Hàm ý về yếu tố kiến thức thương hiệu xanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố của thương hiệu xanh tác động đến ý định mua lại sản phẩm xanh nghiên cứu trường hợp túi nilon tự hủy sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn TP HCM (Trang 91 - 92)

Kiến thức với thương hiệu xanh vừa đóng vai trị là biến giải thích cũng vừa đóng vai trị là biến nguyên nhân, việc gia tăng kiến thức thương hiệu xanh sẽ góp phần đáng kể gia tăng ý định mua sản phẩm xanh. Hệ số tác động là 0.22 cho thấy được mối quan hệ cùng chiều và quan trọng của yếu tố thương hiệu xanh, do đây là yếu tố có quan hệ với định vị thương hiệu xanh và ý định mua sản phẩm xanh nên việc thay đổi yếu tố này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thương hiệu xanh (thông qua kết quả đánh giá mức điểm trung bình của các biến quan sát, mức đánh giá này nhìn chung chưa cao nên có thể gia tăng yếu tố này hơn nữa).

Bảng 5.2: Thống kê mô tả các biến quan sát khái niệm kiến thức thương hiệu xanh xanh

Biến quan sát Trung bình Độ lệch

chuẩn

Sản phẩm xanh có thể là một đầu tư có lợi trong dài

hạn 3.04 .98

Hoạt động môi trường của sản phẩm xanh đáp ứng

yêu cầu của tôi 3.03 1.01

Thiếu sự sẵn có của tiếp cận là một lý do chính cho

mức độ thấp và nhu cầu của các sản phẩm xanh 3.26 1.16 Tơi mua sản phẩm xanh vì nó thân thiện với mơi

trường 3.00 1.14

Tôi mua sản phẩm xanh vì nó có nhiều lợi ích về mơi

trường hơn các sản phẩm khác 2.97 1.07

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2018)

Một số gợi ý có thể gia tăng yếu tố kiến thức đối với thương hiệu xanh như sau:

 Nhà sản xuất, cũng như nhà bán hàng cần cho khách hàng biết rõ về vai trị lợi ích của sản phẩm xanh trong dài hạn, ví dụ như lợi ích về kinh tế

đối với xã hội, cộng đồng khu vực, hay lợi ích đối với bản thân của người sử dụng, lợi ích về sức khỏe cho bản thân, cho mọi người xung quanh, lợi ích về bảo vệ môi trường cho tổ chức cơ quan,… nếu người tiêu dùng nhận thức được rõ ràng lợi ích dài hạn thì kiến thức về sản phẩm xanh của họ sẽ tích cực hơn.

 Tính năng sản phẩm xanh cung cấp phải đáp ứng được nhu cầu thực sự của người mua, điều này có nghĩa là trong những gì hứa hẹn của sản phẩm và thực tế sản phẩm cung cấp phải có sự chênh lệch thấp nhất có thể, nhu cầu của khách hàng ln là tiêu chí hàng đầu để đánh giá sự tồn tại của sản phẩm xanh.

 Điều đặc biệt là phương pháp tiếp cận sản phẩm đến khách hàng phải linh hoạt, có những phương tiện, kênh truyền tải thông tin phù hợp, và kênh bán hàng phải linh hoạt với người tiêu dùng như vậy giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm xanh hơn.

 Việc tuyên truyền lợi ích của sản phẩm xanh nên được thực hiện có chiến lược và khách quan hơn trong q trình marketing sản phẩm xanh, mục đích quan trọng của sản phẩm xanh là bảo vệ môi trường, thân thiện với sức khỏe, góp phần bảo vệ sức khỏe của cá nhân và cộng đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố của thương hiệu xanh tác động đến ý định mua lại sản phẩm xanh nghiên cứu trường hợp túi nilon tự hủy sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn TP HCM (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)