Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ việt nam (Trang 44 - 48)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Thiết kế nghiên cứu

3.2.2 Xây dựng thang đo

Căn cứ vào những nghiên cứu trước đây đã được trình bày trong chương 1, kế thừa bảng câu hỏi khảo sát từ tổng hợp các nghiên cứu và 17 nguyên tắc theo khuôn mẫu COSO 2013, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát dựa vào thang đo Likert 5 mức độ, với thang đo này là phù hợp với nghiên cứu này.

Sau khi tổng hợp tài liệu, tác giả đã thiết kế bảng câu hỏi khảo sát dựa trên 5 nhân tố: Mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, giám sát.

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng cho tồn bộ nội dung chính của bảng câu hỏi: 1- hồn tồn khơng đồng ý, 2- khơng đồng ý, 3- bình thường, 4- đồng ý, 5- hồn toàn đồng ý. Đối với các biến độc lập dùng để đo lường mức độ tán thành của đối tượng khảo sát và tác động của từng nhân tố đến KSNB. Đối với biến phụ thuộc, tùy vào đánh giá của từng cá nhân khảo sát để lựa chọn mức độ phù hợp biểu thị cho tính hữu hiệu chung của hệ thống này thông qua việc chọn vào giá trị tương ứng trong thang đo.

Thang đo lƣờng nhân tố mơi trƣờng kiểm sốt

Mơi trường kiểm sốt được ký hiệu là MT và được đo lường bằng 8 biến quan sát sau:

MT01: Các nhà quản lý xây dựng những chuẩn mực về đạo đức trong đơn vị để có thể ngăn cản khơng cho các thành viên có hành vi thiếu đạo đức hoặc phạm pháp.

MT02: Thành viên Hội đồng quản trị, Ủy ban Kiểm toán làm việc độc lập và khách quan trong việc đánh giá và ra quyết định.

MT03: Đơn vị thường xuyên thay đổi nhân sự ở vị trí cấp cao hơn. MT04: Đơn vị phân chia quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng, phù hợp.

MT05: Nhà quản lý thiết kế và đánh giá các loại báo cáo phù hợp với cơ cấu tổ chức của đơn vị.

MT06: Việc tuyển dụng và phân công việc tại đơn vị là phù hợp với trình độ chun mơn của nhân viên.

MT07: Đơn vị thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn hay cho nhân viên tham gia lớp tập huấn để nâng cao kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu của đơn vị.

MT08: Đơn vị có quy chế khen thưởng, kỷ luật nhân viên rõ ràng và hợp lý.  Thang đo lƣờng nhân tố đánh giá rủi ro

Nhân tố đánh giá rủi ro được ký hiệu là ĐG và được đo lường bằng 7 biến quan sát sau:

ĐG01: Thường xuyên nhận diện và đánh giá được rủi ro tại đơn vị, phòng ban, chức năng, cửa hàng liên quan đến đạt được mục tiêu của đơn vị.

ĐG02: Các rủi ro được phân tích để đưa ra các biện pháp đối phó rủi ro thích hợp như chấp nhận rủi ro, giảm thiểu rủi ro, tránh né rủi ro, kiểm soát rủi ro.

ĐG03: Đơn vị xem xét các loại gian lận tiềm tàng như: gian lận trên BCTC, có thể mất mát tài sản và hành vi gian lận khác có thể xảy ra khi đánh giá rủi ro.

ĐG04: Đánh giá cơ hội thu lợi bất chính, biển thủ tài sản, thay đổi sổ sách báo cáo hoặc có hành vi gian lận khác.

ĐG05: Các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam có thành lập bộ phận dự báo, nhận dạng và đối phó các sự kiện bất thường.

ĐG06: Xây dựng các biện pháp để đối phó với rủi ro dựa trên những dự báo. ĐG07: Kết quả phân tích đánh giá rủi ro được truyền đạt đến các chuỗi cửa hàng, bộ phận để có kiểm sốt đáp ứng mục tiêu chung của DN.

Nhân tố hoạt động kiểm soát được ký hiệu là KS và được đo lường bằng 6 biến quan sát sau:

KS01: Hoạt động kiểm sốt có thể giúp phản ứng lại với rủi ro và giảm thiểu rủi ro.

KS02: Có sự phân quyền trách nhiệm với từng bộ phận ở chuỗi cửa hàng theo chức năng quản lý và thực hiện.

KS03: Định kỳ mỗi bộ phận ở các chuỗi cửa hàng có đối chiếu số liệu tổng hợp và chi tiết, kế hoạch và thực tế để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.

KS04: Người quản lý nghiên cứu mối liên hệ giữa chu trình kinh doanh của đơn vị với đặc điểm xử lý thông tin để thiết lập, lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát phù hợp.

KS05: Đơn vị có biện pháp dự phịng đối phó với lỗi phần mềm, phần cứng và vấn đề an ninh mạng.

KS06: Định kỳ, người quản lý xem xét lại các hoạt động kiểm soát để xem xét liệu chúng có cịn thích hợp và tiến hành các hoạt động kiểm soát thay thế khi cần thiết.

Thang đo lƣờng nhân tố thông tin và truyền thông

Nhân tố thông tin và truyền thông được ký hiệu là TT và đo lường bằng 6 biến quan sát sau:

TT01: Các thông tin báo cáo đơn vị được phản hồi và xử lý khi cần thiết. TT02: Có kế hoạch cải tiến và phát triển hệ thống thông tin về nhân lực và vật lực tại đơn vị.

TT03: Truyền thơng có đảm bảo rằng chuỗi cửa hàng sẽ nhận đầy đủ chỉ thị từ trụ sở chính hay trụ sở chính sẽ nhận được phản hồi từ chuỗi cửa hàng.

TT04: Nhà quản lý được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để thực hiện công việc.

TT05: Những sai phạm của nhân viên khi thực hiện đối với khách hàng được báo cáo lại với người có trách nhiệm tại đơn vị.

TT06: Các kênh thông tin hiện tại đảm bảo thông tin cung cấp cho bên ngoài và thơng tin đơn vị nhận được từ bên ngồi là hợp lý và hữu ích với các đối tượng sử dụng.

Thang đo lƣờng nhân tố giám sát

Nhân tố giám sát được ký hiệu là GS, được đo lường bằng 5 biến quan sát sau: GS01: Các nhà quản lý tại đơn vị thực hiện giám sát thường xuyên việc quản trị rủi ro.

GS02: Các nhà quản lý tại đơn vị tạo điều kiện để nhân viên và bộ phận giám sát lẫn nhau trong công việc hàng ngày.

GS03: Nhà quản lý tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam định kỳ đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc của nhân viên.

GS04: Những yếu kém của hệ thống KSNB được ban lãnh đạo điều chỉnh khắc phục.

GS05: Việc phân tích được thực hiện khi so sánh với các tiêu chuẩn được thiết lập ban đầu.

Thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB

Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB được ký hiệu là HH, biến phụ thuộc được đo lường bằng 4 biến quan sát sau:

HH01: Hệ thống KSNB làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực của các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam.

HH02: Hệ thống KSNB làm giảm rủi ro kinh doanh của các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam.

HH03: Hệ thống KSNB làm tăng bảo vệ tài sản của các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam.

HH04: Hệ thống KSNB giúp tăng độ tin cậy thông tin trên BCTC của các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)