Dựa trên những điểm mạnh trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm đã có ( S2) tiếp tục phát huy và xây dựng các quy phạm mới khắc phục điểm yếu về vệ sinh an toàn thực phẩm( W4 )
3.1.Giải pháp phòng ngừa dư lượng kháng sinh
Mối lo và nguy cơ lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp là chính sách “dư lượng bằng 0” của EU, Mỹ và các nước khác, việc hạ thấp ngưỡng phát hiện xuống mức 0,3 ppb hoặc thấp hơn nữa, trong khi chóng ta chưa có đủ năng lực kỹ thuật để kiểm tra phát hiện dư lượng kháng sinh ( nhất là các chất dẫn xuất của nitrofurans ) với hàm lượng thấp như vậy.
Chỉ có thể giải quyết vấn đề này bằng một chính sách đồng bộ được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực liên quan trong cả nước. Đề nghị Chính phủ, Bộ thuỷ sản và các bộ ngành khác coi vấn đề dư lượng kháng sinh là vấn đề sống còn của xuất khẩu tôm để khẩn trương áp dụng các biện pháp đồng bộ.
Đề nghị Bộ chỉ đạo cục an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản có biện pháp tích cực để cải tiến chất lượng của chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong vùng nuôi và trong nguyên liệu tôm phục vụ hữu hiệu cho việc phát hiện sớm dư lượng kháng sinh trong nguyên liệu tôm.
3.2.Chống đưa tạp chất vào nguyên liệu tôm.
Tiến hành việc kiểm tra chéo giữa các doanh nghiệp tại khu vực thu mua nguyên liệu để cùng nhau loại bỏ sự nghi ngờ về việc các xí nghiệp thu mua ngun liệu tơm đã bị bơm chích tạp chất, tiến đến việc thực hiện nghiêm túc và tự nguyện các cam kết khơng mua tơm có chứa tạp chất. Tìm các giải pháp ngăn chặn tình trạng
tơm bơm nước. Xem xét việc tiến hành các nghiên cứu về tỷ trọng từng lơ tơm để tìm giải pháp đơn giản kiểm tra việc tơm bơm chích và ngâm nước.
3.3.Thực hiện các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản
xuất
Bộ thuỷ sản đã ban hành nhiều văn bản bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn của ngành thuỷ sản 28TCN 130-1998 và 28TCN 129-1998 về điều kiện đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm của các cơ sở sản xuất tơm.
Đề nghị Bộ thuỷ sản tăng cường kiểm tra các cơ sở chưa được yêu cầu và có chế tài quy định các doanh nghiệp thực hiện, đồng thời tiến hành phân loại doanh nghiệp về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tương ứng với chủng loại và nhóm sản phẩm.