riêng nước Nhật, là nguồn tiền mà trong đó có việc nộp thuế của các nhân dân Nhật.
1.4.4. Nguyên tắc của SIDA Thụy Điển
Thuỵ Điển cũng là nước phương Tây viện trợ cho Việt Nam sớm nhất, liên tục tù’ đầu những năm 1970 đến nay và là nước Tây Bắc Âu viện trợ khơng hồn lại lớn nhất cho Việt Nam (tính đến nay tống số tiền viện trợ của Thụy Điển cho Việt Nam khoảng gần 2,6 tỉ USD).
SIDA (Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế Thuỵ Điển), là một cơ quan chính phủ trục thuộc Bộ Ngoại giao. Mục tiêu của Sida là nhằm cải thiện mức sống của người nghèo và mục tiêu dài hạn là nhằm xoá nghèo. Hiện nay các dự án
28
của SIDA được đánh giá là có tốc độ giải ngân nhanh, hiệu quả và bền vũng nhất. Các hoạt động mua sắm của SĨDA tuân theo các nguyên tắc sau:
a) Công khai, công bằng, kinh tế và hiệu quả: SIDA coi đây là cơ sở
cho việc mua sắm tốt. Nguyên tắc này phải được áp dụng cho tất cả các gói thầu mua sắm sử dụng nguồn vốn của SĨDA.
b) Nguyên tắc đạo đức: Tuân theo tiêu chuẩn đạo đức cao nhất trong quá
trình mua sắm và thực hiện hợp đồng.
c) Nguyên tắc đúng mục đích: Đảm bảo những hợp đồng, đơn đặt hàng
liên quan đến tài trợ của Chính phủ Thuỵ Điến khơng được sử dụng làm quà biếu, chi trả hoặc làm lợi cho các quan chức hoặc đơn vị quản lý.
d) Nguyên tắc quan tâm đến mục đích chung: Khi mua sắm, cần xem xét
đến các khía cạnh mơi trường và xã hội. Đây là các vấn đề được cơng luận quan tâm nhiều nhất. Nó mang lại hiệu quả lâu dài và bắt đầu được nhiều quốc gia, tố chức trên thế giới quan tâm.
e) Nguyên tắc bí mật: Q trình mua sắm đấu thầu phải được giữ bí mật
từ giai đoạn nhận hồ sơ, mở thầu đến khi hợp đồng được ký kết.
về cơ bản các nguyên tắc của SĨDA cũng phù hợp với các nguyên tắc chung về đấu thầu. Bởi mục đích việc đấu thầu là đảm bảo tính cơng bằng, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh cho tất cả các đối tác khi tham gia vào đấu thầu quốc tế. Ngồi ra SIDA cịn nhấn mạnh tới nguyên tắc đạo đức trong mua sắm, nguyên tắc xem xét tới môi trường và xã hội khi mua sắm. Đây là nguyên tắc mới và tiến bộ, phù họp với luật pháp quốc tế.
1.4.5 Nguyên tắc của Việt Nam
Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh được coi là quy luật cơ bản. Xóa bỏ những hạn chế về việc mua sắm khép kín, chủ yếu là chỉ định trong mua sắm hàng hóa, lần đầu tiên Chính phủ ban hành quy định 91/TTg ngày 13/11/1992 có tác dụng hướng dẫn đối với đấu thầu mua sắm máy móc, thiết bị nhập khẩu bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, tiếp theo là các văn bản khác về
29
mua sắm hàng hóa: Quyết định 183/TTg ngày 16/4/1994, Nghị định 88/1999/NĐ- CP ngày 1/9/1999 và các hướng dẫn bổ sung của nghị định này; Luật thương mại 2005; Luật đấu thầu 2005 có hiệu lực từ ngày 1/4/2006. Các nguyên tắc đấu thầu mua sắm hàng hóa quốc tế nằm rải rác trong các nghị định trên, nhưng về cơ bản gồm các nguyên tắc chung sau: