ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT HẠT

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học tuyển chọn giống lúa phẩm chất tốt đáp ứng nhu cầu phát triển giống mới tại trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống tỉnh an giang (Trang 50)

Đây là bộ giống thí nghiệm nhằm mục tiêu chọn giống có phẩm chất tốt. Các giống

sau khi thu hoạch được phân tích các chỉ tiêu về xay chà, lý tính hạt gạo và hóa tính hạt gạo.

4.4.1 Tỷ lệ xay chà

Theo Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2000) hạt thóc sau khi xay chà thì vỏ trấu chiếm khoảng 20% trọng lượng hạt, gạo lức chiếm khoảng 80% trọng lượng hạt trong

đó cám chiếm từ 8 đến 12% trọng lượng hạt gạo, tỷ lệ gạo trắng chiếm khoảng từ 67 đến 70% trọng lượng hạt thóc và tỷ lệ gạo nguyên chiếm khoảng từ 40 đến 60% trọng lượng hạt thóc. Thực nghiệm cho thấy kết quả tỷ lệ xay chà của bộ giống như sau:

- Tỷ lệ gạo lức của bộ giống thí nghiệm biến thiên từ 74,5 đến 78,5%, trung bình là 76,5%. Giống Jasmine85 có tỷ lệ gạo lức là 74,5%. Tất cả các giống trong bộ thí

nghiệm đều có tỷ lệ gạo lức cao hơn giống đối chứng. Theo phân loại gạo lức của

IRRI (1996) tỷ lệ gạo lức của các giống trong thí nghiệm thuộc loại trung bình, trừ

giống MTL807 và giống đối chứng có tỷ lệ gạo lức thuộc loại kém.

Bảng 4.4: Tỷ lệ xay chà của 12 giống lúa vụ Hè Thu 2012 tại Trung tâm Giống tỉnh An Giang

STT Tên giống Gạo lức (%) Gạo trắng (%) Gạo nguyên (%)

1 MTL802 78,4 63,8 52,8 2 MTL803 76,4 62,7 58,5 3 MTL804 75,9 63,3 58,0 4 MTL805 78,5 67,3 63,5 5 MTL806 77,3 65,1 60,8 6 MTL807 74,9 62,3 54,9 7 MTL808 76,5 65,2 62,7 8 MTL809 75,6 64,1 59,1 9 MTL810 76,5 66,1 61,4 10 MTL811 77,8 65,4 62,9 11 MTL812 75,8 65,0 59,7 12 Jasmine85 (Đ/C) 74,5 63,6 59,2 Trung bình 76,5 64,5 59,4

- Tỷ lệ gạo trắng của bộ giống thí nghiệm dao động từ 62,3 đến 67,3%, trung bình

64,5%. Giống có tỷ lệ gạo trắng cao nhất là MTL805 (67,3%). Theo phân loại gạo trắng của IRRI (1996) các giống MTL805, MTL806, MTL808, MTL810 và MTL811

có tỷ lệ gạo trắng tốt, các giống MTL802, MTL803, MTL804, MTL807, MTL809,

MTL812 và giống Jasmine85 có tỷ lệ gạo trắng thuộc loại trung bình.

- Tỷ lệ gạo nguyên của bộ giống thí nghiệm dao động từ 52,8 đến 63,5% , trung bình là 59,4%. Đa số bộ giống thí nghiệm có tỷ lệ gạo nguyên được đánh giá là rất tốt, trừ

giống MTL802 và giống MTL807 có tỷ lệ gạo nguyên thuộc loại tốt. Nhìn chung tỷ lệ

gạo nguyên của tồn bộ giống rất cao, đây chính là tiêu chí quan trọng để chọn giống

và đánh giá giá trị thương phẩm của gạo trên thị trường

4.4.2 Kích thước hạt gạo

Chiều dài hạt gạo là một thông số quan trọng để phân loại gạo xuất khẩu. Chiều dài hạt gạo trên thị trường quốc tế hiện nay là hơn 7 mm (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000). Phụ thuộc vào sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng, hạt gạo dài hoặc thon dài có xu hướng được ưa thích nhiều nhất trên thị trường xuất khẩu (Cruz và Khush, 2000).

Bảng 4.5: Kích thước hạt gạo của 12 giống lúa vụ Hè Thu 2012 tại Trung tâm Giống

tỉnh An Giang

STT Tên giống Chiều dài hạt

(mm) Tỷ lệ dài/rộng Đánh giá 1 MTL802 6,5 d 3,1 Thon dài 2 MTL803 6,8 bc 3,3 Thon dài 3 MTL804 6,8 c 3,2 Thon dài 4 MTL805 7,0 ab 3,2 Thon rất dài 5 MTL806 7,0 ab 3,2 Thon rất dài 6 MTL807 7,0 ab 3,1 Thon rất dài 7 MTL808 6,6 d 3,1 Thon dài 8 MTL809 7,2 a 3,3 Thon rất dài 9 MTL810 6,6 d 3,1 Thon dài 10 MTL811 7,1 a 3,2 Thon dài 11 MTL812 6,9 bc 3,1 Thon dài

12 Jasmine85 (Đ/C) 6,9 bc 3,1 Thon dài

Trung bình 6,9 3,2

F ** ns

Cv (%) 4,1 11,7

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan. Dấu **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%, ns: khơng có sự khác biệt.

Qua thống kê ở Bảng 4.5 cho thấy các giống thí nghiệm của bộ giống chiều dài hạt biến thiên từ 6,5 đến 7,2 mm, trung bình là 6,9 mm và có sự khác biệt ý nghĩa ở mức

1% khi phân tích thống kê. Giống đối chứng có chiều dài hạt 6,9 mm. Các giống có

hạt dài hơn 7 mm là giống MTL805, MTL806, MTL807, MTL809, MTL811. Đây là

những giống có chiều dài hạt phù hợp để xuất khẩu.

Theo tiêu chuẩn phân loại gạo IRRI (1996) bộ giống thí nghiệm thuộc hình dạng hạt thon, dài phù hợp với nhu cầu xuất khẩu, góp phần làm tăng giá trị thương phẩm cho hạt gạo.

4.4.3 Độ trong của gạo

Sự xuất hiện và mức độ bạc bụng một phần do di truyền mặc dù một số yếu tố mơi

trường có thể ảnh hưởng đến (Jennings et al., 1979). Độ bạc bụng là yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu nhưng theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) yếu tố này khơng ảnh hưởng đến đặc tính khẩu vị và phẩm chất gạo khi nấu. Độ bạc bụng ảnh hưởng

rất lớn đến tỷ lệ xay chà, giá cả khi xuất khẩu và thị hiếu người tiêu dùng.

Tỷ lệ bạc bụng của các giống lúa trong thí nghiệm được phân tích thơng qua tỷ lệ hạt bạc bụng và độ lớn vết bạc bụng. Trong đó, tỷ lệ hạt bạc bụng cấp 9 được đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng xấu lên phẩm chất gạo. Tuy nhiên, những dịng lúa có tỷ lệ bạc bụng cấp 1 và cấp 5 quá cao cũng được xem xét. Bảng 4.6 cho thấy tỷ lệ bạc bụng tổng, cấp 1, cấp 5 và cấp 9 của các giống lúa thí nghiệm có sự khác biệt rất ý nghĩa ở mức 1%. Tổng tỷ lệ bạc bụng của giống đối chứng Jasmine85 là 0,7% thể hiện đặc

tính gạo tốt.

Bạc bụng cấp 9 là một tiêu chí quan trọng quyết định đến giá trị thương phẩm của hạt gạo. Qua Bảng 4.6 cho thấy tỷ lệ hạt bạc bụng cấp 9 biến thiên từ 0,3 đến 13%. Giống có tỷ lệ bạc bụng cao là giống MTL802, hai giống có tỷ lệ bạc bụng trung bình là MTL803 và MTL804. Đặc tính này sẽ làm giảm giá trị của giống lúa vì hạt gạo bị đục không phù hợp với thị hiếu, yêu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ba giống vừa nêu các giống cịn lại có gạo trong do tỷ lệ bạc bụng cấp 9 rất thấp <4%. Đây là một đặc tính tốt của những dịng lai khi chọn lọc.

 Tóm lại, qua phân tích thống kê ở Bảng 4.4, Bảng 4.5 và Bảng 4.6 các giống

MTL805, MTL806, MTL808, MTL810, MTL811 và MTL812 có tỷ lệ gạo nguyên cao, hạt gạo thon dài và gạo trong.

Bảng 4.6: Tỷ lệ bạc bụng và độ lớn vết bạc bụng của 12 giống lúa vụ Hè Thu 2012 tại Trung tâm Giống tỉnh An Giang

STT Tên giống Tổng tỷ lệ bạc bụng (%) Tỷ lệ vết bạc bụng theo cấp (%) Cấp 1 Cấp 5 Cấp 9 1 MTL802 33,3 a 13,3 a 7,0 a 13,0 a 2 MTL803 19,0 b 9,7 ab 4,7 b 4,7 c 3 MTL804 17,7 b 6,3 c 2,0 c 9,3 b 4 MTL805 9,0 c 3,0 d 2,7 c 3,3 cd 5 MTL806 1,7 ef 0,7 e 0,0 d 1,0 e 6 MTL807 8,7 c 3,0 d 2,3 c 3,3 cd 7 MTL808 4,0 def 1,3 ed 1,3 cd 1,3 e 8 MTL809 3,3 def 0,7 e 0,3 d 2,3 de 9 MTL810 4,7 de 2,0 de 1,3 cd 1,3 e 10 MTL811 6,3 cd 5,0 c 0,3 d 1,0 e 11 MTL812 2,0 ef 1,0 e 0,0 d 1,0 e 12 Jasmine85 (Đ/C) 0,7 f 0,3 e 0,0 d 0,3 e Trung bình 9,2 3,9 1,8 3,5 F ** ** ** ** Cv(%) 19,6 23,4 47,4 58,2

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan. Dấu **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.

4.4.4 Độ trở hồ

Đặc tính vật lý của cơm nấu liên quan nhiều với độ trở hồ hơn là hàm lượng amylose.

Gạo có độ trở hồ cao thì mềm và có khuynh hướng rã nhừ khi nấu chín. Nó cần nhiều

nước và lâu chín hơn gạo có độ trở hồ thấp và trung bình (IRRI, 1996).

Qua kết quả Bảng 4.7 cho thấy độ trở hồ biến thiên từ cấp 2 đến cấp 7. Các giống MTL807, MTL808 và MTL811 có độ trở hồ cấp 6 đến cấp 7 hạt gạo có khuynh hướng nhừ ra khi nấu quá chín. Các giống MTL802, MTL805 và MTL809 có độ trở hồ cấp 2, cần nhiều nước khi nấu và thời gian nấu chín lâu hơn so với gạo có độ trở hồ trung bình và thấp. Theo Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2000) độ trở hồ trung

bình là tiêu chí tối hảo cho phẩm chất gạo tốt và được ưa thích nhiều hơn trên thị

trường. Các giống cịn lại MTL803, MTL804, MTL806, MTL810, MTL812 có độ trở

hồ ở mức trung bình từ cấp 3 đến cấp 5, phù hợp với tiêu chí chọn giống cho phẩm chất gạo ngon khi nấu.

4.4.5 Hàm lượng amylose

Hàm lượng amylose phản ánh tiêu chí chất lượng gạo nấu là dẻo, mềm hay cứng cơm. Hàm lượng amylose càng cao cơm càng cứng.

Qua Bảng 4.7 cho thấy hàm lượng amylose biến thiên từ 15,1 đến 33,0%, trung bình

là 23,3%, có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 1% khi phân tích thống kê. Các giống MTL808, MTL810, MTL812 và giống đối chứng Jasmine85 có hàm lượng amylose phân loại thấp thuộc vào nhóm gạo dẻo, cơm thường ướt, bóng láng khi nấu chín và mềm cơm khi để nguội. Các giống, MTL806, MTL807 và MTL809 có hàm lượng amylose từ 20,4 đến 24,9% phân loại trung bình chủ yếu thuộc nhóm mềm cơm và mềm khi để nguội. Còn các giống MTL802, MTL803, MTL804, MTL805 và

MTL811 thuộc nhóm có hàm lượng amylose cao hơn 25% thì gạo sau khi nấu khô

cơm và xốp, nhưng khô cơm khi để nguội.

Bảng 4.7: Độ trở hồ, hàm lượng amylose và mùi thơm của giống lúa vụ Hè Thu 2012 tại Trung tâm Giống tỉnh An Giang

STT Tên giống

Đặc tính hóa học của hạt gạo

Độ trở hồ (cấp) Amylose (%) Mùi thơm

1 MTL802 2 33,0 a Không 2 MTL803 3 25,2 d Thơm 3 MTL804 3 25,9 c Thơm nhẹ 4 MTL805 2 25,8 c Thơm 5 MTL806 5 21,4 f Thơm 6 MTL807 6 22,5 e Thơm nhẹ 7 MTL808 6 15,1 j Thơm nhẹ 8 MTL809 2 24,9 d Thơm nhẹ 9 MTL810 5 16,8 i Thơm nhẹ 10 MTL811 7 31,1 b Thơm nhẹ 11 MTL812 5 18,6 h Thơm nhẹ 12 Jasmine85 (Đ/C) 5 19,1 g Thơm Trung Bình 4 23,3 F ** Cv (%) 3,00

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan. Dấu **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.

4.4.6 Mùi thơm

trị kinh tế cao. Tính thơm sẽ thay đổi tùy vào điều kiện canh tác, kỹ thuật phơi sấy và bảo quản (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000). Trong thí nghiệm này, mùi thơm

được đánh giá cảm quang theo phương pháp IRRI (1996) và lấy giống Jasmine85 làm đối chứng.

Qua kết quả Bảng 4.7 cho thấy giống MTL802 khơng có mùi thơm. Các giống MTL803, MTL805 và MTL806 được đánh giá là thơm tương đương với giống Jasmine85. Các giống cịn lại có mùi thơm nhẹ. Điều này được giải thích do các dịng

lúa thí nghiệm được chọn lọc từ các tổ hợp lai có cha hoặc mẹ mang gen gạo thơm

như Jasmine85, MTL250, MTL372. Đặc tính thơm ngon là một đặc tính quý trong chiến lược chọn giống phẩm chất tốt.

 Tóm lại, từ kết quả phân tích độ trở hồ, hàm lượng amylose và mùi thơm, các giống MTL806, MTL807, MTL808, MTL809, MTL810 và MTL812 có phẩm

chất gạo tốt, cơm mềm dẻo và thơm ngon.

4.5 TÍNH CHỐNG CHỊU ĐẠO ƠN TRONG NHÀ LƯỚI

Bệnh đạo ôn là bệnh quan trọng gây hại ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng

của cây lúa, từ giai đoạn mạ – đẻ nhánh – trổ – chín và trên các bộ phận của cây như lá, đốt thân, cổ bông và hạt. Những diện tích bị nặng có thể làm thất thu năng suất (IRRI, 1983).

Qua Bảng 4.8 cho thấy hầu hết các giống thí nghiệm trong nhà lưới có khả năng

chống chịu bệnh đạo ôn, ngoại trừ giống MTL802, MTL809, MTL812 và giống đối chứng bị mẫn cảm với bệnh đạo ôn.

Bảng 4.8: Bệnh đạo ôn trong nhà lưới của 12 giống lúa vụ Hè Thu 2012 tại Trường Đại học Cần Thơ

STT Tên giống Cấp bệnh Đánh giá

1 MTL802 6 Nhiễm 2 MTL803 0 Rất kháng 3 MTL804 2 Kháng 4 MTL805 3 Hơi kháng 5 MTL806 4 Hơi kháng 6 MTL807 1 Kháng 7 MTL808 0 Rất kháng 8 MTL809 5 Hơi nhiễm 9 MTL810 1 Kháng 10 MTL811 3 Hơi kháng 11 MTL812 5 Hơi nhiễm

4.6 CÁC GIỐNG LÚA PHẨM CHẤT TỐT TRIỂN VỌNG

Với mục tiêu là chọn ra những giống lúa có phẩm chất gạo dài hạt, tỷ lệ bạc bụng thấp và hàm lượng amylose trung bình, gạo có mùi thơm, năng suất cao và chống chịu sâu

bệnh. Qua phân tích và tổng hợp các tiêu chí, một số giống lúa triển vọng được chọn

như sau:

Giống MTL806 (L518-1-1-7-1-1-1-1)

Giống có nguồn gốc từ tổ hợp lai MTL250/MTL463 có năng suất thực tế 5,98 tấn/ha,

thời gian sinh trưởng 100 ngày. Chiều cao cây 107 cm. Chiều dài bông 23,9 cm và trọng lượng 1000 hạt 29,1 gam. Chiều dài hạt 7,0 mm. Hàm lượng amylose 21,4%, tỷ lệ bạc bụng thấp 1,7% và có mùi thơm. Hơi kháng bệnh đạo ôn trong nhà lưới và

không bị đổ ngã.

Giống MTL808 (L526-1-10-3-1-1-1)

Giống có nguồn gốc từ tổ hợp lai IR50404/MTL372 cho năng suất thực tế 6,72 tấn/ha, thời gian sinh trưởng 98 ngày. Chiều cao cây 103 cm. Chiều dài bông 22 cm và trọng lượng 1000 hạt 28,2 gam. Chiều dài hạt 6,6 mm. Tỷ lệ bạc bụng thấp 4% và có mùi thơm nhẹ. Đặc biệt hàm lượng amylose ở mức thấp 15,1%. Giống rất kháng bệnh đạo

ôn trong nhà lưới và cứng cây phù hợp với nhiều vùng ở ĐBSCL.

Giống MTL810 (L520-1-9-3-3-3-1)

Giống có nguồn gốc từ tổ hợp lai MTL145/MTL250 cho năng suất thực tế 6,71 tấn/ha, thời gian sinh trưởng 100 ngày. Chiều cao cây 106 cm. Chiều dài bông 25,3 cm và

trọng lượng 1000 hạt 25,1 gam. Chiều dài hạt 6,6 mm. Hàm lượng amylose ở mức

thấp 16,8%, gạo trong và có mùi thơm nhẹ. Khả năng kháng bệnh đạo ôn trong nhà lưới và khơng bị đổ ngã.

Giống MTL812 (L520-1-9-5-1-4-1)

Giống có nguồn gốc từ tổ hợp lai MTL145/MTL250 cho năng suất thực tế 5,97 tấn/ha,

thời gian sinh trưởng 102 ngày. Chiều cao cây 106 cm, cứng cây. Chiều dài bông 25,04 cm và trọng lượng 1000 hạt 25,4 gam. Chiều dài hạt 6,9 mm. Hàm lượng amylose ở mức thấp 18,6%, tỷ lệ bạc bụng thấp 2% và có mùi thơm nhẹ. Hơi nhiễm bệnh đạo ôn trong nhà lưới và kháng đổ ngã tốt.

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN

Qua q trình phân tích chọn lọc tổng hợp số liệu ngồi đồng và trong phòng, đề tài

được kết luận như sau:

- Giống MTL806 (MTL250/MTL463) có chiều dài hạt 7,0 mm, hàm lượng amylose

trung bình 21,4%, tỷ lệ bạc bụng thấp 1,7% và có mùi thơm. Năng suất 5,98 tấn/ha.

Hơi kháng bệnh đạo ôn và kháng đổ ngã tốt.

- Giống MTL808 (IR50404/MTL372) có chiều dài hạt 6,6 mm, hàm lượng amylose ở

mức thấp 15,1%, tỷ lệ bạc bụng thấp 4% và có mùi thơm nhẹ. Giống cho năng suất

6,72 tấn/ha. Khả năng rất kháng bệnh đạo ôn và không bị đổ ngã.

- Giống MTL810 (MTL145/MTL250) có chiều dài hạt 6,6 mm, hàm lượng amylose ở

mức thấp 16,8%, gạo trong và có mùi thơm nhẹ. Năng suất 6,71 tấn/ha. Kháng bệnh đạo ôn và cứng cây phù hợp với điều kiện sản xuất tỉnh An Giang.

- Giống MTL812 (MTL145/MTL250) có chiều dài hạt 6,9 mm, hàm lượng amylose ở mức thấp 18,6%, tỷ lệ bạc bụng thấp 2% và có mùi thơm nhẹ. Giống cho năng suất

5,97 tấn/ha. Hơi nhiễm bệnh đạo ôn và kháng đổ ngã.

5.2 KIẾN NGHỊ

- Tiếp tục thử nghiệm các giống MTL806, MTL808, MTL810 và MTL812 ở những mùa vụ tiếp theo tại những địa phương khác nhau để đánh giá khả năng thích ứng của giống.

- Đề nghị trắc nghiệm tính kháng rầy nâu của bộ giống để tránh rủi ro khi đưa ra sản xuất đại trà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách, giáo trình và Luận văn tốt nghiệp

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Cục Trồng Trọt, 2006. Giới thiệu giống và

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học tuyển chọn giống lúa phẩm chất tốt đáp ứng nhu cầu phát triển giống mới tại trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống tỉnh an giang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)