IX. Động viên nhân viên văn phòng: 0.823,
5.1 nghĩa thực tiễn của kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu giúp nhận dạng một số yếu tố ảnh hưởng đến việc động viên nhân viên. Các tổ chức, doanh nghiệp có thể dựa trên kết quả nghiên cứu để xây dựng hệ thống các quy định, chính sách hợp lý, truyền đạt các quy định, chính sách này đến toàn bộ nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp để mọi người biết và thực hiện. Các chính sách này xoay quanh vấn đề cơ hội đào tạo và thăng tiến, quan hệ trong cơng việc, cơng việc có sự mới mẻ và thú vị, lương bổng, điều kiện làm việc, cơng nhận những đóng góp của nhân viên, sự quan tâm của lãnh đạo, thương hiệu của công ty. Việc xác định được các yếu tố tác động đến việc động viên nhân viên văn phòng là cơ sở để cung cấp thông tin cho các nhà quản trị hoạch định về chính sách nhân sự của doanh nghiệp mình. Với trọng số ảnh hưởng đến việc động viên nhân viên văn phịng khác nhau, các nhà quản trị sẽ có cơ sở để xác định yếu tố nào tác động mạnh nhất trong công tác thu hút và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp.
Trong giai đoạn tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào tình trạng phá sản ngày càng nhiều, nhiều Doanh nghiệp phát triển đình trệ hoặc kinh doanh thua lỗ, khơng có lãi. Để tồn tại trong hồn cảnh như vậy, các DNVVN với ưu thế khơng nhiều về vốn và quy mơ cần có những cách thức kinh doanh hợp lý để duy trì sản xuất, tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có nhiều yếu tố làm nên sự thành cơng và phát triển của doanh nghiệp, trong đó có yếu tố con người. Nguồn nhân lực là điểm mấu chốt ảnh hưởng đến sự tồn vong của một Doanh nghiệp.
Để duy trì nguồn nhân lực ổn định thì phải có biện pháp động viên thích hợp. Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc động viên nhân viên khối văn phịng trong DNVVN tại TPHCM. Tìm ra được
các yếu tố này và xác định được yếu tố nào tác động mạnh nhất, các DNVVN sẽ đưa ra được biện pháp để động viên tinh thần nhân viên. Kết quả nghiên cứu có thực tiễn với các DNVVN tại TPHCM.
Qua kết quả nghiên cứu, với trọng số chiếm cao nhất, khái niệm nghiên cứu “Quan hệ trong công việc” cho thấy các nhân viên văn phòng coi trọng mối quan hệ đồng nghiệp, mối quan hệ với cấp trên và cấp dưới. Tác giả nhận thấy điều này hồn tồn phù hợp vì nhân viên văn phịng làm việc trong giờ hành chính nên phần lớn thời gian ngồi làm việc trong văn phòng nên thời gian tiếp xúc với nhau rất nhiều. Chính vì lý do này mà nhân viên văn phịng mong muốn có được mối quan hệ trong công việc tốt đẹp. Đề tài nghiên cứu cho thấy cảm nhận về quan hệ trong công việc càng tốt thì cảm giác động việc càng cao. Các DNVVN cần đặc biệt chú ý đến điều này để có phương pháp động viên nhân viên văn phịng trong cơng việc. Cần xây dựng một mơi trường làm việc trong đó mọi người phối hợp với nhau vì mục đích chung của tổ chức, giúp đỡ và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Có như vậy, nhân viên văn phòng làm việc trong các DNVVN mới cảm thấy mình được coi trọng, cảm thấy trong sự phát triển của doanh nghiệp có phần đóng góp của mình. Lúc đó họ thấy mình được động viên và sẽ hết lịng làm việc cho tổ chức.
Nghiên cứu cịn cho thấy con người có cảm giác khơng được động viên khi làm mãi một cơng việc, cơng việc mang tính lặp lại, nhàm chán. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp cần tạo công việc cần sử dụng nhiều kỹ năng, kiến thức, luân chuyển để nhân viên được học hỏi kiến thức và kinh nghiệm, tránh sự nhàm chán. Điều này giúp cho nhân viên văn phòng trong các DNVVN có sự hăng say, hứng thú trong cơng việc.
Như vậy, trong tình hình kinh tế cịn trì trệ, thì xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến động viên sẽ giúp tạo động lực làm việc cho nhân viên, giữ chân nhân viên , tạo động lực làm việc cho nhân viên. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với việc duy trì và giữ ổn định nguồn nhân lực trong các DNVVN.