6. Kết luận:
4.1.2. Thuyết minh quy trình
Trước khi vận hành hệ thống, thao tác đầu tiên là phải kiểm tra công tắc của tất cả các thiết bị điện đã ở vị trí On hoặc Off , bật aphtomat (CB tổng) trong tủ điện và kiểm tra ba đèn báo xem có đủ ba pha, nhìn đồng hồ Vol kế ngồi mặt tủ xem điện áp có đủ 380V, bên cạnh đó cũng phải kiểm tra các Val trên đường
Nước thải
Mương dẫn
Bể điều hòa
Bể gom- Bể tuyển nổi sơ bộ
Máy tách rác
Bể tuyển nổi áp lực DAF
Cụm Bể sinh học ANAES Bể nén bùn Bể lắng Rác Mỡ Mỡ Thiết bị lọc áp lực Bể khử trùng Bể chứa bùn Nước Clorine Nguồn tiếp nhận Nước Bùn
ống đúng vị trí đóng/ mở phù hợp với qui trình vận hành hay chưa, sau đó nhân viên vận hành mới bắt đầu khởi động.
Mương dẫn thải (máy tách rác):
Nước thải từ các công đoạn sản xuất sẽ theo hệ thống mương dẫn chảy qua máy tách rác vào bể gom và bể tuyến nổi sơ bộ. Máy tách rác sẽ giữ lại rác có kích thước lớn lẫn trong nước thải.
Bể gom – tuyển nổi sơ bộ:
Bể gom – tuyển nổi sơ bộ được thiết kế có nhiều ngăn thông đáy kế tiếp nhau làm tăng khả năng nổi lên của mỡ cá và việc vớt mỡ lên dễ dàng hơn theo từng ngăn. Tại đây một phần mỡ cá lẫn trong nước thải hạn chế hiện tượng ngẹt bơm do mỡ đóng, giảm chế độ bảo trì và tăng tuổi thọ bơm. Nước thải ngăn cuối bể tuyển nổi sơ bộ được bơm đưa lên bể điều hòa.
Bể điều hòa:
Nước thải sau khi được tách cận rác và mỡ được tập trung về bể điều hòa. Bể điều hòa nơi tập trung nước thải nhằm ổn định lưu lượng dòng chảy, ổn định nồng độ chất bẩn và độ pH, ngồi ra cịn giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công đoạn phần sau, tránh hiện tượng quá tải. Q trình này làm thống sơ bộ, giảm thiểu nồng độ các chất tẩy trùng gây ức chế q trình xử lí nước sinh học.
Cuối bể nước thải được bơm lên bể tuyển nổi áp lực DAF.
Bể tuyển nổi áp lực DAF:
Đặc thù của nhà máy chế biến thủy sản là nước thải lẫn rất nhiều mỡ cá tồn tại ở 2 dạng cặn lơ lửng và huyền phù nên lương mỡ này không thể tách lắng bằng phương pháp thông thường. Phương pháp được áp dụng là phương pháp tuyển nổi bằng áp lực khí nén.
Nguyên lí: Bản chất của phương pháp này là tạo dung dịch bão hịa khơng khí. Khi giảm áp suất các bọt khí sẽ tách ra khỏi dung dịch và làm nổi các chất bẩn. Như vậy quá trình được tiến hành qua 2 giai đoạn như sau: - Bão hịa nước bằng khơng khí dưới áp lực cao.
- Tách khí hịa tan trong nước trong điều kiện áp suất khí quyển.
Nước thải từ cuối bể điều hòa được bơm đẩy vào thiết bị bão hịa khí – nước và trở về đầu bể tuyến nổi đồng thời khơng khí được máy nén khí đẩy vào đường ống bơm, kết hợp châm định lượng hóa chất keo tụ vào đường ống.
Trong thiết bị tạo áp khơng khí sẽ được hịa tan vào nước. Sau đó trong bể tuyển nổi làm việc ở áp suất khí quyển, khơng khí được tách ra ở dạng bọt khí và làm nổi các hạt lơ lững tạo ván bọt được máy gạt bọt thu về máng thu, sau đó đưa về lại bể tuyển nổi sơ bộ. Phần nước trong từ đáy bể được chảy tràn qua cụm bể Anaes theo từng chu kì đã được cài đặt cho hoạt động hệ thống xử lí sinh học Anaes bằng các van điện.
Cụm bể sinh học ANAES:
Nước thải sau khi đã tuyển nổi được đưa vào cụm bể bể xử lí nước thải sinh học Anaes. Đây là một hệ thống gồm 3 bể, các bể này được thông với nhau bằng một khe mở giữa các vách bể. Hai bể 1 và 3 đảm nhận đồng thời 2 chức năng: vừa là bể phản ứng sinh học vừa là bể lắng. Nước thải được đưa vào từng bể tuỳ theo chu kì.
Bùn hoạt tính dư sinh ra trong quá trình xử lí cũng được đưa vào bể nén bùn bằng bơm bùn, ngược với chu kì cấp nước thải vào hệ thống.
Thiết bị lọc áp lực:
Sau giai đoạn lắng một lượng nhỏ cặn lơ lững vẫn còn lại trong nước thải ở phần chứa, phần này sẽ được giữ lại nhờ thiết bị lọc nhanh qua cát trong điều kiện kín. Nước được bơm đẩy vào thiết bị lọc thô đi qua bể khử trùng kết hợp châm định lượng hóa chất khử trùng Clorine.
Thiết bị lọc được thiết kế có q trình vận hành lọc và rửa lọc đơn giản. Trong thiết bị này lớp vật liệu lọc có khả năng giữ các phân tử hữu cơ hòa tan còn lại sau quá trình lọc, các phân tử phân cực nhẹ chính chất tạo ra mùi vị của nước. Nước sau công đoạn này được làm sạch triệt để chất hữu cơ hòa tan còn lại đồng thời khử mùi và vị, làm cho nước có mùi vị dễ chịu.
Bể khử trùng:
Cuối cùng là giai đoạn khử trùng ở bể tiếp xúc với Clorine nhằm tiêu diệt hoàn toàn Coliforms và các vi trùng gây bệnh khác. Clorine được bơm định lượng đẩy vào đàu bể tiếp xúc có nhiều vách ngăn, tạo đường đi dài và đủ thời gian tiếp xúc với nước thải. Bản chất tác dụng khử trùng của Clorine là sự oxy hóa phá hủy màng tế bào của vi sinh vật do đó chúng bị tiêu diệt.
Nước sau khi xử lí đạt chỉ tiêu lí hóa lẫn chỉ tiêu vi sinh được phép thải ra nguồn tiếp nhận.
Bể nén bùn:
Lương bùn sinh ra ở bể xử lí sinh học được đưa về bể nén bùn, ở bể nén bùn các chất hữu cơ bị phân hủy theo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Quá trình len man acid, theo đó các hydrocacbon, mỡ, protêin,... bị phân hủy tạo thành các acid béo, cồn, hydro, acid amin, H2S ...
- Giai đoạn 2: Quá trình lên men kiềm, các sản phẩm của giai đoạn 1 tiếp tục bị phân hủy tạo thành metan, khí cacbonic, ...
Sau một thời gian nhất định, bùn được ổn định sẽ được lấy ra bằng xe rút hầm cầu và được vận chuyển đén bãi vệ sinh thích hợp, phần nước tách ra được hồn lưu về bể điều hịa để xử lí tiếp tục.
Sau cùng là công đoạn khử trùng ở bể tiếp xúc với clorine để tiêu diệt các vi khuẩn còn lại trong nước thải. Clorine được bơm định lượng vào nước thải, bể tiếp xúc có nhiều vách ngăn, tạo đường đi dài và thời gian tiếp xúc clorine với nước thải khoảng 0, 5 – 1 giờ. Sau khi tiệt trùng nước thải đạt QCVN 11/2008 (loại B) và thải ra ngoài.
BẢNG 4.6 CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY THỦY SẢN MIỀN NAM
Đvt: mg/l
Nguồn: Dự án Akiz
Theo báo cáo phân tích hóa học (xem phụ lục 1), ta có Bảng 4.6 là kết quả nước thải đầu ra của HTXLNT công ty thủy sản Miền Nam được tiến hành kiểm tra vào tháng 2/2012 đạt tiêu chuẩn loại B. Theo công nghệ dây chuyền xử lí được thiết kế thì HTXLNT này phải cho ra nước đạt tiêu chuẩn loại B, điều đó chứng tỏ cơng ty vận hành hệ thống rất tốt và đạt theo qui định của Ban quản lí KCN Trà Nóc đưa ra. Cơng suất xử lý nước thải 600m3/ngày, hệ thống hoạt động 24/24h ngày, năm 2010 lượng nước thải xử lý được 165.000 m3, năm 2011 xử lý 166.000 m3, năm 2012 xử lý được 168.000 m3
.