Các nhân tố hình thành nên chỉ số LPI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về môi trường dịch vụ logistics tại thành phố hồ chí minh của nhà cung cấp dịch vụ logistics , luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 38)

2.2 .Thực trạng ngành logistics Việt Nam

2.4 Chỉ số hình thành nên mơi trường dịch vụ logistics – chỉ số LPI

2.4.2 Các nhân tố hình thành nên chỉ số LPI

™ Các nhân tố hình thành nên chỉ số LPI lần khảo sát năm 2007

Lần khảo sát thứ nhất vào năm 2007, đối tượng tham gia khảo sát được yêu cầu đánh

giá tám thị trường nước ngoài, tám thị trường này có liên quan chặc chẽ với cơng việc kinh doanh logistics của họ và được lựa chọn ngẫu nhiên. Phương pháp lựa chọn nhóm quốc gia cho đối tượng tham gia khảo sát được thể hiện bảng 2.3. Các đối tượng được hỏi ở bảy

nhân tố cốt lõi về mơi trường logistics, các tiêu chí này nằm trong phạm vi từ các vấn đề truyền thống như thủ tục hải quan, chất lượng cơ sở hạ tầng đến các vấn đề mới như giám sát, xác định hành trình vận chuyển, sự giao hàng đúng lịch và năng lực của ngành logistics trong nước. Các nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê chuẩn để tổng hợp các dữ liệu, phương pháp thống kê này cho phép các số liệu thu thập có thể so sánh có ý nghĩa giữa các quốc gia. Bảy nhân tố cốt lõi về môi trường logistics trong lần nghiên cứu năm 2007 như sau: (WB, 2007. Báo cáo “Kết nối để cạnh tranh: Ngành Logistics trong

nền kinh tế tồn cầu”, trang 8)[22].

• Độ hiệu quả của quy trình thơng quan (Efficiency of the clearance process by customs

and other border agencies), gọi tắc là Customs.

• Chất lượng cơ sở hạ tầng liên quan đến vận tải và công nghệ thông tin (Quality of

transport and information technology infrastructure for logistics), gọi tắc là Infrastructure.

• Khả năng sắp xếp vận chuyển hàng quốc tế với giá cạnh tranh (Ease and affordability

of arranging international shipments), gọi tắc là International shipments.

• Năng lực logistics (Competence of the local logistics industry), gọi tắc là Logistics

competence.

• Khả năng theo dõi tình trạng hàng hóa sau khi gởi (Ability to track and trace

international shipments), gọi tắc là Tracking and tracing.

• Chi phí logistics nội địa (Domestic logistics costs).

• Sự giao hàng đúng lịch. (Timeliness of shipments in reaching destination) gọi tắc là

Bảng 2.3: Phương pháp lựa chọn nhóm quốc gia cho đối tượng tham gia khảo sát

Đối tượng tham gia

khảo sát đến từ các quốc gia có thu nhập

thấp

Đối tượng tham gia khảo

sát đến từ các quốc gia có thu nhập trung bình

Đối tượng tham gia khảo sát đến từ các quốc gia có thu

nhập cao Đối tượng tham gia khảo sát đến từ các quốc gia ven biển

5 quốc gia đối tác xuất khẩu quan trọng nhất

+

3 quốc gia đối tác quan trọng nhất

3 quốc gia đối tác xuất khẩu quan trọng nhất

+

1 quốc gia đối tác nhập khẩu quan trọng nhất

+

4 quốc gia ngẫu nhiên, một quốc gia đến từ mỗi nhóm

quốc gia: a) Châu Phi b) Đông Á và Trung Á

c) Mỹ Latin

d) OECD và Châu Âu trừ Trung Á

2 quốc gia ngẫu nhiên trong danh sách năm quốc gia đối tác xuất khẩu quan trọng nhất và năm quốc gia đối tác nhập

khẩu quan trọng nhất +

6 quốc gia ngẫu nhiên, một quốc gia đến từ mỗi nhóm

quốc gia: a. Châu Phi

b. Đơng Á và Trung Á c. Mỹ La Tinh

d. OECD và Châu Âu trừ Trung Á Đối tượng tham gia khảo sát đến từ các quốc gia ở giữa đất liền

4 quốc gia đối tác xuất khẩu quan trọng nhất

+

2 quốc gia đối tác nhập khẩu quan trọng

nhất +

2 quốc gia cầu lục địa

3 quốc gia đối tác xuất khẩu quan trọng nhất

+

1 quốc gia đối tác nhập khẩu quan trọng nhất

+

2 quốc gia cầu lục địa +

2 quốc gia ngẫu nhiên, một quốc gia đến từ mỗi nhóm

quốc gia:

a. Châu Phi, Đông Á, Trung Á và Mỹ Latin

b. OECD và Châu Âu trừ Trung Á

Nguồn: WB, 2007. Báo cáo “Kết nối để cạnh tranh: Ngành Logistics trong nền kinh tế

™ Các nhân tố hình thành nên chỉ số LPI lần khảo sát năm 2009

Phương pháp khảo sát lần thứ hai vào năm 2009 về cơ bản vẫn như phương pháp khảo sát lần thứ nhất vào năm 2007. Tuy nhiên, có một chút thay đổi so với năm 2007, phần câu hỏi khảo sát được chia thành hai phần.

Phần thứ nhất vẫn như phương pháp của năm 2007 là từng đối tượng tham gia khảo sát

được yêu cầu đánh giá tám thị trường nước ngoài, tám thị trường này có liên quan chặc chẽ

với cơng việc kinh doanh logistics của từng đối tượng và được lựa chọn ngẫu nhiên.

Phương pháp lựa chọn nhóm quốc gia cho đối tượng tham gia khảo sát vẫn giống như cuộc khảo sát năm 2007. Tuy nhiên, lúc này các đối tượng tham gia cuộc khảo sát chỉ được hỏi

ở sáu nhân tố cốt lõi về sự phát triển logistics, riêng nhân tố chi phí logistics nội địa được đưa vào khảo sát ở phần thứ hai với một chút thay đổi để thu thập được nhiều thông tin so

với cuộc khảo sát năm 2007. Sáu nhân tố hình thành nên mơi trường dịch vụ logistics được khảo sát trong năm 2009 như sau: (WB, 2010. Báo cáo “Kết nối để cạnh tranh: Ngành

Logistics trong nền kinh tế toàn cầu”, trang 4)[23].

• Độ hiệu quả của quy trình thơng quan (Efficiency of the clearance process), gọi tắc

là Customs – Hải quan.

• Chất lượng cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải (Quality of trade and transport-related infrastructure), gọi tắc là Infrastructure – Cơ sở hạ tầng.

• Sự thuận lợi của việc sắp xếp chuyển hàng đi với giá cạnh tranh (Ease of arranging competitively priced shipments), gọi tắc là International shipments – Vận chuyển.

• Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics (Competence and quality of logistics services), gọi tắc là Logistics quality and competence – Năng lực logistics

• Khả năng theo dõi tình trạng hàng hóa sau khi gởi (Ability to track and trace consignments), gọi tắc là Tracking and tracing – Khả năng theo dõi hàng hóa.

• Sự giao hàng đúng lịch. (Frequency with which shipments reach the consignee within the scheduled or expected time) gọi tắc là Timeliness – Giao hàng đúng lịch.

Trong đó:

- Độ hiệu quả của quy trình thơng quan đề cập đến các vấn đề về hệ thống khai báo

hải quan, thời gian thơng quan hàng hóa, tỷ lệ kiểm tra hàng hóa, chứng từ phải nộp cho cơ quan hải quan, tham nhũng trong khai báo hải quan…

- Chất lượng cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải đề cập đến các vấn đề về trang thiết bị của cảng, vị trí của cảng, hệ thống đường bộ, đường sông kết nối

với cảng, ứng dụng CNTT trong quản lý cảng…

- Sự thuận lợi của việc sắp xếp chuyển hàng đi với giá cạnh tranh đề cập đến các vấn

đề về khả năng vận chuyển của các hãng tàu, sự lựa chọn dễ dàng của khách hàng

khi đặt chỗ thuê tàu với giá cả cạnh tranh…

- Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics đề cập đến các vấn đề về khả năng cung

cấp dịch vụ trọn gói với các giải pháp về chuỗi cung ứng, trình độ chuyên nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ logistics, khả năng đảm bảo hàng hóa khơng bị mất cấp

trong quá trình vận chuyển…

- Khả năng theo dõi tình trạng hàng hóa sau khi gởi đề cập đến các vấn đề về khả

năng trang bị CNTT và năng lực sử dụng CNTT để theo dõi hàng hóa cho khách hàng của nhà cung cấp dịch vụ logistics.

- Sự giao hàng đúng lịch đề cập đến uy tín của nhà cung cấp dịch vụ logistics về việc hàng hóa đến đúng lúc như thơng báo, khơng có sự thay đổi về lịch trình tàu chạy khi đã cơng bố lịch trình.

Trong phần khảo sát thứ hai, thu thập thông tin về thị trường trong nước, khơng chỉ thu thập thơng tin về chi phí logistics nội địa như nhân tố số 6 trong cuộc khảo sát năm 2007 mà cịn thu thập các thơng tin mới trên phạm vi rộng hơn bởi các chuyên gia logistics đang làm việc trong nước. Thông tin mở rộng gồm:

• Dữ liệu về thời gian /chi phí giao dịch xuất nhập khẩu.

• Quản lý và thủ tục hải quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về môi trường dịch vụ logistics tại thành phố hồ chí minh của nhà cung cấp dịch vụ logistics , luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)