PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công việt nam (Trang 54 - 58)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ

VỰC CƠNG VIỆT NAM

3.5.1 Nhân tố Chính trị

Việc mở rộng tuyên truyền để thay đổi quy trình thực hiện một bộ máy hoạt động công quyền mang tính chất quốc gia thì việc ảnh hưởng của nhân tố chính trị ln là vấn đề cần quan tâm đầu tiên. Hasan (2004) cũng cho rằng việc thay đổi quản lý hệ thống hành chính cơng và thay đổi kế tốn là hai hình thức cần thực hiện song song với nhau. Nếu muốn thành công trong việc cải cách kế tốn, thì đi đơi phải là sự thay đổi trong cách quản lý của Chính phủ. Đây cũng là nhược điểm của cơ sở dồn tích vì do cơ sở kế tốn tiền mặt đã bị tác động quá lớn bởi yếu tố lịch sử. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi này cần có sự áp dụng đồng bộ từ các lĩnh vực khác nhau trong các đơn vị cơng. Với cơng việc mang tính chất quy mơ này, thì yếu tố chính trị cần thực hiện một cách chuẩn xác và nghiêm túc, có sự cam kết về chính trị, sự đồng thuận và sức mạnh từ các cơ quan cơng quyền thì mới có thể phát huy được tính năng và có thể thực hiện được việc chuyển đổi kế toán trên cơ sở dồn tích. Sự hỗ trợ của các tổ chức chính trị, của các cơ quan hành pháp, lập pháp càng cao càng giúp cho quá trình chuyển đổi kế tốn khu vực cơng được nhiều thuận lợi hơn. Thêm vào đó, cần có sự tăng cường giám sát, mở rộng phạm vi sẽ càng làm thúc đẩy quá trình chuyển đổi.

3.5.2 Nhân tố con ngƣời

Một trong những nhân tố quan trọng nhất theo nhận định của các chuyên gia được phỏng vấn chuyên am hiểu sâu về kế tốn khu vực cơng đó là nhân tố con người. Có thể nói chuyển đổi sang một cơ sở kế toán mới là một cuộc cách mạng lớn của

Chính phủ, trong đó khơng những thay đổi về nội dung, phương pháp kế tốn, mà cịn thay đổi cả về nhận thức của nguồn nhân lực. Do đó, để có thể vận dụng thành cơng cơ sở kế tốn mới, cần phải xem xét đến trình độ chun mơn và nhận thức của người làm kế tốn. Trình độ của Kế toán viên sẽ ảnh hưởng đến các quyết định trong việc chọn lựa các phương pháp, kỹ thuật và quy trình hạch tốn; các chính sách phù hợp để mang lại lợi ích của đơn vị nói riêng và của nhà nước nói chung. Do đó, việc đào tạo kế tốn có trình độ chun mơn cao, là vấn đề nên đặt lên hàng đầu. Đối với các nước đang và kém phát triển, các chuẩn mực xã hội còn yếu kém, tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ngại thay đổi, thiếu kinh nghiệm và trình độ, do đó, sẽ hạn chế năng lực để sẵn sàng cho việc chuyển đổi.

Bên cạnh đó, yếu tố trình độ văn hóa, giáo dục của người dân càng cao, khi chuyển đổi cơ sở kế tốn dồn tích, thì việc thực hiện các hoạt động hành chính và sự nghiệp nói riêng cũng như hoạt động cho khu vực cơng nói chung sẽ dễ dàng được tiếp nhận. Khi Chính phủ ban hành những nội dung mới của Chuẩn mực về sự cải cách, thì việc tiếp nhận những nội dung mới, cách thi hành của người dân cũng sẽ được mở rộng, việc thực thi nhiệm vụ được nhanh chóng. Đồng hành cùng với mục tiêu chuyển đổi, khi Nhà nước ban hành những nội dung chuyển đổi cơ sở kế tốn khu vực cơng, thì hơn ai hết, các đơn vị công hay các đơn vị HCSN đồng loạt tham gia để có thể thực hiện đồng bộ giữa các đơn vị hoạt động.

3.5.3 Nhân tố Kinh tế

Bàn về vấn đề kinh tế, mỗi quốc gia đều có một nền kinh tế khác nhau, nhưng để thực hiện cải cách một quy định thì vấn đề kinh tế ln có sự tác động. Những đường lối kinh tế mỗi quốc gia khác nhau sẽ có sự tương tác của những thể chế chính trị khác nhau mới có thể quản lý phù hợp. Hệ thống kế tốn cơng Việt Nam sẽ là một công cụ đắc lực để Nhà nước có thể quản lý kinh tế theo chức năng và quyền hạn của mình, mỗi biến đổi của nền kinh tế ln địi hỏi phải có những thay đổi tương thích để có được thơng tin kế tốn đáp ứng u cầu ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng.

- Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung: mơ hình này Nhà nước kiểm sốt chặt chẽ

theo lộ trình đường thẳng từ Trung ương đến địa phương. Mọi hoạt động của đơn vị chịu sự chỉ đạo và kiểm soát từ Nhà nước. Do vậy, khi thực hiện kiểm soát, Nhà nước chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thi hành và áp dụng các quy định đưa ra.

- Nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc: là nền kinh tế hỗn hợp,

vừa là hoạt động của tư nhân nhưng có sự điều động của Nhà nước, giúp giải quyết tốt các vấn đề của xã hội, đảm bảo sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với cơng bằng và tiến bộ xã hội. Do đó, hệ thống kế tốn khu vực cơng phải đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu quản lý của đơn vị theo yêu cầu tự điều chỉnh của thị trường, nhưng cũng phải đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước. Tương xứng với nền kinh tế này thì Nhà nước giữ vai trị trung tâm, trong việc áp dụng thống nhất chuẩn mực kế toán.

- Nền kinh tế thị trƣờng: là nền kinh tế mà các chủ thể trên thị trường tự do sở

hữu, tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật và tuân theo sự vận động của thị trường. Trong thị trường này, Nhà nước dễ bị áp lực về tài chính như nợ cơng, tình hình gian lận sai sót, tham nhũng gây ảnh hưởng đến quyền lợi công chúng. Thêm vào đó, thời kỳ này là lúc tồn cầu hóa kinh tế thế giới, với áp lực gia nhập vào các tổ chức lớn trên thế giới thì việc chuyển đổi sang cơ sở kế tốn dồn tích ở khu vực công là điều cần thiết và tạo động lực cho sự phát triển vươn xa hơn trong tương lai.

Bên cạnh những hướng đi tốt đẹp và những vấn đề cần thực hiện trong lộ trình gia nhập quốc tế, cũng cịn đó những nhân tố nhỏ trong nhóm nhân tố kinh tế tác động mang ảnh hưởng không tốt, mang ý nghĩa trái chiều đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán và đồng thời làm cản trở hoạt động này. Một trong những nhân tố nhỏ cần nói đến đó là việc giải quyết các vụ việc bê bối trong khu vực cơng: gian lận, sai sót, tham nhũng cố tình sai phạm…Và đây là những yếu điểm lớn trong quá trình chuyển đổi kế tốn cơng sang cơ sở dồn tích. Việt Nam là một đất nước được coi là dẫn đầu trong vấn đề khắc phục những tình trạng trên,

nhưng vẫn cịn đâu đó những khiếm khuyết tồn tại. Nếu khơng nghiêm túc xử lý, sẽ tác động xấu và ảnh hưởng không tốt đến việc chuyển đổi kế tốn khu vực cơng sang cơ sở dồn tích.

3.5.4 Nhân tố Pháp lý

Để có thể quản lý, kiểm sốt nền kinh tế - chính trị - xã hội, mỗi quốc gia sẽ quy định một khung pháp lý riêng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định của nước mình. Như thơng qua hệ thống pháp luật (luật Ngân sách, luật Kế toán, luật thuế…) hệ thống ngân hàng, kho bạc…Môi trường pháp lý ràng buộc này sẽ tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và thay đổi của hệ thống kế tốn khu vực cơng, cụ thể là ảnh hưởng đến cơ sở kế tốn dồn tích. Mỗi quốc gia đều có luật kế toán trong bộ luật quy định về kế toán, phải thực hiện theo quy định của các chuẩn mực và hướng dẫn cụ thể. Đối với luật NSNN, việc quản lý nguồn thu và phân bổ chi cho phù hợp thì Chính phủ mỗi quốc gia đều sẽ lựa chọn cơ sở kế toán tiền để thực hiện đơn giản hóa báo cáo quyết toán, và báo cáo tài chính cơng thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, việc ghi nhận tài sản tại đơn vị HCSN lại chọn theo tiêu thức cơ sở dồn tích nhằm nắm rõ về tình hình hoạt động của Tài sản. Vì vậy, mà hệ thống quy chuẩn của tài chính cơng sẽ ảnh hưởng phần lớn cho việc thực hiện tổ chức chuyển đổi sang cơ sở kế tốn dồn tích.

3.5.5 Nhân tố Quốc tế

Việt Nam đang từng bước tiến dần vào đấu trường quốc tế, để việc mở rộng hợp tác và giao dịch với các tổ chức quốc tế không hề đơn giản, và đó cũng là mối lo ngại lớn của Chính Phủ. Việc thực hiện cải cách kế tốn khu vực cơng theo nhu cầu chuẩn IPSAS là một điều cần phải làm khi tham gia hội nhập. Để thực hiện điều này, vấn đề cốt lõi là chi phí thực hiện và sự ưu tiên của Chính phủ đối với các nước phát triển, điều kiện về trình độ nguồn nhân lực, thị trường vốn để tài trợ cho khu vực công khi tiến hành cải cách theo quy mơ lớn là điều kiện cần thiết. Trong khi đó, các nước đang phát triển có nguồn kinh phí hạn hẹp, do vậy, cần có sự can thiệp về vốn của các nhà đầu tư quốc tế. Các nước đang phát triển thường đòi hỏi đầu tư

lớn trong việc giáo dục, đào tạo con người trong lĩnh vực kế toán, song điều này không dễ dàng do sự giới hạn về tài chính của họ.

Ngồi việc tài trợ mạnh về tài chính, các tổ chức quốc tế sẽ hỗ trợ về phần chun mơn trong q trình cải cách từ các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực công. Với nhân tố này, cốt yếu cần thể hiện sự đồng tâm hỗ trợ và mở rộng hoạt động, phạm vi kiểm soát của các nhà đầu tư Quốc tế trong thời gian dài để từng bước nâng cao và duy trì hoạt động chuyển đổi cơ sở kế tốn khu vực cơng.

3.5.6 Nhân tố Văn hóa

Nhân tố Văn hóa mang nét đặc trưng riêng gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tác động của nhân tố này được biểu hiện qua khả năng nhận thức và trình độ hiểu biết, khả năng tư duy, vận dụng lý thuyết chế độ kế toán vào cơng tác kế tốn. Từ đó, đã hình thành nên ngun tắc, chuẩn mực, quan điểm, phương thức kế toán riêng biệt, và chất lượng cung cấp thơng tin kế tốn của mỗi quốc gia (Đậu Thị Kim Thoa, 2012).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)