Để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành vi mạch bán dẫn ở TP.HCM trong tương lai, tác giả đưa ra các khuyến nghị chính sách dựa trên kết quả phân tích kết hợp với quan điểm cá nhân, cụ thể như sau:
Thứ nhất là, để giảm thiếu hụt số lượng của nguồn nhân lực ngành vi mạch thì ICDREC
học trong nước, các nội dung đào tạo phải gắn với nhu cầu từ doanh nghiệp. Thành phố cần chú trọng đến việc mở rộng hợp tác đào tạo giữa ICDREC với nước ngoài, nên chọn lựa các cơ sở đào tạo nước ngồi có uy tín cao, có cơ sở vật chất hiện đại và có nguồn giảng viên có chất lượng đã được thế giới cơng nhận. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tham gia trực tiếp vào sản xuất vi mạch bán dẫn.
Thứ hai là, Thành phố nên có định hướng chiến lược và chương trình sử dụng nguồn tài
nguyên vốn đầu tư phát triển vi mạch thật cụ thể, rõ ràng cho từng nội dung trong “Chương trình phát triển cơng nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2020” để việc đầu tư được chủ động và linh hoạt, từ đó, giúp cho việc sử dụng nguồn tài nguyên vốn ngân sách luôn được đúng lúc đúng chỗ.
Thứ ba là, Thành phố cần đầu tư thêm cho cơ sở hạ tầng khoa học vốn cịn mỏng thơng
qua đầu tư cho các tổ chức nghiên cứu như ICDREC, Trung tâm Nghiên cứu Triển khai của KCNC và Đại học Quốc gia TP.HCM với những đề tài đặt hàng mang tính thực tiễn cao từ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và xã hội. Nhà máy sản xuất vi mạch trong KCNC nên đầu tư theo hướng sản xuất theo chính thiết kế của mình, nên lựa chọn mua cơng nghệ ban đầu ở mức vừa phải theo ý kiến tham vấn của chuyên gia hàng đầu, rồi dần phát triển lên cao hơn để bắt kịp thế giới thông qua hoạt động nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu trong nước.
Thứ tư là, Thành phố phải thu hút thêm các nhà đầu tư vi mạch bán dẫn hàng đầu thế giới
để gia tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cụm ngành, bằng cách cung cấp cho họ điều kiện sống tốt nhất và môi trường kinh doanh thơng thống, cạnh tranh, minh bạch, cũng như quan tâm hơn đến việc góp ý chính sách phát triển vi mạch từ các doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong việc tiêu thụ các sản phẩm vi mạch bán dẫn nội địa trong giai đoạn đầu, bằng cách ứng dụng thật nhiều sản phẩm vi mạch nội địa vào các dự án đầu tư của mình, có thể bằng cách đẩy mạnh sử dụng các kết quả nghiên cứu về ứng dụng công nghệ RFID.
Thứ năm là, Thành phố cần phải ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành vi mạch
bán dẫn bằng cách thu hút các nhà đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành vi mạch từ nước ngoài đồng thời yêu cầu các nhà đầu tư này có cam kết sẽ thực hiện nội địa hóa việc sản xuất sau
một khoảng thời gian thích hợp, phải đối xử với doanh nghiệp vi mạch và doanh nghiệp hỗ trợ vi mạch như nhau. Thành phố cũng nên liên kết ngành vi mạch với các ngành có liên quan bằng cách đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng sản phẩm vi mạch dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp từ các ngành liên quan.