.25 Bảng kết quả các trọng số hồi quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ việt nam (Trang 68)

Hệ số

Mơ hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã

chuẩn hóa t Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

B Sai số chuẩn Beta Tolerance VIF 1 (Hằng số) .406 .191 2.129 .034 MT .258 .029 .391 9.016 .000 .929 1.076 ĐG .281 .024 .496 11.525 .000 .944 1.060 KS .173 .023 .311 7.395 .000 .989 1.011 TT .151 .029 .224 5.273 .000 .971 1.030 GS .057 .028 .085 1.991 .048 .961 1.040

Nguồn: Phụ lục 4.6 – Kết quả phân tích dữ liệu

Bảng 4.25 cho thấy khi xét độ tin cậy thì các biến độc lập, các giá trị Sig đều nhỏ hơn 0.05, thể hiện độ tin cậy khá cao. Đồng thời qua bảng trên cho thấy hệ số VIF lớn nhất bằng 1.076 nhỏ hơn 5 nên có thể kết luận khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

4.3.6 Kiểm tra các giả định mơ hình hồi quy bội

 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi Bảng 4.26 Bảng kiểm định giả định phương sai của sai số

Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 2.9060 4.4250 3.6630 .31401 207

Residual -.64157 .67550 .00000 .23106 207

Std. Predicted Value -2.411 2.427 .000 1.000 207

Std. Residual -2.743 2.888 .000 .988 207

a. Dependent Variable: HH

Hình 4.1 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy

Nguồn: Phụ lục 4.7 – Kết quả phân tích dữ liệu

Hình 4.1 cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục O (quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư không đổi.

 Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn: phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như sử dụng sai mơ hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư khơng đủ nhiều để phân tích (Hoàng Trọng – Mộng Ngọc, 2008). Biểu đồ tần số (Histogram, Q-Q plot, P-P plot) của phần dư (đã được chuẩn hóa) được sử dụng để kiểm tra giả định này.

Hình 4.2 Đồ thị P-P plot của phần dư - đã chuẩn hóa

Nguồn: Phụ lục 4.7 – Kết quả phân tích dữ liệu

Kết quả từ biểu đồ tần số P-P plot cho thấy các điểm phân tán xung quanh được kỳ vọng, cho thấy giả định phân phối chuẩn của phần dư khơng bị vi phạm. Hình 4.3 Đồ thị Histogram của phần dư - đã chuẩn hóa

Kết quả từ biểu đồ tần số Histogram của phần dư cho thấy, phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean lệch với 0 vì số quan sát khá lớn, độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.988). Điều này có nghĩa là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không vi phạm.

Kiểm định Durbin Watson = 1.752 (bảng 4.23) trong khoảng [1< D <3] nên khơng có hiện tượng tương quan của các phần dư (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

4.3.7 Kiểm tra giả định khơng có mối tƣơng quan giữa các biến độc lập (Hiện tƣợng đa cộng tuyến)

Trong mơ hình hồi quy bội, có thể thêm giả thuyết là các biến độc lập khơng có tương quan hồn tồn với nhau. Vì vậy, khi ước lượng mơ hình hồi quy bội chúng ta phải kiểm tra giả thuyết này thông qua hiện tượng đa cộng tuyến. Khi mối tương quan giữa các biến độc lập khá chặt chẽ sẽ dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến của mơ hình. Do vậy chúng ta phải dị tìm hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách tính dung sai (Tolerance) và nếu dung sai T của một biến độc lập nào đó càng lớn, có nghĩa phần riêng của nó càng lớn nên hệ số phóng đại phương sai (VIF) càng nhỏ và lúc này khả năng đa cộng tuyến sẽ giảm (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Thông thường nếu VIF của một biến độc lập nào đó nhỏ hơn 2 thì biến này khơng có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc trong mơ hình tuyến tính bội (Hair & ctg 2006).

Bảng 4.23 và bảng 4.25, cho thấy hệ số R2 < 0.8 và hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập trong mơ hình này đều nhỏ hơn 2 (lớn nhất là 1.076) và hệ số Tolerance tương đối tốt (nhỏ nhất là 0.929) cho thấy khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

4.3.8 Mơ hình hồi quy chính thức các yếu tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB

Trọng số hồi quy được thể hiện dưới hai dạng: chưa chuẩn hóa và đã chuẩn hóa. Vì trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa, giá trị của nó phụ thuộc vào thang đo và mặt khác các biến độc lập có đơn vị khác nhau nên chúng ta khơng thể dùng chúng

mơ hình được. Trọng số hồi quy chuẩn hóa được dùng để so sánh mức độ tác động của các biến phụ thuộc vào biến độc lập. Biến độc lập nào có trọng số này càng lớn có nghĩa biến đó tác động mạnh vào biến phụ thuộc.

Căn cứ vào bảng 4.25 cho thấy các biến này có hệ số hồi quy dương có nghĩa là các biến này có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Từ thông số thống kê trong mơ hình hồi quy, phương trình hồi quy tuyến tính bội của các yếu tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng tới hoạt động KSNB các hệ số chuẩn hóa như sau:

HH = 0.391MT + 0.496ĐG + 0.311KS + 0.224TT + 0.085GS

Như vậy cả 5 nhân tố: Mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, giám sát đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam. Nghĩa là khi MT, ĐG, KS, TT, GS càng cao thì tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam hoạt động càng cao. Trong 5 nhân tố này thì nhân tố đánh giá rủi ro có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam (β = 0.496), tiếp đến là nhân tố mơi trường kiểm sốt (β = 0.391), nhân tố hoạt động kiểm soát (β = 0.311), nhân tố thông tin và truyền thông (β = 0.224) và nhân tố giám sát (β = 0.085). Như vậy, giả huyết H1, H2, H3, H4, H5 cho mơ hình nghiên cứu được chấp nhận.

Kết quả kiểm định giả thuyết được thực hiện ở trên khẳng định các giả thuyết sau đây sẽ được chấp nhận:

Giả thuyết H1: Mơi trường kiểm sốt tốt làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống

KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam.

 Giả thuyết H2: Đánh giá rủi ro làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam.

 Giả thuyết H3: Hoạt động kiểm soát chặt chẽ làm tăng tính hữu hiệu của hệ

 Giả thuyết H4: Việc nâng cao công tác chất lượng thơng tin và truyền thơng

góp phần làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam.

 Giả thuyết H5: Hoạt động giám sát tốt làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống

KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam.

4.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống KSNB của các DN kinh doanh CCHBL chỉ đạt mức trung bình khá; tính hữu hiệu của hệ thống KSNB chỉ đạt mức 3.6; Trong đó, các nhân tố mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, giám sát có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam trong mơ hình hồi quy, kết quả này phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.

Về mức độ tác động của các nhân tố trong thành phần thang đo đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu thì:

Nhân tố Đánh giá rủi ro được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam. Tuy nhiên giá trị trung bình chỉ đạt ở mức trung bình khá là 3.46. Điều này cho thấy, các DN chưa thực sự quan tâm chú trọng đến việc đánh giá rủi ro, đặc biệt là các DN chưa quan tâm xem xét các loại gian lận tiềm tàng như gian lận trên BCTC, có thể mất mát tài sản và các hành vi gian lận khác có thể xảy ra (giá trị trung bình quan sát là 3.38), đồng thời DN chưa thường xuyên nhận diện và đánh giá rủi ro tại đơn vị, phòng ban, cửa hàng, các rủi ro chưa được phân tích chặt chẽ dẫn đến các biện pháp đối phó rủi ro chưa thích hợp (giá trị trung bình quan sát là 3.43).

Nhân tố Môi trường kiểm soát quan trọng thứ hai, đạt giá trị trung bình là 3.85. Cũng chỉ đạt ở mức độ trung bình khá. Theo kết quả phỏng vấn ta thấy, DN chưa phân chia quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng và hợp lý (giá trị trung bình quan sát

3.80), một số nhân viên kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, đồng thời việc tuyển dụng và phân công công việc tại các DN chưa phù hợp với trình độ chun mơn của nhân viên (giá trị trung bình quan sát là 3.83).

Nhân tố quan trọng thứ ba là Hoạt động kiểm sốt đạt mức giá trị trung bình là 3.37, mức trung bình khá. Theo kết quả phỏng vấn ta thấy, DN chưa quan tâm chú trọng đối chiếu số liệu định kỳ mỗi bộ phận ở các chuỗi cửa hàng, việc đối chiếu chưa chặt chẽ giữa số liệu tổng hợp và chi tiết, kế hoạch và thực tế để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời (giá trị trung bình quan sát là 3.34). Đồng thời, DN chưa chú trọng việc xem xét lại các hoạt động kiểm soát để xem xét liệu chúng có cịn thích hợp và tiến hành các hoạt động kiểm sốt thay thế khi cần thiết (giá trị trung bình quan sát đạt 3.34).

Nhân tố quan trọng thứ tƣ là Thơng tin và truyền thơng đạt giá trị trung bình là 3.12. Đây là nhân tố chưa được quan tâm chú trọng nhất trong các nhân tố của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam. Qua kết quả phỏng vấn, ta thấy DN vẫn chưa chú trọng quan tâm đến các kênh thơng tin hiện tại, do đó chưa đảm bảo thông tin cung cấp cho bên ngồi và thơng tin DN nhận được từ bên ngoài là hợp lý và hữu ích với các đối tượng sử dụng (giá trị trung bình quan sát 3.04). Đồng thời, DN chưa quan tâm đến việc truyền thơng có đảm bảo rằng chuỗi cửa hàng sẽ nhận đầy đủ chỉ thị từ trụ sở chính hay trụ sở chính sẽ nhận được phản hồi từ chuỗi cửa hàng, từ việc đó dẫn đến ảnh hưởng đến việc nhà quản lý có được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để thực hiện công việc (giá trị trung bình quan sát 3.10), các thông tin báo cáo chưa được phản hồi và xử lý kịp thời do DN chưa có kế hoạch cải tiến và phát triển hệ thống thơng tin tại DN (giá trị trung bình quan sát là 3.12)

Cuối cùng là nhân tố Giám sát đạt giá trị trung bình cao nhất 4.18, đạt mức khá. Qua kết quả phỏng vấn ta thấy, DN đã quan tâm chú trọng đến hoạt động giám sát tại đơn vị. Tuy nhiên, DN vẫn chưa quan tâm chú trọng đến việc tạo điều kiện để các nhân viên và bộ phận giám sát lẫn nhau trong công việc hàng ngày (giá trị trung bình quan sát 4.14).

Qua kết quả phân tích ta thấy được hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL chưa thực sự hữu hiệu. Trong năm nhân tố của hệ thống KSNB thì ba nhân tố tác động mạnh nhất là Đánh giá rủi ro, mơi trường kiểm sốt và hoạt động kiểm soát. Vậy các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam cần quan tâm chú trọng cải thiện 5 nhân tố này để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.

Kết luận chƣơng 4

Chương này tác giả đã trình bày tổng quan về các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam làm cơ sở để có thể dễ dàng phân tích những điểm mạnh, điểm yếu cũng như làm căn cứ đưa ra nhận định. Chương này cũng đã trình bày kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy thang đo có độ tin cậy khá cao. Thông qua thống kê mô tả, chương này đã cho thấy tổng quan khi đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam, cho thấy những thành phần nào cịn yếu kém, ngun nhân vì sao để từ đó đề xuất các kiến nghị cho phù hợp. Phần tiếp theo sẽ trình bày kết luận, kiến nghị giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam, những hạn chế của nghiên cứu này và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệo kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam”, luận văn rút ra những kết luận sau:

Qua những câu hỏi được thiết lập theo thang đo likert 5 với dãy giá trị từ 1 đến 5 (1- hoàn tồn khơng đồng ý, 2 – khơng đồng ý, 3 – bình thường, 4 – đồng ý, 5 – hoàn toàn đồng ý), tác giả ghi nhận những ý kiến khách quan của đối tượng khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL tại Việt Nam, làm cơ sở để phân tích định lượng.

Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha cho biết độ tin cậy của thang đo dùng để đo lường các thành phần của năm nhóm nhân tố đều lớn hơn 0.6, nghĩa là thang đo phù hợp với kiểm định mơ hình lý thuyết của đề tài. Kết quả phân tích nhân tố EFA trích thành năm nhân tố hội tụ. Các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và độ biến thiên tích lũy giải thích được 54.47% mức độ biến thiên của các quan sát.

Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết: tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL tại Việt Nam có năm nhân tố tác động là: Môi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, giám sát. Trong năm nhân tố này thì nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất là nhân tố đánh giá rủi ro (β = 0.496), tiếp đến là nhân tố mơi trường kiểm sốt (β = 0.391), nhân tố hoạt động kiểm sốt (β = 0.311), nhân tố thơng tin và truyền thông (β = 0.224) và cuối cùng là nhân tố giám sát (β = 0.085).

Nhân tố đánh giá rủi ro : đây là nhân tố tác động mạnh nhất đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam . Tuy nhiên, DN vẫn chưa quan tâm chú trọng đến việc đánh giá rủi ro (giá trị trung bình quan sát 3.46) như công tác lập dự báo trước rủi ro vẫn chưa được chú trọng, chưa xem xét đến các loại gian lận tiềm tàng như gian lận trên BCTC, có thể mất mát tài sản và hành vi gian lận khác có thể xảy ra. Vì thế các doanh nghiệp này cần đưa ra các giải pháp nhằm làm cho công tác quản trị rủi ro hệ thống KSNB tốt hơn.

Nhân tố mơi trường kiểm sốt: đây là nhân tố tác động mạnh thứ hai đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam. Tuy nhiên DN vẫn chưa thực sự quan tâm đến nhân tố này (giá trị trung bình quan sát 3.85). Một tổ chức sẽ hoạt động hiệu qủa nếu các phòng ban, các bộ phận hay các nhân viên chỉ nhận những nhiệm vụ chuyên biệt và họ chỉ chịu trách nhiệm cho những gì họ làm. Phân định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho các bộ phận sẽ tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp, giảm thiểu được tối đa các rủi ro, nhận diện và kiểm soát rủi ro hiệu quả hơn và mang lại hoạt động hiệu quả cao hơn cho tổ chức.

Nhân tố hoạt động kiểm soát: đây là nhân tố tác động mạnh thứ ba ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL tại Việt Nam. Tuy nhiên nhân tố này chưa được các DN chú trọng minh chứng là kết quả phỏng vấn giá trị trung bình quan sát chỉ đạt 3.37. Vậy nên hoạt động kiểm soát bằng việc thường xuyên đối chiếu số liệu tổng hợp và chi tiết, kế hoạch và thực hiện, đồng thời nên xem xét lại các hoạt động kiểm soát xem chúng cịn phù hợp khơng để từ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ việt nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)