Thực tê áp dụng Luật đấu thầu

Một phần của tài liệu Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa (Trang 87 - 90)

g) Một sô quy định khác trong hướng dẫn đấu thầu

3.1.1. Thực tê áp dụng Luật đấu thầu

3.1.1.1. Về pháp luật, chính sách, co chế.

Năm 1992, lần đầu tiên Chính phủ ban hành văn bản về đấu thầu, đó là Quyết định 91/TTg ngày 13/11/1992. Quyết định này mới chỉ có tác dụng hướng dẫn đối với đấu thầu mua sắm máy móc, thiết bị thơng qua nhập khẩu và kèm theo là quy định về nhập khẩu máy móc thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Đến năm 1994, lĩnh vực mua sắm công đã được điều chỉnh theo Quyết định 183/TTg ngày 16/4/1994. Sau nhiều lần ban hành và sửa đổi Quy chế đấu thầu (ban hành kèm theo Quyết định 183/TTg) đến nay Viêt Nam đã có một bộ luật về Đấu thầu (năm 2005) tương đối phù hợp với quy định quốc tế. Điều này chứng tỏ các nhà làm luật của Việt Nam đã chấp nhận các quy luật của nền kinh tế thị trường. Mặt khác, việc thay đổi này chứng tỏ mức độ xã hội hóa của cơng tác đấu thầu ngày càng cao, ngày càng nhiều lĩnh vực mua sắm phải thực hiện qua đấu thầu.

Theo báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thì năm 1998 mới chỉ có 4.577 gói thầu, nhưng đến năm 2002 là 30.768 gói [24], Một mặt, điều này chứng tỏ tính cấp thiết của việc mua sắm thơng qua đấu thầu, mặt khác chỉ ra rằng, chính sách của Nhà nước về quản lý đấu thầu là đúng đắn và được mọi tầng lớp nhân dân, cơ quan, bộ, ngành ủng hộ. Cơ chế đấu thầu kép kín đã được thay đổi, khơng cịn hiện tượng "xin- cho" trong đấu thầu. Các nhà thầu đều có cơ hội ngang nhau trong đấu thầu cạnh tranh quốc tế. Cũng nhờ xã hội hóa đấu thấu, tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, các

88

doanh nghiệp trực thuộc bộ chủ quản, các công ty của quân đội, cơng an đã được thực hiện nhanh chóng. Bởi đây là yêu cầu bắt buộc của nhà tài trợ, nếu muốn sử dụng vốn của họ thì các doanh nghiệp phải độc lập hạch toán kinh doanh theo Luật doanh nghiệp và Luật thương mại hiện hành.

Tóm lại, pháp luật về đấu thầu và cơng tác quản lý đấu thầu đã góp phần quan trọng trong thực thi hoạt động đấu thầu ở Việt Nam. Điều này đã tạo ra chuyển biến lớn về chính sách, cơ chế kinh tế ở Việt Nam và gắn liền với nó là hiệu quả kinh tế và ổn định xã hội.

3.1.1.2. Vê chuyên môn

Đối với việc thẩm định hồ sơ tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hóa và đánh giá kết quả chấm thầu hiện nay đã có rất nhiều tiến bộ. Các vấn đề về nhầm lẫn, để lọt trường hợp tiêu cực trong hoạt động đấu thầu đã dần được hạn chế. Cuối cùng chỉ các nhà thầu nào xứng đáng, phù hợp với hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá mới được trao hợp đồng. Để có được kết quả này quy trình đấu thầu phải thơng qua các cấp trung gian của các cơ quan chức năng để tham mưu, tư vấn và góp ý trước khi được chính thức phê duyệt. Tuy nhiên cũng địi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu phải thực sự có chun mơn, nghiêm túc, minh bạch trong quá trình thẩm định phê duyệt.

Thực tế trong những năm qua công tác đấu thầu ở Việt Nam cho thấy, các cơ quan quản lý đấu thầu ở trung ương, địa phương và các bộ, ngành đã có nhiều cố gắng trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, đã đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý đấu thầu tốt, có năng lực và kinh nghiệm. Nhờ vậy, công tác quản lý đấu thầu và thực hiện đấu thầu đã đi vào nề nếp và đạt được hiệu quả nhất định trong quản lý kinh tế và đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao.

3.1.1.3. Về mức độ phù hợp với quy định của nhà tài trợ quốc tế

Thông qua đấu thầu quốc tế, nhiều nhà thầu trong nước đã học hỏi được kinh nghiện tham gia, thực hiện các gói thầu quốc tế có giá trị lớn. Đồng thời cũng cho thấy khá nhiều cơng ty nước ngồi đã trúng thầu cung cấp hàng hóa cho Việt

89

Nam thông qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế. Đây là dấu hiệu chứng tỏ rằng các quy định của Việt Nam, cũng như chính sách mở nền kinh tế và hội nhập của Việt Nam đã được sự cổ vũ, ủng to lớn của các công ty quốc tế và nhà tài trợ nước ngồi. Để có những thành cơng này,Việt Nam trong thời giai qua đã có nhiều cải cách hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ và quy tắc quốc tế trong công tác đấu thầu. Bên cạnh đó, trước những địi hỏi của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang từng bước hồn thiện mình để ngày càng có nhiều hơn cơ hội tham gia đấu thầu không chỉ ở trong nước mà còn trong phạm vi tồn thế giới như cổ phần hóa, hoạt động độc lập, tự hạnh tốn,...

Như vậy, từ hài hòa giữa pháp luật trong nước và các quy định quốc tế có nhiều tiến bộ, đã tạo điều kiện thuận lợi nhiều hơn trong công tác quản lý và khuyến khích sự tham gia của các nhà thầu hợp lệ tiềm nằng trong hoạt động đấu thầu. Kết quả cuối cùng của việc này chính là sự tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm ngân sách và ổn định xã hội trong nhiều năm qua.

Tóm lại, việc thực thi pháp luật đấu thầu trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực sau:

- Quy trình đấu thầu ngày càng được hoàn thiện theo hướng đơn giản, dễ thực hiện và hài hòa với quy định của các tổ chức, nhà tài trợ quốc tế và các quốc gia, khu vực khác trên thế giới. Quy trình đấu thầu, cũng như pháp luật và thể chế của của Việt Nam đã được các nhà tài trợ và dư luận quốc tế đánh giá là có nhiều chuyển biến tích cực như: cơng tác xây dựng luật với tốc độ nhanh, kiên quyết chống tham nhũng và nghiêm túc thực hiện các cam kết song phương và đa phương quốc tế;

- Thông qua việc áp dụng đấu thầu mua sắm hàng hóa theo quy chế và luật pháp đấu thầu, các cán bộ trong cơ quan quản lý Nhà nước ở các bộ, ngành, trung ương và địa phương đã từng bước hoàn thiện về tư tưởng và nhận thức. Đồng thời họ đã dần tích lũy được kinh nghiệm về tổ chức đấu thầu mua sắm và thực hiện hợp đồng theo quy luật của cơ chế thị trường. Để thực hiện ngày càng tốt hơn pháp

90

luật về đấu thầu, đội ngũ cán bộ phụ trách đấu thầu luôn được tăng cường về cả số lượng và chất lượng thông qua việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật về đấu thầu tại hầu hết các cấp ngành;

- Do hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu liên tục được hồn thiện, cơng tác đấu thầu đã đi vào nề nếp, tuân thủ đúng pháp luật và cơ chế chính sách. Những tiêu cực trong đấu thầu được hạn chế và lạo bỏ dần dần;

- Thông qua đấu thầu quốc tế, các nhà thầu trong nước có cơ hội cọ sát, rút kinh nghiệm và học hỏi để từng bước vươn lên cạnh tranh với nhà thầu nước ngoài.

Một phần của tài liệu Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)