Chỉ tiêu, % Thỏ 18 - 42 ngày Thỏ 42 - 80 ngày Thỏ sinh
sản CP 15 - 16 16 - 17 18 - 19 DCP 11 - 12 12 - 13 13 - 14 Lysine 0,75 0,80 0,85 Methionin-Cystein 0,55 0,60 0,62 Threonine 0,56 0,58 0,7 Tryptophan 0,12 0,14 0,15 Arginine 0,8 0,90 0,8 (Nguồn: Lebas, 2004)
Theo Lebas (2004) cho rằng, thỏ 18 - 42 ngày tuổi có nhu cầu đạm trong khẩu phần là 15 - 16%, thỏ 42 - 80 ngày tuổi và sinh sản có nhu cầu đạm trong khẩu phần lần lƣợt là 16 - 17% và 18 - 19%. Những giá trị này hàm ý rằng chất lƣợng protein trong khẩu phần phải đủ số lƣợng các axit amin thiết yếu.
2.7.4 Nhu cầu chất xơ
Mức độ xơ trong khẩu phần thấp tạo điều kiện cho các rối loạn tiêu hoá xảy ra cho nên cần tính mức độ xơ tối thiểu trong khẩu phần phù hợp để tránh các vấn đề trên. Nhƣng chất xơ là hợp chất hố học có đặc tính rất khác nhau tuỳ theo nguồn cung cấp nên nhu cầu tối thiểu của nó đƣợc nhiều tác giả xác định và biến động từ 5 - 14% CF đối với thỏ đang tăng trƣởng (Davidson & Spreadbury 1975, INRA, 1884).
Đối với thỏ đang sinh trƣởng thì mức độ xơ khuyến cáo từ 10 - 14% CF hay 14 - 18% ADF, đối với thỏ cái đang tiết sữa thì các nhu cầu này thấp hơn và chúng từ 10 - 12% CF hay 14 - 16% ADF (NRC, 1977; INRA, 1984 & De Blas et al, 1986).
Chất xơ cũng là nguồn cung cấp năng lƣợng và có tác động tốt đến quá trình lên men của vi khuẩn manh tràng. Nếu cho thỏ ăn thức ăn nghèo xơ (dƣới 8%) thì thỏ sẽ bị tiêu chảy.
Nhu cầu chất xơ tối thiểu là 12%, phù hợp nhất từ 13 - 15%, thức ăn này sẽ kích thích sự hoạt động bình thƣờng của đƣờng tiêu hoá và nhu động ruột. Riêng thỏ giống trƣởng thành có thể sử dụng đƣợc khẩu phần chứa xơ thô cao 16 - 18%. Cung cấp xơ thơ cho thỏ có thể theo dạng cỏ, lá xanh, khô hoặc dạng bột nghiền nhỏ 2 - 5 mm trộn vào thức ăn hỗn hợp để đóng viên hoặc dạng bột.
36
2.7.5 Nhu cầu tinh bột
Có nhiều trong thức ăn hạt ngũ cốc, khoai, sắn… những chất này trong q trình tiêu hóa sẽ đƣợc phân giải thành đƣờng, cung cấp năng lƣợng cho cơ thể. Đối với thỏ sau cai sữa trong thời kỳ vỗ béo thì cần tăng dần lƣợng tinh bột. Đối với thỏ hậu bị (4 - 6) tháng tuổi và cái giống khơng sinh đẻ thì phải khống chế lƣợng tinh bột để tránh sự vô sinh do quá béo. Đến khi thỏ đẻ và ni con trong 20 ngày đầu thì phải tăng lƣợng tinh bột gấp 2 - 3 lần so với khi có chửa, bởi vì con mẹ vừa phải phục hồi sức khỏe, vừa phải sản xuất sữa nuôi con. Đến khi sức tiết sữa giảm (sau khi đẻ 20 ngày) thì nhu cầu tinh bột cũng cần ít hơn.
2.7.6 Nhu cầu vitamin
Dù thỏ là loài ăn cỏ nhƣng thỏ con sau cai sữa chƣa tổng hợp đƣợc vitamin và thỏ sinh sản vẫn thiếu một số vitamin quan trọng nhƣ A, B, D, E. Nếu thiếu vitamin A, thỏ sinh sản kém hoặc rối loạn sinh sản, thỏ con sinh trƣởng chậm dễ bị viêm da, viêm kết mạc, niêm mạc và đƣờng hô hấp. Nếu thiếu vitamin E, thai kém phát triển, số con sơ sinh chết cao, thỏ đực không hăng, tinh trùng kém hoạt lực, do đó tỉ lệ thụ thai kém. Nếu thiếu vitamin B, thỏ dễ bị thần kinh bại liệt, nghiêng đầu, chậm lớn, kém ăn, thiếu máu. Nếu thiếu vitamin D, thỏ còi cọc, mềm xƣơng (Nguyễn Văn Thu, 2009).
Theo (Nguyễn Văn Thu, 2009) trong 1kg thức ăn hỗn hợp có thể cung cấp:
+ Vitamin A: 9500 IU + Vitamin B1: 2 mg + Vitamin B2: 4 mg
+ Vitamin B3: 20 mg + Vitamin D2 hoặc D3: 950 IU + Vitamin E: 40 IU