Biểu đồ 3 .4 Tính hợp lý chính sách luân chuyển CBCCCX
Biểu đồ 3.6 Tính cơng bằng trong chính sách ĐTBD CBCCCX
Nguồn số liệu tác giả điều tra tại Hà Nội, Thái Bình và Sơn La
Khi hỏi về tính cơng bằng trong chính sách ĐTBD CBCCCX so với CBCC các cấp khác: 34,6% ý kiến cho rằngchính sách ĐTBD CBCCCX đã quan tâm; 32,0% ý kiến cho chưa quan tâm; 33,4% số ý kiến cho rất ít được quan tâm. Bên cạnh đó, đội ngũ CBCC cấp quận, huyện trở lên thường xuyên được tham dự các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, về QLNN nhiều hơn đối với CBCCCX. Ngoài ra, việc lựa chọn CBCC tham gia các lớp ĐTBD chưa được quan tâm theo hướng thực hiện đúng đối tượng và nội dung đào tạo, đồng thời chưa gắn với quy hoạch sử dụng. Công chức cấp xã, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, cán bộ có tuổi, có hồn cảnh kinh tế khó khăn, địa bàn đi lại chưa thuận lợi nên tâm lý còn ngại đi học; cơng tác ĐTBD cịn tình trạng chạy theo số lượng, chưa cử đúng đối tượng đào tạo, học chưa đúng chuyên ngành ĐTBD vì thế chưa đáp ứng được nhu cầu công việc cấp xã hiện nay.
Đặc biệt, hàng năm CBCCCX chưa được bồi dưỡng bổ sung kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng cần thiết cập nhật tình hình kinh tế xã hội, nắm bắt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ.
Tính khả thi. Để làm rõ hơn tính khả thi của chính sách ĐTBD CBCCCX, tác
giả đã thu thập thông tin từ việc lấy ý kiến của một số CBCCCX. Theo số liệu thì có: 31,2% ý kiến cho rằng chính sách ĐTBD rất khả thi; 22,6% ý kiến cho rằng khả thi; 16,6% ý kiến cho không khả thi; 29,6% ý kiến cho rất khơng khả thi.
Hiện chính sách ĐTBD CBCCCX tuy đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng đến nay cịn khơng ít CBCCCX trong hệ thống chính trị chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ; không được thường xuyên bồi dưỡng bổ trợ kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức pháp luật, kỹ năng hành chính, tin học và các kỹ năng cần thiết khác cho công tác quản lý nhà nước ở địa phương. Hàng năm thông thường các huyện tổ chức lớp tập huấn, CBCCCX được cử tham gia. Do vậy, CBCCCX chưa đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra tại địa phương. Trên thực tế, CBCCCX đang phải tiếp nhận, xử lý một khối lượng công việc ngày càng nhiều, trong khi nhiều cán bộ ở cấp xã lại khơng được đào tạo bài bản, ít được bồi dưỡng nghiệp vụ; chưa chú trọng vào việc cập nhật các chính sách mới của Đảng và Nhà nước để vận dụng thích hợp với từng nơi. Việc nắm bắt thông tin chậm và xử lý cơng việc thiếu tính nhạy bén, linh hoạt, hiệu quả thấp là điều dễ nhận thấy, gây bức xúc trong cho người dân, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển về kinh tế, xã hội của địa phương. Do vậy, việc nghiên cứu các giải pháp để khắc phục công tác ĐTBD CBCCCX theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP là rất cần thiết.
Những bất cập trên dẫn đến hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở xã cịn nhiều bất cập; cơng tác quản lý của chính quyền ở nhiều nơi cịn lỏng lẻo và sai phạm; hoạt động của cơ quan dân cử cịn mang tính hình thức, sự phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị chưa đồng bộ; hoạt động của các tổ chức đoàn thể chưa có chiều sâu. Các hoạt động đào tạo nghiệp vụ và phổ biến kiến thức cho đội ngũ CBCCCX khá đa dạng và phong phú nhưng nội dung, kiến thức, chương trình chưa phù hợp, vẫn mang nặng tính lý thuyết và chưa thể hiện được tính thời sự, chưa quan tâm sát đến nhu cầu nhiệm vụ và nhận thức của người học, vì vậy CBCC chưa vận dụng được nhiều kiến thức đã học vào trong cơng việc hàng ngày.
3.2.7. Chính sách bảo hiểm
Về chế độ bảo hiểm xã hội: Theo quy định, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (khoản 2 Điều 15 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP). Thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 thì người hoạt động khơng chun trách ở xã,
phường, thị trấn là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.
Về chế độ bảo hiểm y tế: Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được tham gia bảo hiểm y tế với mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở, trong đó người hoạt động khơng chun trách đóng 1/3, UBND cấp xã đóng 2/3 (điểm c, khoản 2, Điều 3 Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế). Thực hiện Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 thì từ ngày 01/01/2015, người hoạt động khơng chun trách ở xã, phường, thị trấn là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và mức đóng hàng tháng của đối tượng này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, trong đó UBND cấp xã đóng 2/3 và người hoạt động khơng chun trách ở cấp xã đóng 1/3 (khoản 7, Điều 1, Luật bảo hiểm y tế năm 2014).
Ngày 08/4/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 01/6/2013 những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp và chế độ bảo hiểm y tế. Ngân sách trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả 3% bảo hiểm y tế để chi trả hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, như sau: Cấp xã loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 20,3 tháng lương cơ sở; cấp xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,6 tháng lương cơ sở; cấp xã loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 17,6 tháng lương cơ sở (khoản 3, Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP); đối với Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí, ngồi lương hưu hiện hưởng, hằng tháng được hưởng 100% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm... và khơng phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Sau thời gian đủ 5 năm (60 tháng) xếp bậc 1, nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật trong suất thời gian này thì được hưởng 100% mức lương bậc 2 của chức danh đảm nhiệm.
Áp dụng việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Ngân sách trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả 3% bảo hiểm y tế để chi trả hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thơn, tổ dân phố. Trong đó, đối với thơn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự; thôn thuộc xã biên giới, hải đảo; thơn thuộc xã có khó khăn về ngân sách; thơn thuộc
xã loại 1, loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 tháng lương cơ sở; đối với thơn ngồi quy định (nêu trên) và các tổ dân phố được khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 tháng lương cơ sở (khoản 4, Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP).
Về thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố theo Nghị định số 29/2013/NĐ-CP (đã bao gồm bảo hiểm xã hội và tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng) là 12.778,407 tỷ đồng/năm (Theo số liệu dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2017 của Bộ Tài chính).
3.2.8. Chính sách khen thưởng, kỷ luật
Tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP đã có một chương với 3 Mục, 14 Điều của Chương IV để quy định chi tiết về xử lý kỷ luật đối với CCCX.
Sau khi thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL), Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn số 5228/BNV-CQĐP ngày 05/12/2014 về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ cấp xã, trong đó hướng dẫn: Áp dụng Luật CBCC (về đối tượng xử lý kỷ luật; về các hình thức xử lý kỷ luật; về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật; về những trường hợp được miễn trách nhiệm áp dụng các hình thức kỷ luật; về việc tạm đình chỉ cơng tác...).
Theo số liệu điều tra cho thấy: có 64% ý kiến cho rằng chính sách khen thưởng có tác động rất nhiều đến động lực làm việc, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công việc; 24% ý kiến cho tác động vừa phải; chỉ có 8,6% ý kiến cho tác động ít và 3,4% ý kiến cho tác động rất ít.
Tuy vậy, thực tiễn chính sách khen thưởng chưa làm hài lịng đối với CBCC nói chung, CBCCCX nói riêng. Trong số 500 CBCCCX được hỏi có: 7,8% cho rằng rất hài lịng về chính sách khen thưởng; 8,2% cho rằng hài lịng về chính sách khen thưởng; 38% cho rằng chưa hài lịng và 46% cho rất khơng hài lịng.
Hiện nay, các CQHCNN nói chung, cấp xã nói riêng, việc đánh giá thi đua khen thưởng chỉ diễn ra vào cuối năm dương lịch khi kết thúc 12 tháng làm việc. Trên thực tế rất ít các CQHCNN đánh giá, khen thưởng CBCC theo từng tháng hoặc quý hoặc khi công việc kết thúc. Do vậy, một số CBCC cuối năm cố gắng đi sớm về muộn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ để được đánh giá khen thưởng. Do vậy, việc khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ, tổng kết phong trào thi đua mới đưa ra bình xét mà cần phải tiến hàng hàng ngày; thực chất của việc khen thưởng nặng về yếu tố tinh thần.
Để khích lệ CBCC đi liền với khen thưởng là giá trị khen thưởng. Thực tế, giá trị khen thưởng chưa tương xứng với kết quả công việc mà công chức đạt được, chưa thực sự động viên, khích lệ tinh thần làm việc của CBCC nói chung, CBCCCX nói riêng.
Thưc tế, các chính sách thi đua khen thưởng đối với CBCCCX cịn chồng chéo. Trong năm 2005, Chính phủ ra Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 quy định tổ chức, biên chế làm công tác thi đua khen thưởng. Tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này quy định "bố trí 1/2 cơng chức làm cơng tác thi đua khen thưởng ở Ủy ban nhân dân cấp xã". Theo đó, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương có văn bản số 1897/BTĐKTTW-VTC ngày 22/12/2006 đề nghị ban hành Thông tư hướng dẫn: "Đối với xã, phường, thị trấn có 02 Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì có thể bố trí 01 Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiêm nhiệm công tác thi đua khen thưởng và được hưởng sinh hoạt phí hàng tháng bằng 1/2 mức lương tối thiểu (nếu cán bộ Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có khả năng đáp ứng được yêu cầu công tác thi đua khen thưởng của địa phương) hoặc căn cứ điều kiện thực tế và đặc thù tại địa phương, lựa chọn để bố trí cơng chức chun trách (trong số các chức danh cán bộ chuyên trách cấp xã đã được quy định tại Nghị định 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ) kiêm công tác thi đua, khen thưởng và được hưởng phụ cấp bằng 1/2 mức lương tối thiểu". Tiếp theo, Ủy Ban Trung ương MTTQVN có văn bản số 1828/CV-MTTW ngày 14/12/2006 đề nghị ban hành Thông tư hướng dẫn: "Đối với xã, phường, thị trấn có 02 Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì bố trí 01 Phó Chủ tịch làm cơng tác Mặt trận xã và kiêm nhiệm công tác thi đua khen thưởng, được hưởng sinh hoạt phí hàng tháng tối thiểu bằng 01 định xuất của cán bộ không chuyên trách cấp xã".
Như vậy, về số lượng người làm công tác thi đua, khen thưởng đã có những văn bản quy định trái chiều nhau. Do vậy, cần thống nhất quy định của các cơ quan tạo thuận lợi đối với các CQHCNN cấp xã thực hiện thuận lợi.
3.2.9. Chính sách đánh giá cán bộ, cơng chức cấp xã
Đánh giá cơng chức là cơng việc có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoặc hạn chế năng lực mỗi cá nhân. Bởi lẽ, nếu chúng ta đánh giá đúng khả năng của mỗi cơng chức thì sẽ phát huy được năng lực của mỗi cá nhân, nếu không sẽ hạn chế khả năng của mỗi người. Đánh giá CBCCCX để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được
giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, ĐTBD, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với CBCCCX.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì các quy định về ĐGCBCC hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc để khen thưởng cuối năm. Cịn đánh giá để xác định cơ cấu cơng chức, xác định vị trí việc làm, tinh giản biên chế… chúng ta chưa thực hiện được.
Để tìm hiểu tính cơng bằng trong ĐGCBCCX đối với CBCC các cơ quan hành chính khác cho thấy: có 26,4% ý kiến cho chính sách về ĐGCBCCCX rất công bằng; 24,8% ý kiến cho công bằng; 19,2% ý kiến cho không công bằng; 29,6% ý kiến cho rất không công bằng.