e) Chào hàng cạnh tranh: Là việc gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà thầu.
2.1.2. Khảo cứu quy định về đâu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa Ư một sô nuớc
một sô nuớc
2.1.2.1. Quy định đấu thầu của Trung Quốc [9]
49
mà không qua đấu thầu. Từ khi có các nguồn tài trợ quốc tế (từ WB, ADB) từ năm 1994 thì việc phải áp dụng các hình thức đấu thầu để giải ngân đã trở thành bắt buộc. Thực tế này đã tạo tiền đề cho việc hình thành các quy định pháp luật về đấu thầu ở Trung Quốc. Nhờ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, năm 1998, Bộ Tài chính Trung Quốc đã bắt đầu soạn thảo Luật đấu thầu áp dụng cho mua sắm thường xuyên sử dụng ngân sách Nhà nước Trước đó, năm 1994, úy ban Kế hoạch và Phát triển Trung Quốc cũng đã soạn thảo Luật Đấu thầu, tới 1995 đã có bản trình đầu tiên, năm 1999 trình dự thảo lần cuối và tới năm 2000 thì chính thức ban hành Luật đấu thầu bao gồm 28 điều khoản. Tiếp đó, hàng loạt nghị định hướng dẫn thực hiện đã được ban hành như Nghị định số 3 về các tiêu chuẩn đấu thầu, Nghị định số 4 về phê duyệt kết quả đấu thầu, Nghị định số 12 về đánh giá hồ sơ dự thầu.
Điểm đặc biệt trong Luật đấu thầu của Trung Quốc là nó phù hợp với đúng nghĩa của từ đấu thầu. Nghĩa là nó chỉ đưa ra các quy định đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Đây được hiểu là một quy định bước đầu nên mới đề cập tới hai hình thức lựa chọn chính là đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Như vậy, các hình thức lựa chọn nhà thầu khác (không phải là đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế) còn chưa được đề cập trong Luật đấu thầu như chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp... Trong kế hoạch soạn thảo luật, Trung Quốc sẽ nghiên cứu, bổ sung các hình thức lựa chọn khác vào Luật đấu thầu trong thời gian tới. Đồng thời, bên cạnh Luật đấu thầu hiện hành sẽ ban hành thêm Luật mua sắm chính phủ.
2.1.2.2. Quy định đấu thầu của Hàn Quốc [42]
Từ năm 1997, Hàn Quốc đã thực hiện hiệp định mua sắm chính phủ theo quy định của WTO (Agreement on Government Procurement - GPA). Hiệp định này đã được luật hoá thành luật mua sắm của Hàn Quốc vào năm 1997. Quy định về đấu thầu của Hàn Quốc được ban hành dưới dạng Luật hợp đồng mà trong đó Nhà nước là một bên tham gia. Trên cơ sở đó, Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. Bộ Kinh tế và Bộ Tài chính thì có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện chi tiết. Luật hợp đồng của Hàn Quốc quy định
50
các nguyên tắc cơ bản và các thủ tục của việc mua sắm cơng, nghĩa là thực chất có thể coi Luật hợp đồng này là Luật Đấu thầu mua sắm công giống như ở nhiều nước khác, về nội dung, Luật hợp đồng (lương tự như Luật đấu thầu) của Hàn Quốc khơng khác gì các quy định về đấu thầu trên thế giới, đều đưa ra các mục tiêu đối với đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Các nội dung về đấu thầu trong Luật hợp đồng của Hàn Quốc được quy định rõ. Cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện được ban hành bởi nhiều cấp thì hệ thống pháp luật về đấu thầu ở Hàn Quốc có một dung lượng lớn, khá chi tiết. Điều này tạo điều kiện dễ dàng trong thực hiện. Tuy nhiên, điều khác biệt trong Luật đấu thầu ở Hàn Quốc là hệ thống mua sắm của Hàn Quốc là hệ thống tập trung cao tại một cơ quan chuyên môn tổ chức các cuộc đấu thầu có tên viết tắt là SAROK (Supply Administration the Republic Of Korea - Cơquan quản lý nguồn cung cấp) thực hiện giá trị mua sắm đến hàng chục tỷ USD/năm.