4.3 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NĂNG SUẤT
4.3.5 Năng suất thực tế
Năng suất lúa do các thành phần năng suất cấu thành, các thành phần năng suất lại có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong một phạm vi nhất định, nếu tạo điều kiện tăng quá mức thành phần năng suất này thì sẽ làm giảm các thành phần năng suất còn lại và sẽ làm giảm năng suất lúa.
Qua Bảng 4.2 cho thấy năng suất thực tế của bộ giống thí nghiệm có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1% khi phân tích thống kê. Sự biến thiên năng suất của các giống lúa thí
nghiệm được ghi nhận từ 4,37 đến 7,04 tấn/ha, năng suất trung bình là 5,94 tấn/ha. Năng suất của giống đối chứng là 5,58 tấn/ha. Giống MTL811 có năng suất thấp nhất
bộ giống, do số bông/m2 quá thấp. Các giống MTL802, MTL805, MTL808 và MTL810 có năng suất cao khác biệt với giống đối chứng, các giống cịn lại có năng suất tương với giống đối chứng. Nhìn chung năng suất của các giống lúa thí nghiệm
khá cao trong vụ Hè Thu này.
Hệ số tương quan R2 cho thấy NSTT và NSLT tương quan chặt chẽ với nhau. NSLT cho trung bình 7,01 tấn/ha, cao hơn NSTT 1,1 tấn/ha và cao hơn 17%.
Bảng 4.3. Sự tương quan giữa năng suất thực tế và năng suất lý thuyết
STT Tên giống NSTT (tấn/ha) NSLT (tấn/ha)
1 MTL802 7,04 7,11 2 MTL803 5,44 6,48 3 MTL804 6,04 6,46 4 MTL805 6,28 7,51 5 MTL806 5,98 6,59 6 MTL807 5,51 6,69 7 MTL808 6,72 7,78 8 MTL809 5,94 7,62 9 MTL810 6,71 8,38 10 MTL811 4,37 5,68 11 MTL812 5,97 7,06 12 Jasmine85 (Đ/C) 5,58 6,77 Trung bình 6,00 7,01 R2 0,696 Tóm lại, các giống MTL802, MTL804, MTL805, MTL806, MTL808, MTL810
và MTL812 đạt năng suất thực tế và các thành phần năng suất đều cao trong thí