Tóm tắt nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại TP HCM (Trang 84 - 85)

CHƢƠNG 5 : TÓM TẮT NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Tóm tắt nghiên cứu:

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu và phát hiện các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ dựa trên mơ hình TPB, các nghiên cứu trƣớc và thang đo nghiên cứu của Nahid và cộng sự (2013). Sau khi phân tích kết quả, nghiên cứu kết luận các yếu tố trong mơ hình đều có ảnh hƣởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ. Về những yếu tố nhân khẩu học, giới tính có một phần ảnh hƣởng đến hành vi mua của ngƣời tiêu dùng. Các yếu tố khác nhƣ tuổi tác, trình độ, thu nhập, nghề nghiệp chƣa cho thấy dấu hiệu tác động khác nhau đến việc mua TPHC, kết luận này cũng tƣơng tự này so với nghiên cứu của Olivova (2011) và Nahid và cộng sự (2013).

Tại thị trƣờng Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ý thức sức khỏe, kiến thức sản phẩm, chính sách và hỗ trợ nhà nƣớc có tác động mạnh mẽ còn Thái độ và thói quen tác động ít đến hành vi mua của ngƣời tiêu dùng nhƣ trong kết quả của Nahid và cộng sự (2013), tuy nhiên giá trị cảm nhận lại có tác động tích cực mạnh mẽ nhất, điều này khác với nghiên cứu trƣớc, có thể do văn hóa của các quốc gia khác nhau, ngƣời Việt Nam theo văn hóa phƣơng Đơng, tin vào cộng đồng và tin vào cảm nhận bản thân, bên cạnh đó, xu hƣớng phát triển hiện nay ngƣời tiêu dùng tin vào những sản phẩm tự nhiên, và những sản phẩm chế biến từ những sản phẩm tự

nhiên, những sản phẩm này sạch hơn, nhiều dinh dƣỡng cũng nhƣ có thể phịng chống ung thƣ, hạn chế những nguy cơ nhiễm độc.

Mặc dù nghiên cứu về hành vi mua khơng cịn là vấn đề mới mẻ hiện nay nhƣng kết quả của nghiên cứu cũng có một số điểm mới. Thứ nhất, nghiên cứu đƣợc thực hiện trên đối tƣợng và sản phẩm riêng biệt, đó là thực phẩm hữu cơ và các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm hữu cơ. Thứ hai, nghiên cứu cho kết quả khẳng định vai trò quan trọng và ảnh hƣởng khá lớn của các nhóm biến trong mơ hình, đặc biệt là giá trị cảm nhận và ý thức sức khỏe. Bên cạnh đó cũng cho thấy đƣợc vai trò của nhà nƣớc và kiến thức sản phẩm. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thang đo của đề tài đạt giá trị tin cậy để có thể cung cấp tài liệu tham khảo, cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho các hƣớng nghiên cứu tiếp theo.

Ngoài ra, biến quan sát mới đƣợc tác giả đƣa vào thang đo cho thấy ngƣời tiêu dùng có phản ứng tích cực, có thể tham khảo cho các nghiên cứu sau. Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố có khả năng dự báo ý định mua thực phẩm hữu cơ của ngƣời tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh với khả năng giải thích chiếm 54.1% phƣơng sai. Kiểm định cũng cho kết quả rằng ý thức về sức khỏe và giá trị cảm nhận của ngƣời tiêu dùng khác nhau giữa một số đối tƣợng ngƣời tiêu dùng khác nhau về giới tính và độ tuổi. Đây có thể là một đề xuất cho hƣớng nghiên cứu tiếp theo làm rõ vấn đề này hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại TP HCM (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)