không di chúc (thừa kế theo luật) với các điều 374-377, 380, 388. Điểm đáng chú ý trong bộ luật Hồng Đức, người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai. Đây là một điểm tiến bộ không thể thấy ở các bộ luật phong kiến khác. Thứ ba, bộ luật đã phân định về nguồn gốc tài sản của vợ chồng, gồm có: tài sản riêng của mỗi người và tài sản chung của cả hai vợ chồng. Việc phân định này góp phần xác định việc phân chia thừa kế cho các con khi cha mẹ đã chết hoặc chia tài sản cho bên còn sống nếu một trong hai vợ hoặc chồng chết trước. Thừa kế chính là điểm nổi bật nhất của luật pháp triều Lê.
Trách nhiệm dân sự
Bài chi tiết: Chế định trách nhiệm dân sự trong Luật Hồng Đức
Luật Hồng Đức cũng quy định trách nhiệm dân sự của các bên tham gia quan hệ, với những nội dung khá chặt chẽ, cụ thể.
Các quy định hình sự
Các nguyên tắc chủ đạo
Hình luật là nội dung trọng yếu và có tính chất chủ đạo, bao trùm tồn bộ nội dung của bộ luật. Các ngun tắc hình sự chủ yếu của nó là:
Vơ luật bất thành hình (điều 642, 683, 685, 708, 722): trong đó quy định chỉ khép tội khi trong bộ luật có quy định, khơng thêm bớt tội danh, áp dụng đúng hình phạt đã quy định và nó là tương tự như trong các bộ luật hình sự hiện đại.
Chiếu cố (điều 1, 3-5, 8, 10, 16, 17, 680): trong đó quy định các chiếu cố đối với địa vị xã hội, tuổi tác (trẻ em và người già cả), tàn tật, phụ nữ v.v
Chuộc tội bằng tiền (điều 6, 16, 21, 22, 24): đối với các tội danh như trượng, biếm, đồ, khao đinh, tang thất phụ, lưu, tử, thích chữ. Tuy nhiên các tội thập ác (mười tội cực kỳ nguy hiểm cho chính quyền) và tội đánh roi (có tính chất răn đe, giáo dục) khơng cho chuộc.
Trách nhiệm hình sự (điều 16, 35, 38, 411, 412): trong đó đề cập tới quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và việc chịu trách nhiệm hình sự thay cho người khác.
Miễn, giảm trách nhiệm hình sự (điều 18, 19, 450, 499, 553): trong đó quy định về miễn, giảm trách nhiệm hình sự trong các trường hợp như tự vệ chính đáng, tình trạng khẩn cấp, tình trạngbất khả kháng, thi hành mệnh lệnh, tự thú (trừ thập ác, giết người).
Thưởng người tố giác, trừng phạt người che giấu (điều 25, 39, 411, 504)
Tội phạm
Phân loại theo hình phạt (ngũ hình và các hình phạt khác) Theo sự vơ ý hay cố ý phạm tội
Theo âm mưu phạm tội và hành vi phạm tội Tính chất đồng phạm
Các nhóm tội cụ thể
Thập ác: Là 10 trọng tội nguy hiểm nhất như:
Các tội liên quan đến vương quyền: mưu phản, mưu đại nghịch (điều 2, 411), mưu bạn (phản bội tổ quốc-điều 412), đại bất kính (430, 431).
Các tội liên quan đến quan hệ hơn nhân-gia đình: ác nghịch (điều 416), bất hiếu (nhiều điều, chẳng hạn điều 475), bất mục, bất nghĩa, nội loạn.
Tội liên quan đến tiêu chí đạo đức hàng đầu của Nho giáo: bất đạo (420 và 421).
Các nhóm tội phạm khác: bao gồm các tội liên quan đến sự an toàn thân thể của vua, nghi lễ cung đình, xâm phạm trật tự cơng cộng, quản lý hành chính, thể thức nghi lễ triều đình, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm con người, các tội xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, các tội phạm quân sự, xâm phạm chế độ sở hữu ruộng đất, xâm phạm chế độ hơn nhân-gia đình, các tội tình dục, các tội xâm phạm chế độ tư pháp v.v
Hình phạt
Quan niệm về hình phạt trong bộ luật khá chi tiết nhưng cứng nhắc với khung hình phạt thường là cố định, tuy rằng có tính đến các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ (điều 41).
Ngũ hình
Ngũ hình được quy định tại điều 1 và bao gồm: xuy, trượng, đồ, lưu, tử. Xuy (đánh bằng roi) có 5 bậc: 10, 20, 30, 40, 50 roi, có thể kèm phạt tiền và biếm chức, áp dụng cả cho nam và nữ.
Trượng (đánh bằng gậy) cũng có 5 bậc: 60, 70, 80, 90 và 100 trượng, chỉ áp dụng cho nam.
Đồ có 3 bậc là:
Dịch đinh kèm 80 trượng cho nam và dịch phụ kèm 50 roi cho nữ. Dịch đinh/dịch phụ có nhiều hạng là:
Thuộc đinh: phục dịch ở các viện (dành cho quan chức có tội) Quân đinh: phục dịch ở các sảnh
Khao đinh: phục dịch ở trong trại lính
Xã đinh: phục dịch ở các xã (dành cho thường dân nam có tội)
Thứ phụ: phục dịch cơng việc ở làng (dành cho thường dân nữ có tội) Viên phụ: làm các công việc trong vườn (dành cho vợ các quan chức) Tang thất phụ: phục dịch ở các nơi nuôi tằm, nếu phạm tội nặng
Tượng phường binh (quét dọn chuồng voi kèm 80 trượng và thích 2 chữ vào mặt) cho nam và xuy thất tỳ (nấu cơm ni qn kèm 50 roi và thích 2 chữ vào cổ) cho nữ.
Chủng điền binh (lính lao động ở đồn điền của nhà nước kèm 80 trượng và thích vào cổ 4 chữ, phải đeo xiềng) cho nam và thung thất tỳ (xay thóc giã gạo trong các kho thóc thuế của nhà nước kèm 50 roi và thích vào cổ 4 chữ) cho nữ.
Lưu tức lưu đày đi nơi xa, có 3 bậc là:
Lưu cận châu, đày đi làm việc nặng ở Nghệ An với hình phạt phụ là thích vào mặt 6 chữ, đánh 90 trượng, đeo xiềng dành cho nam và đánh 50 roi cho nữ.
Lưu ngoại châu: Lưu đày đến Bố Chánh, Quảng Bình. Phụ hình có 90 trượng, thích 8 chữ vào mặt, đeo xiềng 2 vịng dành cho nam và đánh 50 roi cho nữ.
chữ vào mặt, đeo xiềng 3 vòng cho nam, đánh 50 roi cho nữ. Tử (giết chết) có 3 bậc là:
Giảo (thắt cổ), trảm (chém đầu) Khiêu (chém bêu đầu)
Lăng trì (tùng xẻo) tức xẻo từng miếng thịt rồi mổ bụng, moi ruột cho đến chết, sau đó cịn bị cắt rời chân tay và bẻ gãy hết xương.
Các hình phạt khác
Ngồi ngũ hình, luật Hồng Đức cịn áp dụng các hình phạt khác như: Biếm tư (điều 27, 46) bao gồm các bậc từ 1 đến 5 tư nhưng có quy định cho chuộc tội biếm bằng tiền theo điều 22. Biếm tư có thể được hiểu như một hình thức làm hạ thấp tư cách của người bị phạt. Ngoài ra người bị phạt biếm tư cịn phải chịu hình phạt đánh roi (xuy hoặc trượng).
Phạt tiền (điều 26) có 3 bậc: 300-500 quan, 60-200 quan và 5-50 quan. Ngồi ra cịn có quy định về tiền bồi thường tang vật (điều 28), tiền đền mạng (điều 29).
Tịch thu tài sản có 2 bậc là tịch thu toàn bộ gia sản (nặng theo điều 426, 430) và tịch thu một phần tài sản (nhẹ, các điều 88, 523)
Thích chữ vào cổ hoặc mặt: Được áp dụng như là hình phạt phụ đối với các tội lưu, đồ, trượng, xuy.
Xung vợ con làm nô tỳ. Chỉ áp dụng đối với các tội mưu phản, mưu đại nghịch, mưu bạn trong thập ác (điều 411, 412).
Các quy định trong hơn nhân-gia đình
Các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân của bộ luật là: hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trưởng. Nó thể hiện lễ nghĩa Nho giáo, trật tự xã hội-gia đình phong kiến, tuy nhiên vẫn có một số điểm tiến bộ.
Hơn nhân
Trong lĩnh vực hôn nhân, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như kết hôn, chấm dứt hôn nhân (do chết hoặc ly hơn).
Kết hơn
có sự đồng ý của cha mẹ (điều 314), không được kết hôn giữa những người trong họ hàng thân thích (điều 319), cấm kết hơn khi đang có tang cha, mẹ hay chồng (điều 317), cấm kết hôn khi ông, bà, cha hay mẹ đang bị giam cầm, tù tội (điều 318), cấm anh (em) lấy vợ góa của em (anh), trị lấy vợ góa của thày (điều 324), với một số quy định khác trong các điều 316, 323, 334, 338,