CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
3.4.1. Kiểm tra và xử lý dữ liệu
Tác giả thu nhận bảng hỏi (bảng hỏi gồm có 25 biến quan sát), kiểm tra những phiếu không hợp lệ. Đồng thời, tiến hành thực hiện việc làm sạch thơng tin, mã hố các thông tin cần thiết trong bảng hỏi, nhập liệu và phân tích dữ liệu thơng qua phần mềm SPSS.
3.4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Xây dựng và kiểm định Độ tin cậy các thang đo của từng nhân tố là một trong những mục tiêu của đề tài. Xác định hệ số cronbach’s alpha và phân tích nhân tố là hai
cơng cụ sẽ giúp chúng ta thực hiện mục tiêu này. Hệ số Cronbach’s alpha sẽ kiểm tra độ tin cậy của các biến dùng để đo lường từng nhân tố. Những biến không đảm bảo Độ tin cậy (cronbach’s alpha < 0.6 và hệ số tương quan biến tổng < 0.3) sẽ bị loại khỏi thang đo và không được sử dụng ở phần phân tích nhân tố. Cơng cụ này cũng giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo khơng đạt. Các biến quan sát có được hệ số tương quan biến tổng (item-totalcorrelation) < 0.3 bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi cronbach’s alpha từ 0.6 trở lên”.
3.4.3. Phân tích các nhân tố, kiểm định mơ hình
“Về phân tích tương quan, từ việc tiến hành kiểm tra Độ tin cậy các thang đo bằng công cụ Cronbach’s alpha. Những thang đo nào đánh giá đạt yêu cầu thì tiếp tục đưa vào phân tích tương quan Pearson. Phân tích tương quan Pearson được thực hiện cho các biến độc lập và biến phụ thuộc nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, sau đó phân tích hồi quy. Vì điều kiện để chạy hồi quy thì trước hết phải tương quan. Trong phân tích tương quan nhân tố cần phải xem xét là giá trị sig. Nếu giá trị sig nhỏ hơn 0,05 thì hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê tức là có sự tương quan giữa 2 biến này, ngược lại thì khơng có tương quan”.
Sau khi kiểm định các thang đo và phân tích tương quan, bước tiếp theo chạy phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu với mức ý nghĩa là 5% và xác định mức độ quan trọng từng nhân tố. Qua đó, kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu dựa vào R2 và R2 hiệu chỉnh, kiểm định độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.
Tóm tắt Chương 3
“Chương 3 tác giả đã trình bày nội dung phương pháp tiến hành nghiên cứu gồm hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ thực hiện qua nghiên cứu định tính từ việc thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Nghiên cứu chính thức được tác giả thực hiện thơng qua nghiên cứu định lượng thông qua các công cụ sử dụng trong chương trình SPSS”.