PE PR FC EE SI UIE PE 1 PR .229** 1 FC .344** -.043 1 EE .489** .051 .485** 1 SI .385** .001 .392** .423** 1 UIE .580** .005 .601** .699** .509** 1
** Tương quan đạt mức ý nghĩa 0.01 (2-tailed).
Từ kết quả phân tích tương quan, có thể thấy rằng Ý định sử dụng của khách hàng (UIE) có tương quan tuyến tính chặt với 4 biến độc lập PE, EE, FC và SI, với mức ý nghĩa ở mức 0.01. Biến phụ thuộc tương quan ít với biến độc lập PR, do đó biến này có thể khơng đạt mức ý nghĩa khi phân tích hồi quy bội, đây là một điểm cần lưu ý. Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc (Ý định sử dụng) với các biến độc lập còn lại tương đối cao (thấp nhất là 0.509). Một số biến độc lập cũng có tương quan tương đối cao (hệ số tương quan cao nhất là 0.515, tương quan giữa 2 biến EE và PE), do đó khi thực hiện phân tích hồi quy bội cần lưu ý đến hiện tượng đa cộng tuyến.
4.4.2. Phân tích hồi quy bội
Để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng, phương pháp hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để phân tích cho 5 nhân tố thu được từ phần phân tích nhân tố khám phá như đã trình bày tại mục 4.3.2.1.
Bằng việc áp dụng phương pháp chọn biến đồng thời (enter) tác giả thu được kết quả hồi quy theo phụ lục 7. Kết quả này cho giá trị R2 điều chỉnh bằng 0.68 (Mơ hình giải thích được 68% sự biến đổi của biến phụ thuộc Ý định sử dụng) và mức ý nghĩa
của thống kê F trong ANOVA rất nhỏ (0.000) cho thấy mơ hình hồi quy bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
Hệ số phóng đại phương sai (VIF) của từng nhân tố có giá trị nhỏ hơn 10 chứng tỏ mơ hình hồi quy khơng vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến (các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau)
Có 4 nhân tố thực sự ảnh hưởng đến Ý định sử dụng dịch vụ ebanking (UIE) là PE, EE, FC và SI với độ tin cậy 95% (sig < 0.05) . Bốn biến này đều ảnh hưởng dương đến Ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng (các hệ số Beta đều dương). Nghĩa là, nếu cảm nhận của khách hàng về các yếu tố Hiệu quả mong đợi, Nỗ lực mong đợi, Điều kiện thuận tiện và Ảnh hưởng xã hội tăng thì Ý định sử dụng dịch vụ ebanking cũng tăng lên; và ngược lại (khi xét sự thay đổi của một yếu tố thì các yếu tố khác được giả định là không đổi).
Đối với nhân tố Nhận thức rủi ro, với độ tin cậy 85% thì biến này có ảnh hưởng đến Ý định sử dụng dịch vụ ebanking (sig = 0.148 < 0.15). Tác động của biến này đến Ý định sử dụng là tác động âm (Beta bằng -0.51) cho thấy nếu khách hàng nhận thức rủi ro càng cao thì ý định sử dụng dịch vụ ebanking càng giảm, và ngược lại.
Phân tích hồi quy bội lần 2 sau khi loại biến Nhận thức rủi ro (do không đạt độ tin cậy 95%), tác giả thu được kết quả như sau:
Giá trị R2 điều chỉnh bằng 0.679 (Mơ hình giải thích được 67.9% sự biến đổi của biến phụ thuộc Ý định sử dụng) và mức ý nghĩa của thống kê F trong ANOVA rất nhỏ (0.000) cho thấy mơ hình hồi quy bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
Hệ số phóng đại phương sai (VIF) của từng nhân tố có giá trị nhỏ hơn 10 chứng tỏ mơ hình hồi quy khơng vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến (các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau)
Cả 4 nhân tố còn lại thực sự ảnh hưởng đến Ý định sử dụng dịch vụ ebanking (UIE) với độ tin cậy 95% (sig < 0.05) . Bốn biến này đều ảnh hưởng dương đến Ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng (các hệ số Beta đều dương).
Phương trình hồi quy với các biến đã chuẩn hóa có dạng như sau:
UIE = 0.465EE + 0.233FC + 0.221PE + 0.133SI - 0.053PR (4.1)
Sau khi loại biến PR, phương trình hồi quy với các biến đã chuẩn hóa có dạng như sau: UIE = 0.467EE + 0.239FC + 0.205PE + 0.136SI (4.2)
Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính được trình bày trong các bảng 4.6, bảng 4.7, bảng 4.8 (xem thêm phụ lục 7)