Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Đánh giá chính sách cán bộ, công chức cấp xã ở Việt Nam hiện nay. (Trang 103)

3.3.1. Những kết quả đã đạt được

Hiện nay, Đảng, Chính phủ vẫn ln luôn quan tâm đến đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Các quy định có tính pháp lý về chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ cơ sở được hình thành dần dần, cụ thể và ngày một cách bài bản, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của mỗi giai đoạn lịch sử của cách mạng. Kết quả đạt được của chính sách CBCCCX ở Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2019 thể hiện qua các nội dung sau:

Thứ nhất, chính sách bầu cử, tuyển dụng: Bầu cử là biểu hiện quan trọng của dân chủ trong xây dựng chính quyền nhà nước. Đối với chính quyền xã thì thực hiện Luật Bầu cử có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn những CBCCCX có đủ năng lực và phẩm chất. Trong q trình bầu cử, chính quyền xã thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quy định 4 nguyên tắc bầu cử: nguyên tắc phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Cơng tác tuyển dụng trong thời gian qua đã dần đi vào nền nếp, việc phân cấp tuyển dụng CBCCCX theo vị trí việc làm đã được đẩy mạnh. Việc tuyển dụng,

bổ nhiệm CBCCCX đã đảm bảo tính cơng khai, dân chủ, khách quan, cơng bằng. Quy trình tuyển dụng công chức được tổ chức nghiêm túc, công bằng cho mọi đối tượng tham gia tuyển dụng.

Thứ hai, chính sách tạo điều kiện, mơi trường làm việc: Nhìn chung chính quyền

cấp xã hiện nay đã bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất như phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính… và các văn phịng phẩm khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng vị trí trong cơ quan.

Bên cạnh đó, CBCCCX nhìn chung đồn kết. Lãnh đạo đơn vị phải thường xuyên quan tâm, mọi người ý thức làm việc tập thể, biết quan tâm lẫn nhau cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống và công tác.

Việc ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, Nghị định số 29/2013/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ đã cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với CBCC và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thơn, tổ dân phố. Theo đó, đã khắc phục và giải quyết cơ bản những bất cập trong công tác quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCCCX, những người hoạt động khơng chun trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, đặc biệt là chính sách về tiền lương và phụ cấp cho cán bộ cấp xã có trình độ từ trung cấp trở lên.

Thứ ba, chính sách tiền lương, phụ cấp: Đối với CBCCCX đã thực hiện chế độ

tiền lương gắn với chức danh và theo trình độ đào tạo như CBCCCX. Đối với cơng chức hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã phân cấp cho địa phương chủ động quy định về số lượng, chức danh, mức phụ cấp và khốn kinh phí hoạt động phù hợp với điều kiện của địa phương. Các chế độ khác như BHXH, BHYT, phụ cấp đặc thù đã được thực hiện đối với đội ngũ này.

Đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã đã có những đổi mới tích cực theo hướng trẻ hố và chuẩn hóa trình độ chun mơn, nghiệp vụ, được hưởng các chế độ về lương, phụ cấp, BHXH, bảo hiểm y tế như đối với CBCC từ cấp huyện trở lên; được ĐTBD chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay đã tinh giản biên chế được 3.212 người là CBCCCX, tạo cơ sở để địa phương thực hiện tuyển dụng mới những sinh viên có chun mơn, nghiệp vụ phù hợp về cơng tác ở cơ sở.

Thứ tư, chính sách đào tạo, bồi dưỡng: Nhận thức được ĐTBD CBCC có vai

trong thời gian qua, UBND các xã chú trọng nhiều trong ĐTBD CBCC. Từ những văn bản quy định của cơ quan cấp trên, UBND cấp xã đã tăng cường triển khai, thực hiện. Căn cứ Nghị định 101 về ĐTBD CBCC, Thông tư số 01/2018/TT-BNV, ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ- CP ngày 01/9/2017 của chính phủ về ĐTBD CBCC tỉnh ủy các tỉnh đã thực hiện đổi mới và quản lý chặt chẽ cơng tác ĐTBD.

Chính sách ĐTBD được sự quan tâm thường xuyên của các cấp ủy và chính quyền các cấp, đến nay trình độ và năng lực trong thực tiễn công tác của công chức cấp xã có nhiều tiến bộ. Thái độ giao tiếp, ứng xử của đa số công chức thực thi nhiệm vụ ở cơ sở với các tổ chức, cơng dân có nhiều chuyển biến rõ rệt, lịch thiệp, có ý thức trách nhiệm, tận tình và chu đáo, ứng xử đúng mực, nhiều công chức ở cơ sở không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ cầu thị, luôn luôn khắc phục mọi khó khăn, thử thách, thường xuyên nỗ lực phấn đấu trong q trình cơng tác và học tập, rèn luyện, hăng hái chăm lo việc chung ở cộng đồng thơn, khối phố, đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương, góp phần vào việc đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với dân, trực tiếp chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Các đề án, chương trình ĐTBD được các cấp ủy đảng đưa vào Nghị quyết và lãnh đạo để thể chế về mặt nhà nước. Tăng cường ở các lớp tập trung, hạn chế học các lớp tại chức, từ xa, cần quan tâm đến chất lượng giảng dạy. Nhiều tỉnh, huyện đã quan tâm đến điều kiện về chính sách trong ĐTBD như: vật chất, tinh thần, quyền lợi của người đi học… giúp người đi học được yên tâm.

Các trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng trong thời gian qua đã chú trọng đến các kỹ năng cần thiết đối với CBCCCX. Hiện nay, Bộ Nội vụ đã phê duyệt chương trình ĐTBD CBCCCX. Theo chương trình, ngồi việc bồi dưỡng về lý luận chính trị; kiến thức quốc phịng và an ninh; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ thì chính quyền cấp cơ sở đã quan tâm đến ĐTBD đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế; tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ. Đào tạo, bồi dưỡng đã căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch cơng chức, tiêu chuẩn chức danh; vị trí việc làm; bồi dưỡng các kỹ năng quản lý; gắn với công tác sử dụng, quản lý CBCC phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của UBND các xã, phường, thị trấn.

Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, Nghị định số 29/2013/NĐ-CP và các Thơng tư hướng dẫn của các Bộ đã khuyến khích CBCCCX tham gia học tập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, từng bước xây dựng đội ngũ CBCCCX làm việc chính quy, chun nghiệp, dần liên thơng với CBCC cấp huyện trở lên; số lượng CBCCCX theo phân loại đơn vị hành chính đã góp phần ổn định biên chế; cơng tác quy hoạch được quan tâm.

Ngồi chính sách giải quyết đầu ra cho cán bộ cơ sở theo Nghị định số 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ, các tỉnh cịn ban hành chính sách giải quyết cho cán bộ công chức xã, phường, thị trấn, những người hoạt động không chuyên trách xã, ấp, khu phố lớn tuổi, năng lực hạn chế, chưa đạt chuẩn về trình độ được nghỉ hưu, nghỉ việc trước tuổi theo quy định, được đơng đảo CBCCCX cơ sở đồng tình hưởng ứng, để góp phần nâng lên chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở.

Thứ năm, chính sách quy hoạch: Trong q trình thực hiện, chính quyền cấp

xã đã gắn kế hoạch, quy hoạch ĐTBD với nhận xét đánh giá, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ; gắn đào tạo với đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đưa đi đào tạo về đều được sử dụng, bố trí phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường, đúng ngành, nghề đào tạo nên nhiều cơ sở đã khắc phục được hiện tượng bố trí, đề bạt cán bộ tùy tiện, cảm tính, khơng theo kế hoạch, quy hoạch. Hàng năm quận ủy, huyện ủy, Ban Tổ chức, phòng Nội vụ cùng Đảng ủy cơ sở kiểm tra chất lượng cán bộ quy hoạch, đồng thời rà soát, đưa ra khỏi danh sách những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, bổ sung những cán bộ trẻ có năng lực, có nguyện vọng vào quy hoạch.

Thứ sáu, chính sách luân chuyển: Việc luân chuyển CBCCCX theo chức danh CBCCCX được cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện khá tốt, từng bước đi vào nền nếp có chương trình, kế hoạch cụ thể, bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Phần lớn những người được luân chuyển phát huy được tác dụng tích cực, nâng cao trình độ, phẩm chất, năng lực công tác. Đây là điều kiện thuận lợi để đội ngũ CBCCCX được cọ sát, rèn luyện trong thực tế, mở rộng tầm nhìn. Nhiều địa phương đã tiến hành luân chuyển CBCC từ ban, ngành, quận, thị xã, thành phố về làm chủ tịch UBND hoặc bí thư các phường; hoặc bí thư các phường, CBCC diện quy hoạch chức danh chủ tịch UBND, bí thư đảng ủy phường lên làm trưởng, phó các phịng ban, ngành, luân chuyển ngang từ phường này sang phường khác; cũng có nơi luân chuyển CBCC thuộc diện quy hoạch từ phường về làm bí thư chi bộ, kiêm trưởng ban nhân dân tự quản tiểu khu, khu vực.

Thứ bảy, chính sách khen thưởng, kỷ luật: Trong quá trình triển khai nhiệm vụ,

chính quyền cấp xã nhìn chung đã đảm bảo thực hiện dân chủ, công khai trong các hoạt động nhiệm vụ được giao, gắn thi đua với khen thưởng, kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất, nhân rộng điển hình tiên tiến.

Về kỷ luật, nhìn chung đa số cơng chức chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của CQHCNN, việc vi phạm tập trung chủ yếu ở một số lỗi như giờ giấc làm việc, ứng xử chưa đúng mực, chưa khẩn trương trong thực thi cơng vụ và vi phạm kế hoạch hóa gia đình…các vi phạm này đã được xử lý kịp thời.

Thứ tám, chính sách đánh giá CBCCCX: Chế độ đánh giá CBCCCX hàng

năm được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình. Kết quả đánh giá được thơng báo cơng khai. Cơng tác đánh giá CBCC được thực hiện theo văn bản chỉ đạo của UBND cấp quận, huyện. Kết quả đánh giá đa số CBCCCX hài lịng, khơng có khiếu nại về việc đánh giá công chức chưa đúng.

3.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thời gian từ năm 2003 đến 2019 chính sách đối với CBCCCX cịn một số hạn chế như:

Về chính sách bầu cử. Chúng ta quá nhấn mạnh tính tập trung, thống nhất. Số

lượng đại biểu Quốc hội hoặc HĐND chủ yếu được bầu theo dự kiến, định hướng. Điều này thể hiện được sự thống nhất, bảo đảm cơ cấu, nhưng ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu, khơng phát huy được tính tích cực của quần chúng nhân dân. Vì cơ cấu, nên có nhiều đại biểu được bầu có thể vẫn đủ phẩm chất, tư cách nhưng lại không hẳn là đại biểu xứng đáng nhất của nhân dân; có người được cấp uỷ giới thiệu nhưng cử tri khơng bầu; đại biểu có thể được cử tri bầu thì khơng được giới thiệu hoặc công nhận...

Những quy định về người tự ứng cử chưa bảo đảm cơng bằng, bình đẳng. Cơ cấu đại biểu tự ứng cử rất thấp (khoảng 10%), chưa tạo điều kiện cho người được đề cử và cả người tự ứng cử có cơ hội bình đẳng như nhau. Việc Đảng quy định đảng viên không được tự ứng cử cũng là một hạn chế, làm thu hẹp khả năng lựa chọn của cử tri và giới hạn quyền công dân của đảng viên.

Thể chế bầu cử ở Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế, còn mâu thuẫn giữa cơ cấu và chất lượng, chưa quy định rõ về số dư, về người tự ứng cử, về lấy ý kiến cử tri hay chưa có quy định cụ thể về vận động tranh cử... Vận động tranh cử có ưu điểm là cử tri biết rõ năng lực của ứng viên, biết về chương trình hành động của họ như một

lời hứa, một giấy bảo lãnh cho lá phiếu của cử tri. Việc còn thiếu các cuộc vận động tranh

cử thực sự và các chế định cho việc vận động tranh cử là một thiệt thòi cho những ứng viên thực tâm, thực tài và cho cử tri.

Luật Bầu cử quy định người trúng cử là người có nhiều phiếu bầu hơn và phải được quá nửa số phiếu hợp lệ. Quy định này cũng chưa hợp lý, nhất là trong bầu cử trực tiếp ở cơ sở. Sau khi đưa ra danh sách đề cử được dự kiến đã đủ số lượng quy định, xin ý kiến cử tri ứng cử, đề cử thêm. Đại hội tiến hành bầu để lấy thêm đại biểu cho đủ quy định số dư 10%. Kết quả, hầu như không ai quá bán.

Theo nguyên tắc bầu cử: Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp HĐND; Cử tri phải tự mình đi bầu cử, khơng được nhờ người khác bầu cử thay... Tuy nhiên, trên thực tế thì trong q trình bỏ phiếu, một cử tri có thể bỏ hộ cho nhiều người, đây cũng là một trong những tồn tại việc thực hiện chính sách bầu cử hiện nay.

Về chính sách tuyển dụng CBCCCX: Theo quy định hiện nay, UBND xã có

trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển dụng CCCX hàng năm theo từng chức danh, báo cáo UBND huyện, tỉnh để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng; kế hoạch tuyển dụng CCCX cũng nêu rõ số lượng chức danh CCCX được giao, số lượng công chức hiện có và số lượng cơng chức cịn thiếu so với số được giao theo từng chức danh. Đa phần lãnh đạo chính quyền cấp xã thực hiện cơng tác này cịn mang nặng tính hình thức, chủ quan, dẫn đến tình trạng thiếu việc - thừa người hoặc thiếu người – thừa việc sau tuyển dụng.

Việc tuyển dụng, bổ nhiệm CBCCCX do cấp huyện xét, cấp xã không được tham gia. Trên thực tế, nhiều công chức cấp xã đã làm hợp đồng lâu năm, thể hiện được năng lực, chuyên môn trong công việc, nhưng khi thi tuyển cơng chức lại trượt. Bởi lẽ, các hình thức thi cơng chức hiện nay thường chưa thực sự minh bạch, nói là cạnh tranh, nhưng đâu đó vẫn chưa khách quan, do vậy việc tuyển dụng nhân tài cho cấp xã rất khó. Do vậy, việc xác định nhu cầu tuyển dụng còn chưa sát với yêu cầu thực tế.

Việc phân cấp cho các địa phương được tự quyết định số lượng người theo từng chức danh không chuyên trách nhưng Trung ương khơng có giải pháp khống chế tối đa số lượng người là một trong các nguyên nhân làm tăng số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thơn, tổ dân phố.

Bên cạnh đó, việc giao HĐND cấp tỉnh quyết định chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã làm ảnh hưởng đến

tính thống nhất và tính hiệu quả của QLNN về CBCC trong phạm vi cả nước. Nảy sinh tình trạng cùng là đơn vị hành chính cấp xã hoặc cùng loại hình tổ chức thơn, tổ dân phố nhưng ở các địa phương khác nhau việc quy định số lượng chức danh là khơng giống nhau. (Ví dụ như: Tỉnh Quảng Ninh (Đơn vị hành chính cấp xã loại I không quá 14, loại II không quá 12, loại III không quá 11), tỉnh Hà Tĩnh (cấp xã loại I không quá 17, loại II không quá 15, loại III khơng q 14), …)

Bên cạnh đó, việc xác định tiêu chuẩn CCCX chưa rõ ràng, dẫn đến việc đánh giá chất lượng “đầu vào” chưa khách quan, khoa học. Tiêu chuẩn cụ thể của

Một phần của tài liệu Đánh giá chính sách cán bộ, công chức cấp xã ở Việt Nam hiện nay. (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w