NGUYÊN NHÂN CỦA HÀNH VI TRỐN THUẾ

Một phần của tài liệu thue_tieu_thu_dac_biet_nhom_2_8459 (Trang 41 - 43)

Việc gian lận trốn thuế là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật thuế nhưng đồng thời cũng là một hiện tượng mang tính kinh tế - xã hội, nhất là trong nền kinh tế thị trường. Gian lận trốn thuế có rất nhiều ngun nhân. Chúng ta có thể phân tích các ngun nhân của hiện tượng trốn thuế nói chung và thuế tiêu thụ đặc biệt nói riêng theo nhiều hướng khác nhau. Trong bài thảo luận này, đúng trên góc độ là những sinh viên chun ngành tài chính doanh nghiệp, nhóm chúng tơi sẽ phân tích các ngun nhân theo 2 khía cạnh, đó là do chủ quan của doanh nghiệp và khách quan từ phía các cơ quan nhà nước và bên ngoài.

1. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân từ phía nhà nước và các cơ quan nhà nước:

- Hệ thống pháp luật nước ta còn chưa đồng bộ, nhiều nội dung trong luật được quy định còn nhiều chồng chéo.

- Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm của các cơ quan chức năng chưa quyết liệt, nên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng lỗ hổng này để khai man, trốn thuế. Sự thiếu quyết liệt trong xử lý vi phạm, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để răn đe, việc bị phạt vài ba trăm hay vài ba triệu so với các lợi hàng trăm triệu, hàng tỷ thật sự không hiệu quả. Cơ quan thuế chưa có sự chủ động trong cơng tác quản lý, một số cán bộ chưa làm trịn trách nhiện, thậm chí thối hóa, biến chất, vì tư lợi riêng để lợi dụng, khơng ít trường hợp chính cán bộ thuế gợi ý và tiếp tay cho một số doanh nghiệp, các nhân trốn thuế.

- Cả hai lĩnh vực xử lý hành chính và xử lý hình sự đều đang gặp khó khăn, trong nhiều trường hợp, cơ quan đưa ra quyết định xử phạt nhưng các đối tượng khơng chấp hành, rồi lại để đó khơng làm đến nơi đến chốn, điều đó đồng nghĩa với việc vơ hiệu hóa qút định có tính pháp lý của cơ quan chức năng.

- Công tác xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp phòng và chống các hành vi gian lận, trốn thuế chưa được thức hiện triệt để.

Nguyên nhân từ các yếu tố khác

- Yếu tố kinh tế: Ở nước ta, thuế TTĐB được Quốc hội khóa IX ban hành, luật thuế TTĐB có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1990 và đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Trong đó, những

lần sửa đổi quan trọng vào các năm 1998, 2003, 2005. Năm 2008, luật thuế TTĐB sửa đổi được trình quốc hội thơng qua vào tháng 11/2008, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2009. Như vậy, nhìn chung pháp lý cho thuế TTĐB xuất hiện muộn hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thêm nữa, nền kinh tế Việt Nam phát triển muộn hơn so với nhiều nước, trước đây, hàng hóa đặc biệt hoặc hàng hóa xa xỉ trước đây khá xa lạ, nhà nước chỉ đánh thuế TTĐB vào những mặt hàng khơng khún khích tiêu dung. Cùng với sự phát triển của kinh tế, các mặt hàng bị đánh thuế liên tục được điều chỉnh. Các yếu tố kinh tế thay đổi làm cho hành vi thực thi pháp luật thuế TTĐB cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, lại xảy ra bất cập, ví dụ như có nhiều loại hàng hóa, dịch vụ tương tự những mặt hàng bị đánh thuế TTĐB nhưng pháp luật chưa quy định, nên các doanh nghiệp sẽ trốn thuế bằng cách áp dụng các hàng đó.

- Hội nhập quốc tế: trong xu hướng hội nhập toàn cầu, Việt Nam ra nhập rất nhiều tổ chức trên thế giới. Trong đó, việc ra nhập WTO, bên cạnh những lợi ích đạt được, chúng ta cũng phải đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc thực thi pháp luật đang tồn tại, đặc biệt là thuế TTĐB với nhiều mặt hàng như thuốc là, bia, rượu…

- Yếu tố từ phía người mua hàng: một bộ phận khá lớn cơng chúng có thói quen mua hàng khơng lấy hóa đơn, hoặc giả do chưa hiểu biết, nhận những hóa đơn có mức ghi giá bán thấp hơn hoặc cao hơn mức giá phải trả. Từ đó, các doanh nghiệp có điều kiện làm giả hóa đơn chứng từ, khơng chỉ trốn thuế TTĐB mà còn nhiều loại thuế khác.

2. Nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp

Thuế TTĐB là loại thuế có thuế suất cao nên doanh nghiệp thực hiện các hành vi gian lận nhằm trốn thuế, tránh thuế vì hai mục đích: thứ nhất muốn trốn tránh để thu được lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, thứ hai muốn giảm bớt thuế để giảm giá thành tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Bằng cách sử dụng các công cụ, chứng từ giả tạo, không thực hiện đầy đủ các loại hóa đơn chứng từ, các doanh nghiệp khơng khó để có thể đánh lừa được cơ quan nhà nước trong việc kê khai, nộp thuế.

Đối với các loại thuế đánh theo từng công đoạn như thuế giá trị gia tăng, việc gian lận trốn thuế bằng cách cầu kết giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm giảm lượng thuế phải nộp bằng cách làm giả hóa đơn chứng từ thường khá khó khăn, bởi lẽ, phải đảm bảo cân đối giữa thuế đầu vào và thuế đầu ra, thuế đầu ra của cơ sở này lại là đầu vào khấu trừ của cơ sở khác. Tuy nhiên, đối với các loại thuế đánh ở một công đoạn sản xuất hoặc nhập khẩu như thuế tiêu thụ đặc biệt, việc làm giả hóa đơn chứng từ khơng khó. Các doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu tự kê khai và nộp thuế, không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong khâu tiếp theo. Bởi vậy, nếu chủ quan ý muốn của doanh nghiệp, việc vận dụng các hành vi gian lận trốn thuế là hoàn toàn có thể.

Lượng tiền có được nhờ việc trốn, tránh thuế thường rất lớn, đặc biệt với một vài mặt hàng chịu thuế TTĐB với thuế suất cao. Trong trường hợp trốn thuế bị các cơ quan thuế phát hiện, tiến hành truy thu thì trước đó, doanh nghiệp đã có thể sử dụng lượng tiền này như một lượng vốn để đầu tư, thực hiện các cơ hội kinh doanh.

Với những lợi ích mà doanh nghiệp có được từ việc trốn, tránh thuế, mặc dù hiện tại, pháp luật về thuế ở nước ta đang hoàn thiện để trở nên chặt chẽ hơn, các doanh nghiệp vẫn có khơng ít các chiêu trò gian lận thuế.

Một phần của tài liệu thue_tieu_thu_dac_biet_nhom_2_8459 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w