Kết quả phân tích EFA thang đo quyết định mua

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố giá trị cá nhân ảnh hưởng đến quyết định mua trang sức vàng, trường hợp trang sức vàng PNJ tại thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 67)

Biến Quan sát Trọng số nhân tố Giá trị Eigenvalue Tổng phƣơng sai trích (%) Cronbach’s Alpha QD1 .710 2.195 73.183 0.815 QD2 .775 QD3 .710

Kiểm định Bartlett có ý nghĩa về mặt thống kê (Sig.<0.05) cho thấy các biến quan sát có tương quan trong tổng thể, do đó thỏa điều kiện để phân tích nhân tố (tham khảo phụ lục 4). Tổng phương sai = 73.183% cho biết nhân tố “quyết định mua ” giải thích được 73.183% biến thiên của dữ liệu. Nhân tố trích có hệ số eigenvalue = 2.195 > 1, trọng số nhân tố (factor loadings) có giá trị từ 0.71 đến 0.775, đều lớn hơn 0.5, do đó biến phụ thuộc “quyết định mua” vẫn giữa nguyên 3 biến quan sát (QD1, QD1, QD3) và được đưa vào phân tích hồi quy ở bước tiếp theo.

Căn cứ vào kết quả đánh giá thang đo qua phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích khám phá (EFA), các giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua nữ trang của người dân TP.HCM được giữ ngun so với mơ hình lý thuyết ở chương 2.

4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính

4.4.1. Kiểm tra hệ số tƣơng quan giữa các biến

Bước đầu tiên khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính là xem xét các mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với nhau cũng như mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập và các biến độc lập với biến phụ thuộc càng lớn chứng tỏ mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc càng cao, và như vậy phân tích hồi quy có thể phù hợp.

42

Mặt khác, nếu giữa các biến độc lập có mối tương quan lớn với nhau lại có nghĩa là có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình hồi quy.

Hệ số tương quan Pearson được sử dụng để xem xét mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập, cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số này luôn trong khoảng từ -1 đến 1, lấy giá trị tuyệt đối, nếu lớn hơn 0.6 thì ta có thể kết luận mối quan hệ là chặt chẽ, và càng gần 1 thì mối quan hệ càng chặt chẽ, nhưng nếu hệ số này quá cao, lớn hơn 0.8 thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy, điều này cần xem xét đến hệ số VIF trong phân tích hồi quy để xác định có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không. Nếu kết quả phân tích hồi quy cho kết quả các hệ số VIF đều nhỏ hơn 2.5 thì khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Giả định là các biến độc lập khơng có tương quan hồn tồn với nhau (hệ số tương quan khác 1). Vì vậy, ta xem xét bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến (bảng 4.5).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố giá trị cá nhân ảnh hưởng đến quyết định mua trang sức vàng, trường hợp trang sức vàng PNJ tại thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)