II – NGOẠI THIÊN
CHƯƠNG XXII TRÍ ĐI CHƠI PHƯƠNG BẮC (Trí bắc du)
Trí đi chơi phương Bắc, tới Huyền Thuỷ, lên núi Ẩn Phân, gặp Vô Vi Vị,[564] bảo: - Tơi muốn hỏi ơng ít điều: Muốn biết Đạo thì phải suy nghĩ những gì, ra sao?
Muốn ở yên trong Đạo thì phải cư xử ra sao, hành động ra sao? Muốn đắc Đạo thì phải theo cách nào, đường nào? Trí hỏi ba câu đó mà Vơ Vi Vị khơng đáp câu nào cả, không phải khơng muốn đáp mà vì khơng biết đáp ra sao. Khơng được đáp lại, Trí quay về Bạch Thuỷ ở phương Nam, lên núi Hồ Khuyết, thấy Cuồng Khuất cũng lại đem ba câu đó ra hỏi. Cuồng Khuất đáp: “À tơi biết, để tơi nói cho nghe”. Nhưng vừa muốn nói thì Cuồng Khuất đã qn mình muốn nói gì. Trí lần này cũng không hỏi được, trở về đế cung, vơ yết kiến Hồng Đế để hỏi. Hồng Đế đáp: “Đừng suy nghĩ gì cả thì mới biết được Đạo, đừng cư xử hành động gì cả thì mới ở yên trong Đạo được; khơng theo đâu, khơng nói đường nào thì mới đắc Đạo”. Trí lại hỏi: - Tơi và ơng biết điều đó, cịn hai người kia [tức Vơ Vi Vị và Cuồng Khuất] không biết, như vậy là ai phải? Hồng Đế đáp: - Vơ Vi Vị mới thật là phải, Cuồng Khuất chỉ tựa như phải thơi, cịn ta và ngươi thì khơng bao giờ gần được Đạo. Vì người biết thì khơng nói, kẻ nói thì khơng biết.[565] Cho nên thánh nhân dùng cách “dạy mà không cần nói”[566]. Đạo khơng thể nhận được, Đức khơng thể đạt được, mà lịng nhân có thể thi hành được, nghĩa có thể tồn tại được, lễ có thể hố ra giả dối được. [vì những cái đó thuộc về hữu vi]. Cho nên bảo: “Mất Đạo rồi mới có Đức, mất Đức rồi mới có nhân, mất nhân rồi mới có nghĩa, mất nghĩa rồi mới có lễ.[567] Lễ là cái phù hoa của Đạo, là đầu mối của loạn. Cho nên bảo: “Theo Đạo thì mỗi ngày một bớt [hành động đi]. Bớt rồi lại bớt nữa, cho đến vơ vi [khơng làm gì cả]. Vơ vi mà khơng có gì là khơng làm”.[568] Nay đã là vật rồi mà muốn trở về bản ngun, điều đó thực khó, chỉ bậc chí nhân hoạ chăng mới dễ dàng trở về được. Sống đưa tới chết, chết là đầu mối của sống. Ai biết được thứ tự trước sau của sống chết? Người ta sinh ra là do cái khí tụ lại. Khí tụ thì sinh, khí tán thì chết. Tử sinh đã tuần hồn thì cịn có gì mà lo? Vạn vật là một. Cái gì người ta cho là tốt đẹp thì gọi là thần kì, cái gì cho là xấu xa thì gọi là xú hủ [thối, nát]. Sự thực thì cái xú hủ lại biến hố ra thành thần kì, mà cái thần kì lại biến hoá thành xú hủ[569]. Cho nên bảo rằng: “Khắp thiên hạ chỉ có một cái khí lưu thơng mà thơi. Do dó thánh nhân trọng cái nhất thể”[570]. Trí hỏi Hồng Đế: - Tơi đã hỏi Vơ Vi Vị, Vơ Vi Vị khơng đáp, khơng phải vì khơng muốn đáp mà vì khơng biết đáp ra sao. Tơi lại hỏi Cuồng Khuất, Cuồng Khuất muốn đáp mà rồi không đáp vì vừa định đáp thì qn mất mình muốn nói gì. Nay tơi hỏi ơng, ơng biết mà đáp tơi, thế thì tại sao bảo là ơng khơng gần được Đạo? Hồng Đế đáp: - Vơ Vi Vị thực đạt Đạo vì ơng ta khơng biết đáp ra sao; Cuồng Khuất tựa như đạt Đạo vì ơng qn điều mình muốn nói; cịn ta và ngươi khơng bao giờ gần được Đạo cả vì biết nói về Đạo. Cuồng Khuất nghe kể lại lời đó của Hồng Đế, cho rằng Hồng Đế biết sự hạn chế của
ngơn ngữ.[571] 2 Trời đất tuyệt đẹp mà khơng nói, bốn mùa tuần hồn theo một luật rõ ràng mà không nghị luận, vạn vật sinh thành theo một trật tự mà không biện thuyết. Thánh nhân trở về bản nguyên cái đẹp của trời đất, thấu được đạo lí của vạn vật. Bậc chí nhân vơ vi, bậc thánh nhân khơng tạo ra cái gì là vì theo phép tắc tự nhiên của trời đất. Cái thần minh của Đạo cực tinh diệu, hồ hợp với mọi sự biến hố của vạn vật. Sự sinh tử, vng trịn của vạn vật đều là diễn biến tự nhiên, nên khơng biết được căn ngun, vì vậy mà vạn vật tự nhiên sinh tồn từ xưa tới nay. Trời đất và bốn phương tuy rộng thật mà vẫn nằm ở trong Đạo; cái đầu lông tơ mùa thu tuy nhỏ thật mà cũng nhờ Đạo mới thành hình. Vạn vật đều chìm nổi biến hố hồi suốt đời. Âm dương, bốn mùa vận hành theo thứ tự. Đạo mê muội, tựa như khơng có mà có; mới đầu nó khơng có hình tích mà lại có tác dụng thần diệu, vạn vật nhờ nó sinh hố mà khơng tự biết[572]. Người ta gọi nó là căn bản của vũ trụ. Hiểu được lẽ đó thì có thể quan sát đạo trời (đạo tự nhiên). Niết Khuyết hỏi Bị Y[573] về Đạo. Bị Y đáp: - Anh ngay người lên, chuyên nhất thị giác thì hồ khí của trời sẽ xuống. Gom trí lại, chun nhất ý niệm thì thần minh sẽ tới. Cái Đức làm cho anh đẹp lên, cái Đạo sẽ hiện rõ trong anh. Con người của anh sẽ như con người cịn bé mới sanh, anh sẽ khơng tìm ngun do của mọi việc nữa[574]. Bị Y chưa nói xong thì Niết Khuyết đã ngủ say. Bị Y mừng lắm, bỏ đi, vừa đi vừa hát: “Hình thể như cây khơ, lịng như tro tàn. Thực là chân trí, khơng cịn chút thành kiến. Mê mê muội muội, khơng cịn tâm tư, khơng cùng [với anh ấy] mưu tính gì được. Q thay người đó!”. 4 Bài này y hệt bài 12 chương I Liệt tử, chúng tôi đã dịch rồi – Lá Bối – trang 105, nên không chép lại. Đại ý: thân ta do khí trời vận chuyển mà có, vậy là của trời đất kí thác cho ta. 5 Khổng Tử nói với Lão Đam: - Hơm nay an nhàn, xin ông giảng cho tôi về cái Đạo tối cao. Lão Đam đáp: - Ông nên trai giới, gột rửa cái tâm, tinh khiết cái thần, trừ bỏ trí tuệ đi. Cái Đạo thật sâu thẳm, mờ mịt, khó giảng lắm. Tơi cho thầy biết cái đại khái. Cái sáng sủa phát sinh từ cái tối tâm; cái hữu hình phát sinh từ cái vơ hình; tinh thần phát sinh từ cái Đạo, hình thể phát sinh từ tinh thần; vạn vật do hình thể mà sinh ra: những vật có chín lỗ sinh từ cái thai, những vật có tám lỗ[575] sinh ra từ cái trứng. Khi Đạo xuất hiện, nó khơng để một dấu vết gì cả, nó khơng biến mất sau một giới hạn nào cả[576], nó khơng có phịng, có cửa, bốn mặt thơng ra ngồi, mênh mơng vô cùng. Người nào đạt được nó thì chân tay cứng mạnh lên, tư tưởng thông đạt, tai mắt sáng suốt, dưỡng tâm mà không biết mệt, thuận ứng vạn vật, khơng có thành kiến. Khơng có nó thì trời khơng cao được, đất khơng rộng được, mặt trời mặt trăng không vận hành được, vạn vật không phồn thịnh được. Học vấn quảng bác chưa chắc đã biết
được nó, biện luận chưa chắc hiểu được nó, cho nên thánh nhân đã bỏ trí tuệ [khơng dùng trí tuệ để hiểu Đạo]. Nó là cái không thể tăng, không thể giảm được, cái mà thánh nhân q trọng. Thăm thẳm như biển, vịi vọi như núi, hết rồi lại bắt đầu [bất tuyệt], vận chuyển vạn vật mà không bao giờ kiệt. Cái Đạo của người qn tử ở ngồi nó được chăng? Thí dụ một người Trung Quốc, chẳng cần biết âm hay dương[577], ở vào khoảng giữa trời đất, làm người rồi sau trở về nguồn gốc. Tự bản thể mà xét, người ấy sinh ra là do cái khí tụ lại, người đó có thể thọ hay yểu, nhưng thọ yểu thì có khác nhau bao nhiêu. Chẳng qua chỉ là một khoảnh khắc, có đáng gì mà khen vua Nghiêu, chê vua Kiệt! Quả cây lớn và hạt lồi cỏ đều có đạo lí sinh trưởng riêng của chúng. Nhân ln tuy phức tạp nhưng cũng có đạo lí.[578] Gặp hồn cảnh nào thánh nhân cũng không phản kháng, bỏ qua mà khơng cố chấp. Điều hồ mà thuận ứng, như vậy là Đức; vô tâm[579] mà thuận ứng, như vậy là Đạo, nhờ vậy mà các đế, vương thời xưa hứng khởi được. Con người ở trong khoảng trời đất cũng như con ngựa trắng, vụt qua cái khe hở, một nháy mắt rồi biến mất. Vạn vật hốt nhiên xuất hiện rồi lại hốt nhiên trở vơ. Do sự biến hố tự nhiên mà sinh, rồi do sự biến hoá tự nhiên mà chết. Các sinh vật lấy vậy làm buồn, loài người cho vậy là thảm. Sự thực, cái chết chỉ là trút cái túi (cung) tự nhiên, bỏ cái bao (kiếm) tự nhiên của trời, phân vân tiêu tán, hồn phách rời đi, thể xác tan rã, cái đó gọi là “đại qui” (cuộc trở về quan trọng). Từ vơ hình mà thành hữu hình (sinh), lại từ hữu hình mà thành vơ hình (tử), điều đó ai cũng biết, khơng phải gắng sức mới hiểu được; ai cũng bàn luận tới. Nhưng đạt Đạo thì khơng bàn luận, bàn luận thì khơng đạt Đạo. Trên con đường sáng sủa [tức nghị luận] thì khơng gặp được Đạo. Cho nên biện luận lại khơng bằng đừng nói gì cả. Khơng thể nghe thấy Đạo được, muốn nghe nó thì thà bịt tai cịn hơn. Như vậy gọi là đắc Đạo. 6 Đông Quách Tử[580] hỏi Trang tử: - Cái ơng gọi là Đạo ấy, nó ở đâu? Trang tử đáp: - Ở khắp nơi. - Phải chỉ ra ở chỗ nào mới được chứ. - Trong con kiến. - Sao mà thấp vậy? - Trong cọng cỏ. - Còn thấp hơn nữa ư? - Trong mảnh sành. - Sao càng thấp quá vậy? Trong cục phân. Đông Quách Tử không hỏi nữa. Trang tử bảo: - Những câu hỏi của ông không đi tới thực chất của vấn đề. Như viên xét thuế hỏi người coi chợ về cách dẫm lên con heo để biết nó mập hay khơng: chân càng lún xuống thì heo càng mập[581]. Ông đừng chỉ hắn một vật nào (phải bao qt) mà hỏi, như vậy ơng sẽ khơng bỏ sót. Cái Đạo tối cao như vậy, mà lời nói cao cả cũng vậy: bao hàm, phổ biến và đủ cả. Ba danh từ đó tuy khác nhau mà ý nghĩa như nhau.[582] Người nào đã tiêu dao ở cõi Hư vơ, bao gồm mà nghị luận thì biết được Đạo là vơ cùng. Người nào đã vơ vi thì điềm đạm mà an tĩnh, tịch mịch mà thanh hư, điều
hoà mà nhàn dật. Bỏ tham vọng của ta đi, đi mà không biết để tới đâu, về mà không biết sẽ ngừng ở đâu, đi và về đều khơng có mục đích. Bàng hồng ở trong cảnh giới mênh mơng hư vơ mà bậc đại trí cũng khơng biết được giới hạn của nó. Chủ tể của vật [tức Đạo] với vật đều khơng có giới hạn [vì Đạo ở trong vật, nhưng vật đối với vật thì có giới hạn, đó là giới hạn của vật[583]. Cái khơng có giới hạn [tức Đạo] nằm trong cái có giới hạn [tức vật], Đạo tuy nằm trong vật có giới hạn mà chính nó khơng có giới hạn. Như cái người ta gọi là đầy, rỗng, suy diệt. Đạo tuy ở trong cái đầy, rỗng mà không phải đầy, rỗng; ở trong cái suy diệt mà không phải suy diệt; ở trong gốc và ngọn mà không phải gốc, ngọn; ở trong cái tích tụ và tiêu tán mà khơng phải là tích tụ, tiêu tán. 7 A Hà Cam cùng với Thần Nông học Lão Long Cát, Thần Nông tựa vào cái kỉ (bàn con), để ngó ra cửa mà ngủ trưa. Giữa trưa, A Hà Cam đẩy cửa vô cho hay thầy đã mất. Thần Nông tựa vào cái kỉ, chống gậy đứng dậy, rồi liệng gậy đánh rầm một tiếng, cười vang: - Biết rằng tôi thiên lệch, ngu muội, chậm chạp và biếng nhác nên trời [tức Lão Long Cát] bỏ tôi mà đi. Thế là hết. Thầy không cịn một lời cuồng nào[584] để mở trí cho tơi nữa. Thầy mất rồi. Yểm Cương lại điếu, nghe thấy, bảo: - Người nào ngộ Đạo[585] thì được các quân tử trong thiên hạ qui phụ. Nay, về Đạo thầy anh chưa biết được một phần vạn cái đầu lông mùa thu chứ cũng đã biết trước khi chết không phát lộ một lời cuồng nào về Đạo cho anh hay, huống hồ là người ngộ Đạo. Thầy anh nhìn Đạo, khơng thấy nó có hình thể nào cả; nói về Đạo thì bảo nó mờ mờ mịch mịch. Vì nghị luận về Đạo tức là trái với Đạo. 8 Cực Thanh[586] hỏi Vô Cùng: - Anh biết Đạo không? Vô Cùng đáp: - Không. Cực Thanh lại hỏi Vô Vi: - Anh biết Đạo không? - Biết. - Anh biết Đạo, vậy có thể nói được nó ra sao khơng?[587] - Được, - Vậy nó ra sao? - Theo tơi, nó có thể q hay tiện, tụ hay tán, đó nó như vậy. Cực Thanh kể những lời của Vô Cùng và Vô Vi cho Vô Thuỷ[588] nghe và hỏi: - Vô Cùng không biết Đạo mà Vô Vi biết. Như vậy ai phải ai trái? Vô Thuỷ đáp: - Người nào không biết mới là sâu sắc, người nào biết thì nơng cạn. Khơng biết là cảm được cái bề trong, biết chỉ là thấy bề ngồi. Cực Thanh gật đầu, than: - Vậy khơng biết mới là biết, mà biết lại không biết. Ai biết được cái biết mà là không biết? Vô Thuỷ bảo: - Đạo khơng thể nghe được; cái gì nghe được thì khơng phải là Đạo. Đạo khơng thể thấy được; cái gì thấy được thì khơng phải là Đạo. Đạo khơng thể đem ta giảng được; cái gì giảng được thì khơng phải là Đạo. Ai biết được rằng cái gì sinh ra hình thể thì khơng có hình thể. Đạo, khơng thể dùng tên gọi được. Vô Thuỷ nói tiếp: - Có người hỏi về Đạo mà mình trả lời tức là khơng biết Đạo. Nội cái việc hỏi về Đạo thì đủ tỏ rằng chưa nghe gì về Đạo. Đạo thì khơng thể đem ra
hỏi được, mà hỏi thì khơng trả lời được. Đã khơng thể hỏi mà cịn hỏi thì câu hỏi đó rỗng khơng, đã khơng đáp được mà cịn đáp thì lời đáp đó vơ nghĩa. Dùng lời vơ nghĩa mà đáp một câu hỏi rỗng khơng, như vậy là ngồi thì khơng quan sát vũ trụ, trong thì khơng biết nguồn gốc, tất không vượt được núi Côn Lôn[589], mà mà ngao du ở cõi Thái Hư. Ánh Sáng Rực Rỡ hỏi Khơng Có[590]: - Thầy là có hay khơng có? Hỏi mà khơng được đáp, Ánh Sáng Rực Rỡ bèn chăm chú nhìn trang mạo của Khơng Có, chỉ thấy tối tăm và hư khơng. Suốt ngày nhìn Khơng Có mà khơng thấy gì cả, nghe mà khơng thấy gì cả. Ánh Sáng Rực Rỡ thán phục: - Thật là cao xa! Ai mà đạt được. Tơi có thể hiểu được cái hư không, nhưng không thể cho cái hư khơng là khơng có, đến như khơng có mà là có thì làm sao đạt được cảnh giới ấy.[591] 10 Một người thợ gọt móc dây lưng cho quan Đại tư mã [nước Sở], tám chục tuổi rồi mà gọt vẫn đúng, không sai chạy mảy may. Quan Đại tư mã hỏi: - Ơng già khéo tay thật, có thuật nào khơng? Người thợ đó đáp: - Tơi có cách[592] này. Hồi hai mươi tuổi tơi thích gọt đai lưng đến nỗi khơng nhìn, khơng xem bất kì vật gì khác ngồi cái đai lưng ra. Sở dĩ dụng tâm được như vậy là nhờ không để ý vào các vật khác, mà phát huy hoài được cái dụng tâm của mình. Huống hồ là dùng cái tâm khơng dụng tâm thì vạn vật, có vật nào là khơng nhờ mình mà phát huy được cái diệu dụng của nó.[593] 11 Nhiễm Cầu (một mơn đệ của Khổng Tử) hỏi Trọng Ni: - Có thể biết được khi chưa có trời đất thì ra sao khơng? Trọng Ni đáp: - Biết được. Xưa cũng như nay. Nhiễm Cầu không hỏi thêm, lui ra. Hôm sau gặp Trọng Ni lại hỏi: - Hơm qua con hỏi thầy có thể biết được khi chưa có trời đất thì ra sao khơng. Thầy đáp: “Biết được. Xưa cũng như nay”. Lúc đó con hiểu rõ, bây giờ con lại mù mờ. Như vậy nghĩa làm sao, xin thầy giảng cho con. Trọng Ni đáp: - Hôm qua anh hiểu rõ là dùng tinh thần[594] mà lĩnh hội được cái nghĩa rồi. Hôm nay anh mù mờ là gì anh khơng dùng tinh thần mà dùng lí luận (hay hình tượng) để tìm hiểu. Khơng có cổ, khơng có kim, khơng có thuỷ, khơng có chung. Trước kia khơng có con cháu mà bây giờ có con cháu được khơng? Nhiễm Cầu khơng đáp,