Nguồn số liệu tác giả điều tra tại Hà Nội, Thái Bình và Sơn La
Theo kết quả điều tra thì trang thiết bị cấp xã hiện nay còn thiếu nhiều do kinh phí hạn chế. Kết quả điều tra về trang thiết bị đối với CBCCCX theo Biểu đồ 3.6 thì có 17,4% ý kiến cho chính sách về trang thiết bị, phương tiện làm việc cấp xã rất tốt; 21,8% ý kiến cho tốt; 25,4% ý kiến cho bình thường; 24,2% ý kiến cho kém và 11,2% ý kiến cho rất kém.
Ngoài ra, theo kết quả điều tra, hiện nay một số xã nông thôn, vùng cao, miền núi việc đi lại của CBCC đến với người dân rất khó khăn, giao thơng yếu kém, địa bàn phức tạp. Công chức cấp xã là những người trực tiếp thực hiện chủ trương của Đảng, những nội dung liên quan đến xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục trên địa bàn. Các xã đồng bằng việc đi lại của cơng chức khơng khó khăn, cịn các xã miền núi thì việc đi lại của cơng chức rất khó khăn. Theo thống kê có 24,8% cho địa hình đi lại khó khăn; 17,8% cho rất khó khăn.
Văn hóa cơng sở trong các CQHC được biểu hiện qua các nội dung như trang phục, lễ phục; tinh thần đoàn kết, hành vi, thái độ ứng xử của đội ngũ công chức; cách thức tổ chức, điều hành hoạt động của cơng sở; trang bị phương tiện làm việc và bài trí, hiện đại hóa cơng sở…Ngồi ra, các quy định, quy chế, nội quy, chi tiêu, khen thưởng nội bộ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc của CBCCCX. Qua điều tra cho thấy, chính sách nội bộ, quy định, quy chế hiện hành đối với CBCCCX còn nhiều hạn chế, CBCCCX chưa hài lòng. Theo số liệu điều tra đối với CBCCCX khi hỏi về mức độ hài lòng đối với những quy chế làm việc, nội quy thì
có 43,4% ý kiến cho rất hài lòng; 21% ý kiến cho hài lòng; 25,2% ý kiến cho chưa hài lòng; 10,4% ý kiến cho rất chưa hài lịng.
Như vậy, đối với chính quyền cấp xã việc xây dựng nội quy quy định cần căn cứ vào văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên và tình hình thực tiễn để thực hiện các văn bản nội bộ hiệu quả hơn.
3.2.3. Chính sách quy hoạch, tạo nguồn
Quy hoạch CBCCCX là công việc phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có trình độ, có đức, có khả năng quản lý để đưa vào quy hoạch. Căn cứ vào quy hoạch CBCC để có kế hoạch ĐTBD, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý. Đây là công việc thường xuyên trong hoạt động của các CQNN nhằm đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài về đội ngũ nguồn nhân lực.
Những năm qua công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở cấp xã đã được các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo tích cực; hằng năm, đa số các xã, phường, thị trấn đều thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch đã xây dựng. Từ đó làm cơ sở cho cơng tác ĐTBD, bố trí, sử dụng đội ngũ CBCCCX; nhiều địa phương đã quy hoạch được đội ngũ cán bộ chủ chốt (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch HĐND, UBND) và Ban Chấp hành Đảng bộ xã, phường, thị trấn nhiệm kỳ 2011-2016, nhiệm kỳ 2016-2021. Việc quy hoạch CBCCCX đã dựa vào Điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội, Luật CBCC và dựa theo tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCCCX, phường, thị trấn và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.
Thực tế theo điều tra, chính sách về cơng tác quy hoạch CBCCCX hiện nay còn nhiều tồn tại, hạn chế, do “vướng” quy hoạch việc đề bạt, bổ nhiệm được người tài vào các vị trí lãnh đạo, điều hành trong hệ thống cơ quan nhà nước khó khăn hơn; việc điều động, luân chuyển chậm, kém linh hoạt hơn trước. Do một số tồn tại trên trong công tác quy hoạch nên nhiều người trẻ, thực sự có năng lực lại chưa được cân nhắc, lựa chọn vào quản lý trong một số CQHCNN cấp xã.
Bên cạnh đó, cơng tác quy hoạch CBCCCX chưa thể hiện đúng quy trình quy định. Theo số liệu điều tra có 39,2% ý kiến về chính sách quy hoạch CBCCCX
rất công khai, minh bạch; 41,6% ý kiến cho công khai, minh bạch; 19,2% ý kiến cho rất chưa cơng khai, minh bạch; có 39,2% ý kiến cho bổ nhiệm CBCCCX rất đúng quy trình; 41,2% cho đúng quy trình; 19,6% cho chưa đúng quy trình.
Cơng tác quy hoạch đội ngũ CBCCCX ở nhiều địa phương cịn mang tính hình thức, nhất là ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào tôn giáo chưa được quan tâm đúng mức; công tác quy hoạch chưa gắn với kế hoạch ĐTBD, do vậy nhiều địa phương bị hẫng hụt trong quá trình sắp xếp, bố trí CBCC cấp xã.
3.2.4. Chính sách ln chuyển cán bộ, cơng chức cấp xã
Trong công tác cán bộ thì cơng tác ln chuyển cán bộ có vai trị quan trọng. Luân chuyển cán bộ là một hình thức ĐTBD cán bộ bởi lẽ ĐTBD CBCC là một q trình tồn diện không chỉ là kiến thức lý luận mà cả những kinh nghiệm thực tiễn. Đây cũng là hình thức tạo cho CBCC có thử thách, trải nghiệm, làm cơ sở cho việc đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, tạo nguồn cán bộ. Luân chuyển CBCC cũng là công việc giúp các cơ quan hoạt động không theo cục bộ, cấp trên và cấp dưới kết hợp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Các cơ quan cấp trên và cấp dưới ko cịn tình trạng phải “trơng, chờ” nhau.
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về công chức xã, phường, thị trấn quy định về thuyên chuyển công tác của CCCX như sau: “(1) Đối với các cơng chức Văn phịng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đơ thị và mơi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và mơi trường (đối với xã), Tài chính - kế tốn, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội; (2) Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc điều động, tiếp nhận công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn này sang làm việc ở xã, phường, thị trấn khác trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện; (3) Chủ tịch UBND cấp huyện (giữa 02 đơn vị cấp huyện trong cùng một cấp tỉnh) quyết định việc điều động, tiếp nhận CCCX từ xã, phường, thị trấn của cấp huyện này chuyển sang làm việc ở xã, phường, thị trấn của cấp huyện khác; (4) Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định việc điều động, tiếp nhận cơng chức cấp xã ra ngồi tỉnh và từ tỉnh khác đến sau khi có ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh”.
Theo Điều 27 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP thì: Một là, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc điều động, tiếp nhận công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn này sang làm việc ở xã, phường, thị trấn khác trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện; Hai là, Chủ tịch UBND cấp huyện (giữa 02 đơn vị cấp huyện
trong cùng một cấp tỉnh) quyết định việc điều động, tiếp nhận công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn của cấp huyện này chuyển sang làm việc ở xã, phường, thị trấn của cấp huyện khác; Ba là, Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định việc điều động, tiếp nhận CCCX ra ngoài tỉnh và từ tỉnh khác đến sau khi có ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Qua điều tra, khảo sát cho thấy: chính sách luân chuyển CBCCCX đã có những cải cách cho phù hợp với điều kiện thực tế, tuy nhiên nhìn chung vẫn cịn nhiều tồn tại, phần lớn chính sách luân chuyển CBCCCX chưa hiệu quả.
Theo điều tra, trong số CBCCCX được hỏi về tính hiệu lực của chính sách ln chuyển CBCCCX: có 29% ý kiến cho rằng luân chuyển CBCCCX có ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống của họ; 28,6% ý kiến ảnh hưởng lớn; 26,8% ý kiến cho rằng ảnh hưởng; 15,6% ý kiến cho ít ảnh hưởng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tính hiệu lực của chính sách luân chuyển, điều động, tiếp nhận CBCCCX còn nhiều hạn chế, nguyên nhân là do:
Một là, chính sách luân chuyển CBCCCX do chủ trương chỉ đạo của cơ quan cấp trên, chưa căn cứ vào điều kiện thực tiễn. Theo điều tra, số CBCCCX được hỏi về chính sách luân chuyển mà họ nhận được có căn cứ vào điều kiện thực tế của mỗi CBCCCX hay khơng: có 33% ý kiến cho rằng chính sách luân chuyển CBCCCX đã căn cứ rất nhiều vào thực tiễn; 26,8% ý kiến ý kiến trả lời căn cứ nhiều; 12% ý kiến cho căn cứ vừa phải; 12,6% ý kiến căn cứ ít và 15,6% ý kiến rất ít. Trên thực tế, việc luân chuyển CBCCCX trong đại bàn huyện phụ thuộc vào sự chỉ đạo của cấp huyện, vào kết quả đánh giá công chức. Nếu 2 năm liền cơng chức hồn thành nhiệm vụ thì sẽ bị luân chuyển sang xã khác; hoặc cơng chức đó giữ 5 năm liên tục một vị trí, nhất là vị trí nịng cốt của xã như: Chủ tịch xã hay kế tốn xã thì sẽ bị ln chuyển đi xã khác.
Hai là, việc luân chuyển CBCCCX chưa điều tra, lấy ý kiến của đội ngũ CBCC, do vậy đội ngũ này chưa thỏa mãn với việc luân chuyển, gặp khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến kết quả công việc.